Lybia đã xây dựng được lực lượng không quân cực mạnh ngay từ thập niên 1980, trong đó chủ lực là phi đội MiG-25 lớn nhất thế giới, tuy nhiên chúng hoàn toàn biến mất khi NATO tấn công quốc gia này vào năm 2011, gây ra nhiều câu hỏi cần giải đáp.
Lybia chính là khách hàng lớn nhất của tiêm kích siêu âm MiG-25 Foxat, phi đội của họ có quy mô khoảng 68 - 73 chiến đấu cơ, do vậy cần chi phí vận hành rất cao. Ban đầu Tripoli vẫn đáp ứng được nhu cầu, phần lớn là do nguồn thu từ dầu mỏ.
Tiêm kích MiG-25 Foxbat cho tới nay vẫn giữ kỷ lục máy bay phản lực chiến đấu nhanh nhất từng được đưa vào sử dụng trên thế giới, nó có khả năng vươn tới vận tốc Mach 2,83, thậm chí đạt tốc độ Mach 3,2 nếu chấp nhận thay mới động cơ.
Đồng thời MiG-25 còn giữ kỷ lục về trần bay cao nhất cho phép nó vượt qua gấp đôi "giới hạn Armstrong", đây là độ cao mà áp suất khí quyển đủ thấp để nước sôi ở nhiệt độ bình thường của cơ thể người.
Thực nghiệm cho thấy MiG-25 cực kỳ khó bị radar "khóa chết", ngay cả đối với các máy bay chiến đấu cao cấp nhất của Mỹ như F-14 Tomcat và F-15 Eagle.
Mang tên lửa không đối không tầm xa R-40 lợi hại với đầu đạn trọng lượng 100 kg, MiG-25 tạo ra thách thức nghiêm trọng đối với F-15 Eagle - tiêm kích mạnh nhất của phương Tây cho tới khi F-22 Raptor ra đời.
Trong một cuộc đụng độ, MiG-25 do phi công Iraq điều khiển đã vô hiệu hóa một chiếc F-15 của Mỹ, đây là dấu hiệu quan trọng cho thấy tiềm năng của phi đội Foxbat thuộc Không quân Libya trong việc đập tan mọi thách thức đến từ bầu trời.
Nhưng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều chiếc MiG-25 nhanh chóng bị loại biên, chi phí vận hành thấp của các tiêm kích mới với khả năng chiến đấu cao hơn như Su-27 Flanker là nguyên nhân chính dẫn đến điều này.
Không quân Nga vẫn duy trì phiên bản MiG-25R cho vai trò trinh sát đến năm 2013, mặc dù vậy vào giữa những năm 1990, việc cắt giảm mạnh đã khiến quy mô phi đội Foxbat của Moskva nhỏ hơn Tripoli.
Libya không cho những chiếc MiG-25 của mình nghỉ hưu, nhưng vào cuối thập niên 2010, rất ít phi cơ còn hoạt động được, tình trạng kỹ thuật của những máy bay này cũng không thực sự cao.
Một số yếu tố gây ra tình trạng trên bao gồm việc cắt giảm ngân sách quốc phòng và chi phí vận hành rất cao của chúng - hơn cả những máy bay kế nhiệm là MiG-31 và Su-27 cùng là tiêm kích hạng nặng.
Kết quả là phi đội Foxbat của Libya mặc dù lớn trên giấy tờ nhưng có khả năng chiến đấu thấp hơn nhiều so với Algeria hoặc Syria - những quốc gia cũng có MiG-25 trong biên chế.
Nếu số lượng MiG-25 của Libya có tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu tương đương Algeria hoặc Syria vào năm 2011 thì họ có thể ngăn chặn cuộc tập kích đường không của NATO.
Ví dụ tiêu biểu là khả năng của Không quân Syria, với tiêm kích MiG-25 Foxbat.
Cảnh báo về sự nguy hiểm của MiG-25 đã nhiều lần được đưa ra trong các báo cáo của phương Tây, khi nói về những nguy cơ có thể xảy ra nếu tiến hành cuộc không kích vào Syria đầu những năm 2010.
Khi phần lớn tiêm kích phương Tây tham gia cuộc tấn công Libya nhẹ và kém khả năng hơn nhiều so với F-15 (cụ thể là Rafale và F-16) - MiG-25 đủ sức gây ra thách thức lớn nếu được hiện đại hóa với hệ thống điện tử hàng không thế hệ thứ tư.
Tiêm kích Rafale của Pháp - máy bay dẫn đầu cuộc tấn công chỉ có tên lửa với tầm bắn hạn chế.
Khả năng rất hạn chế của tên lửa không đối không MICA trang bị cho chiếc Rafale tại thời điểm đó, kết hợp với tốc độ và trần bay thấp của Rafale rõ ràng ở một đẳng cấp hoàn toàn khác khi đặt cạnh MiG-25.
Điều này có nghĩa là những chiếc Rafale sẽ phải vật lộn khi đối đầu MiG-25, thách thức thậm chí còn lớn hơn nếu Libya đầu tư vào việc tích hợp các khí tài tác chiến điện tử mới cho Foxbat.
Rõ ràng việc Libya bỏ bê phi đội MiG-25 và trì hoãn kế hoạch mua Su-30 để thay thế chúng, cũng như chậm trễ sắm S-300, đã góp phần vào thất bại của Đại tá Gaddafi.