Vì sao quân đội Trung Quốc thực hành bắn tên lửa đạn đạo trong đêm?
Quân đội Trung Quốc đã bắn đi một trong những tên lửa 'sát thủ tàu sân bay' DF-26 mà theo một số chuyên gia phương Tây là được thổi phồng về năng lực, vào ban đêm. Đây là một phần trong nỗ lực cải tiến hệ thống dẫn đường và công nghệ nhắm mục tiêu cho các hoàn cảnh chiến đấu khó khăn hơn như theo dõi mục tiêu mà không có ánh sáng ban ngày.
Tên lửa đạn đạo DF-26, loại vũ khí thường xuyên được truyền thông Trung Quốc ca ngợi
Trung Quốc đang thử nghiệm tên lửa đạn đạo được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay” để tấn công trong đêm. Nhưng câu hỏi đặt ra là họ làm vậy nhằm mục đích gì.
Tên lửa đạn đạo DF-26, loại vũ khí thường xuyên được truyền thông Trung Quốc ca ngợi, được cho là có thể bay xa tới 3.700km để tiêu diệt các mục tiêu cơ động trên biển.
Quân đội Trung Quốc đã bắn đi một trong những tên lửa "sát thủ tàu sân bay" DF-26 mà theo một số chuyên gia phương Tây là được thổi phồng về năng lực, vào ban đêm. Đây là một phần trong nỗ lực cải tiến hệ thống dẫn đường và công nghệ nhắm mục tiêu cho các hoàn cảnh chiến đấu khó khăn hơn như theo dõi mục tiêu mà không có ánh sáng ban ngày.
Tờ Hoàn cầu thời báo của Trung Quốc nói, Lực lượng Tên lửa Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc đã bắn một tên lửa chống hạm DF-26 vào lúc nửa đêm trong các cuộc tấn công giả lập, thực hành vận chuyển và triển khai tên lửa lên bệ phóng.
“Sau khi phát động đợt tấn công tên lửa đầu tiên, các binh sĩ nhận được lệnh di chuyển, nạp đạn và bắt đầu đợt tấn công thứ hai. Các cuộc tập trận cũng mô phỏng một cuộc tấn công thù địch vào một vị trí phóng và các binh sĩ phải điều động đến một địa điểm phóng dự phòng ”, bản tin của tờ báo Trung Quốc cho biết.
Lực lượng Trung Quốc, như được trích dẫn trong bản tin, cũng đã thực hành các hoạt động cơ động dưới hỏa lực thù địch để bảo toàn khả năng tấn công trong khi bị hỏa lực địch chế áp. Những tình huống này là một trong những lý do khiến quân đội Trung Quốc coi trọng việc vận hành các bệ phóng di động vì chúng có thể cơ động để tránh bị theo dõi hoặc bị tấn công từ trên không.
Bản tin còn cho biết, các cuộc diễn tập ban đêm mang đến các biến số chiến thuật bổ sung và sự cần thiết phải quản lý cẩn thận bất kỳ yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến vị trí phóng.
"Các vụ phóng vào ban đêm khó hơn ban ngày do tầm nhìn thấp và ánh sáng nhân tạo phải được kiểm soát ở mức thấp để không làm lộ vị trí phóng", bản tin của Trung Quốc viết.
Tuy nhiên, phòng thủ trước một tên lửa chống hạm đang lao tới có thể không khó bằng việc bắn một tên lửa và dẫn bắn chính xác để tấn công mục tiêu vào ban đêm. Không chỉ có khả năng xuất hiện một số loại tín hiệu hay ánh sáng từ một vụ phóng mà tên lửa còn có khả năng bị máy bay không người lái, tàu nổi hoặc thậm chí vệ tinh theo dõi tùy thuộc vào kích thước và thời gian bay của nó.
Theo một số chuyên gia Mỹ, các tên lửa chống hạm như DF-26 phát ra hiệu nhiệt đáng kể có thể phát hiện vào ban đêm với các cảm biến hồng ngoại tầm xa trên máy bay không người lái, trực thăng hoặc tàu nổi, truyền dữ liệu theo dõi cho hệ thống bảo vệ của tàu chiến.
Cùng với các dấu hiệu nhiệt và ánh sáng, DF-26 khi bay tới mục tiêu cũng phát ra một số loại tần số vô tuyến hoặc tín hiệu điện tử có khả năng bị phát hiện bằng cảm biến tác chiến điện tử thụ động hoặc các loại công nghệ phát hiện khác.