Vì sao Thụy Điển mở lại căn cứ hải quân ngầm đủ sức chống chọi với tấn công hạt nhân?

Trụ sở chính của Hải quân Thụy Điển sẽ được chuyển tới Muskö - căn cứ ngầm tối mật trong thời Chiến tranh Lạnh với thiết kế đủ sức chống chọi trước một cuộc tấn công hạt nhân. Việc tái vận hành căn cứ Muskö phù hợp với mô hình quân sự hóa đang diễn ra ở Thụy Điển, khi ngân sách quốc phòng tăng mạnh và còn nhằm để nhằm ứng phó với 'mối đe dọa Nga'.

 Đầu tuần này, lễ tái khánh thành đã được tổ chức với buổi diễu hành của hải quân Thụy Điển đúng dịp tròn 50 năm căn cứ Muskö chính thức đi vào vận hành.

Đầu tuần này, lễ tái khánh thành đã được tổ chức với buổi diễu hành của hải quân Thụy Điển đúng dịp tròn 50 năm căn cứ Muskö chính thức đi vào vận hành.

 Căn cứ hải quân Muskö, thuộc vùng đô thị Haninge, cách Stockholm khoảng 40km về phía Nam. Việc xây dựng căn cứ bắt đầu vào năm 1950 và hoàn thành 19 năm sau đó vào năm 1969.

Căn cứ hải quân Muskö, thuộc vùng đô thị Haninge, cách Stockholm khoảng 40km về phía Nam. Việc xây dựng căn cứ bắt đầu vào năm 1950 và hoàn thành 19 năm sau đó vào năm 1969.

 Thời “hoàng kim”, căn cứ này có bến tàu dạng ngầm là nơi tàu chiến có thể trú ẩn cùng với những đường hầm dài vài kilômét, văn phòng và một bệnh viện.

Thời “hoàng kim”, căn cứ này có bến tàu dạng ngầm là nơi tàu chiến có thể trú ẩn cùng với những đường hầm dài vài kilômét, văn phòng và một bệnh viện.

 Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Peter Hultqvist cho biết, sự trở lại của căn cứ Hải quân đối Muskö là biểu hiện của sự thay đổi về chính sách an ninh.

Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Peter Hultqvist cho biết, sự trở lại của căn cứ Hải quân đối Muskö là biểu hiện của sự thay đổi về chính sách an ninh.

 “Đây có lẽ là căn cứ ngầm lớn nhất thế giới. Ở đây, chúng ta có một nguồn tài nguyên rất quan trọng và độc đáo để có thể phát triển theo những cách khác nhau”, Bộ trưởng Hultqvist nói.

“Đây có lẽ là căn cứ ngầm lớn nhất thế giới. Ở đây, chúng ta có một nguồn tài nguyên rất quan trọng và độc đáo để có thể phát triển theo những cách khác nhau”, Bộ trưởng Hultqvist nói.

 Trước mắt, khoảng 100 quân nhân sẽ đóng tại Muskö, căn cứ vốn đã ngừng hoạt động vào năm 2004 và bán xưởng đóng tàu cho Công ty kỹ thuật Đức Thyssen Krupp.

Trước mắt, khoảng 100 quân nhân sẽ đóng tại Muskö, căn cứ vốn đã ngừng hoạt động vào năm 2004 và bán xưởng đóng tàu cho Công ty kỹ thuật Đức Thyssen Krupp.

 “Mục tiêu là chúng ta nên dựa vào núi để tăng sự an toàn. Đây là một cơ sở ấn tượng về sự sáng suốt trong sử dụng”, chỉ huy Hải quân Jens Nykvis Nykvist nói.

“Mục tiêu là chúng ta nên dựa vào núi để tăng sự an toàn. Đây là một cơ sở ấn tượng về sự sáng suốt trong sử dụng”, chỉ huy Hải quân Jens Nykvis Nykvist nói.

 Được biết, kế hoạch tái vận hành căn cứ này đã được Quốc hội Thụy Điển đưa ra bàn thảo khoảng 1 năm trước. Muskö sẽ là nơi đặt trụ sở chính của Hải quân nước này.

Được biết, kế hoạch tái vận hành căn cứ này đã được Quốc hội Thụy Điển đưa ra bàn thảo khoảng 1 năm trước. Muskö sẽ là nơi đặt trụ sở chính của Hải quân nước này.

 “Bộ phận chỉ huy hải quân phải có khả năng phục hồi và hoạt động ngay cả khi bị tấn công, vì vậy, Muskö là lựa chọn tốt nhất”, ông Rebecca Landberg, Trưởng bộ phận truyền thông của Hải quân Thụy Điển cho biết.

“Bộ phận chỉ huy hải quân phải có khả năng phục hồi và hoạt động ngay cả khi bị tấn công, vì vậy, Muskö là lựa chọn tốt nhất”, ông Rebecca Landberg, Trưởng bộ phận truyền thông của Hải quân Thụy Điển cho biết.

 Tuy nhiên, giới chuyên gia đã đưa ra lý do cụ thể hơn tại sao pháo đài dưới lòng đất này phải được hồi sinh. Đó là lực lượng vũ trang Thụy Điển phải điều chỉnh hoạt động để đáp ứng những thách thức do môi trường bên ngoài xấu đi

Tuy nhiên, giới chuyên gia đã đưa ra lý do cụ thể hơn tại sao pháo đài dưới lòng đất này phải được hồi sinh. Đó là lực lượng vũ trang Thụy Điển phải điều chỉnh hoạt động để đáp ứng những thách thức do môi trường bên ngoài xấu đi

 Động thái của Thụy Điển được cho là dựa trên tính toán rằng người Nga có thể sử dụng vũ khí mạnh mà chỉ có Muskö mới có thể đủ sức ứng phó, nhà phân tích tại Cơ quan nghiên cứu quốc phòng Thụy Điển Nik Niklas Granholm cho biết.

Động thái của Thụy Điển được cho là dựa trên tính toán rằng người Nga có thể sử dụng vũ khí mạnh mà chỉ có Muskö mới có thể đủ sức ứng phó, nhà phân tích tại Cơ quan nghiên cứu quốc phòng Thụy Điển Nik Niklas Granholm cho biết.

 Trong khi đó, “mối đe dọa Nga” là chủ đề luôn được nhắc đến đối với truyền thông Thụy Điển. Chính Bộ trưởng Quốc phòng Peter Hultqvist và các quan chức khác đã nhiều lần viện dẫn Nga là nguyên nhân khiến Thụy Điển phải tăng cường sức mạnh quốc phòng.

Trong khi đó, “mối đe dọa Nga” là chủ đề luôn được nhắc đến đối với truyền thông Thụy Điển. Chính Bộ trưởng Quốc phòng Peter Hultqvist và các quan chức khác đã nhiều lần viện dẫn Nga là nguyên nhân khiến Thụy Điển phải tăng cường sức mạnh quốc phòng.

 Việc tái vận hành căn cứ Muskö phù hợp với mô hình quân sự hóa đang diễn ra ở Thụy Điển, khi ngân sách quốc phòng tăng mạnh.

Việc tái vận hành căn cứ Muskö phù hợp với mô hình quân sự hóa đang diễn ra ở Thụy Điển, khi ngân sách quốc phòng tăng mạnh.

 Giống như hầu hết các quốc gia châu Âu, Thụy Điển đã cắt giảm chi tiêu quân sự mạnh kể từ sau Chiến tranh Lạnh, từ khoảng 2,5% GDP năm 1990 xuống chỉ còn 1% vào năm 2010. Vì lẽ đó, nhiều căn cứ bị đóng cửa.

Giống như hầu hết các quốc gia châu Âu, Thụy Điển đã cắt giảm chi tiêu quân sự mạnh kể từ sau Chiến tranh Lạnh, từ khoảng 2,5% GDP năm 1990 xuống chỉ còn 1% vào năm 2010. Vì lẽ đó, nhiều căn cứ bị đóng cửa.

 Tuy nhiên, sự kiện Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 được cho là đã thay đổi mọi thứ. Các nước châu Âu, trong đó có Thụy Điển lo ngại đó là điều mà Nga có thể làm với các nước láng giềng nhỏ hơn.

Tuy nhiên, sự kiện Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 được cho là đã thay đổi mọi thứ. Các nước châu Âu, trong đó có Thụy Điển lo ngại đó là điều mà Nga có thể làm với các nước láng giềng nhỏ hơn.

 Để xây dựng lại lực lượng vũ trang, Công ty quốc phòng Thụy Điển Saab đã mua lại Thyssen Krupp vào tháng 6-2014.

Để xây dựng lại lực lượng vũ trang, Công ty quốc phòng Thụy Điển Saab đã mua lại Thyssen Krupp vào tháng 6-2014.

 Vài tháng sau, Stockholm hoảng hốt sau khi phát hiện tàu ngầm mini của Nga tại vùng biển của Thụy Điển, làm sống lại ký ức về chiếc tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô xuất hiện ở căn cứ hải quân Karlskrona năm 1981.

Vài tháng sau, Stockholm hoảng hốt sau khi phát hiện tàu ngầm mini của Nga tại vùng biển của Thụy Điển, làm sống lại ký ức về chiếc tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô xuất hiện ở căn cứ hải quân Karlskrona năm 1981.

 Sự kiện này đã khiến Thụy Điển - thành viên NATO mở rộng ngân sách quốc phòng lần đầu tiên trong 2 thập niên.

Sự kiện này đã khiến Thụy Điển - thành viên NATO mở rộng ngân sách quốc phòng lần đầu tiên trong 2 thập niên.

 Trong một động thái tăng cường phòng thủ gần đây, Thụy Điển còn gửi tờ rơi đến mỗi hộ gia đình hướng dẫn phải làm gì trong trường hợp bị tấn công hạt nhân.

Trong một động thái tăng cường phòng thủ gần đây, Thụy Điển còn gửi tờ rơi đến mỗi hộ gia đình hướng dẫn phải làm gì trong trường hợp bị tấn công hạt nhân.

 Mặc dù Muskö trong nhiều năm đã không còn đóng vai trò nòng cốt đối với quốc phòng của Thụy Điển nhưng lực lượng Hải quân vẫn luôn để mắt đến hòn đảo này. Năm 2018, khách du lịch Anh và Bỉ đã bị bắn cảnh cáo vì cố gắng xâm nhập căn cứ.

Mặc dù Muskö trong nhiều năm đã không còn đóng vai trò nòng cốt đối với quốc phòng của Thụy Điển nhưng lực lượng Hải quân vẫn luôn để mắt đến hòn đảo này. Năm 2018, khách du lịch Anh và Bỉ đã bị bắn cảnh cáo vì cố gắng xâm nhập căn cứ.

 Căn cứ Muskö phải mất vài năm để có thể hiện đại hóa và cải tạo toàn diện. Dự kiến, trung tâm chỉ huy ngầm đến năm 2021 hoặc 2022 mới có thể đi vào hoạt động chính thức

Căn cứ Muskö phải mất vài năm để có thể hiện đại hóa và cải tạo toàn diện. Dự kiến, trung tâm chỉ huy ngầm đến năm 2021 hoặc 2022 mới có thể đi vào hoạt động chính thức

Hải Yến (Theo Guardian/Sputnik)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-vi-sao-thuy-dien-mo-lai-can-cu-hai-quan-ngam-du-suc-chong-choi-voi-tan-cong-hat-nhan/827781.antd