Từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Quốc đã trở thành một đồng minh vô cùng đắc lực của Liên Xô, là người bạn lớn của khối anh em Xã hội Chủ nghĩa. Họ cũng nhanh chóng được Liên Xô chuyển giao cho các công nghệ quân sự hiện đại nhất thời bấy giờ, với việc có thể tự sản xuất được tiêm kích phản lực của hãng Mikoyan như MiG-17, MiG-19. Ảnh: Tiêm kích J-6 Shenyang do Trung Quốc sản xuất - phiên bản của MiG-19. Nguồn ảnh: Sina.
Đặc biệt, kể từ giữa những năm 1960, Liên Xô đã chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc để tự sản xuất tiêm kích MiG-21 nổi tiếng với tên gọi J-7 Chengdu. Ngày 17/1/1966, chuyến bay đầu tiên của J-7 do Trung Quốc tự sản xuất đã thành công tốt đẹp, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành hàng không quân sự Trung Quốc. Ảnh: Tiêm kích J-7 của Không quân Trung Quốc ngày nay. Nguồn ảnh: Sina.
Người Trung Quốc luôn tự hào rằng, họ sao chép không phải một cách máy móc mà luôn có sự cải tiến. Những chiếc bản sao MiG-21 của Trung Quốc làm ra liên tục được nâng cấp và có thể phải nói là hiện đại hơn cả MiG-21 do chính Liên Xô sản xuất. Ngày nay, vẫn còn rất nhiều J-7 còn đang phục vụ được trong biên chế Không quân Trung Quốc (PLAAF). Ảnh: J-7 trong một buổi huấn luyện thường niên năm 2020. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, kể từ sau khi đưa vào sản xuất loạt MiG-21, người Trung Quốc đã không mua thêm hay sản xuất bất cứ phiên bản nào khác của tiêm kích MiG do Liên Xô/Nga thiết kế nữa. Điều này có thể giải thích bởi 2 nguyên chân chính sau. Ảnh: Tiêm kích J-7 bản sao của Mig-21 do Trung Quốc sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.
Nguyên nhân chủ quan có thể đến từ việc cuối những năm 1960, mối quan hệ Liên Xô - Trung Quốc đã xấu đi một cách trầm trọng với đỉnh điểm là cuộc xung đột trên đảo Damansky/Trân Bảo giữa binh lính hai bên khiến rất nhiều người chết và bị thương. Cuộc giao tranh ác liệt đến mức giữa hai nước suýt nữa đã có một cuộc chiến tranh tổng lực và vũ khí hạt nhân đã được tính đến. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc và Liên Xô xô xát trên vùng tranh chấp năm 1969. Nguồn ảnh: Sina.
Dù cho qua kênh ngoại giao, tình hình đã dần lắng xuống và một cuộc chiến tranh quy mô đã không xảy ra. Tuy nhiên, mối quan hệ Trung - Xô sang đến thập niên 1970 đã đóng băng và kể từ đó Trung Quốc cũng không còn có thể tiếp cận được những loại vũ khí và công nghệ quân sự của Liên Xô được nữa cho đến cho quốc gia này sụp đổ năm 1992. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc tuần tra tại biên giới tranh chấp với Liên Xô trong năm 1969. Nguồn ảnh: Sina.
Xét về nguyên nhân khách quan. Có thể nói rằng, sau MiG-21, Mikoyan đã không làm ra được một mẫu máy bay quá ưu việt hoặc quá phù hợp nào khiến cho người Trung Quốc phải chi tiền túi hay sao chép. Với mẫu kế nhiệm MiG-21 là MiG-23, phải nói nó là một thiết kế không hề thành công. Trên thực tế, nó còn bị các quốc gia sử dụng loại biên còn sớm hơn cả MiG-21. Ảnh: MiG-23 của Không quân Xô Viết. Nguồn ảnh: Sina.
MiG-25 là mẫu tiêm kích đánh chặn siêu thanh có tốc độ bay rất lớn tuy nhiên điểm yếu của nó là không được chế tạo để chiếm ưu thế trên không và thiếu tính cơ động. MiG-25 được chuyện biệt dùng để săn tìm và tiêu diệt các loại oanh tạc cơ phản lực của Mỹ, nó quá chuyên biệt và người Trung Quốc thì không cần một mẫu máy bay như vậy. Ảnh: Tiêm kích MiG-25 của Không quân Nga. Nguồn ảnh: Sina.
MiG-27 là phiên bản cường kích của MiG-23 với khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất. Người Trung Quốc đã sở hữu loại máy bay là Nanchang Q-5 có thể đảm đương nhiệm vụ này trong khi chi phí sản xuất và vận hành thì lại thấp hơn nhiều. Ảnh: Cường kích MiG-27 của Không quân Xô Viết. Nguồn ảnh: Sina.
MiG-29 là tiêm kích thế hệ thứ tư do Liên Xô phát triển với nhiệm vụ phòng không đánh chặn. Dẫu vậy, nó lại có tầm tác chiến quá hạn chế và mang được ít vũ khí. Ảnh: Tiêm kích MiG-29. Nguồn ảnh: Sina.
Cùng thời với MiG-29, người Trung Quốc đã quyết định lựa chọn mẫu tiêm kích đa nhiệm hạng nặng Su-27 vượt trội hơn về mọi mặt. Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết khiến Trung Quốc có một cơ hội “ngàn năm có một” để tiếp cận với hàng loạt công nghệ vũ khí quân sự hàng đầu của Liên Xô. Nước Nga nghèo nàn sau khi thành lập cũng sẵn sàng bán hàng trăm chiếc Su-27 cho Trung Quốc và chuyển giao cho họ cả giấy phép sản xuất loại tiêm kích này với tên gọi J-11. Ảnh: Tiêm kích Su-27/J-11 của Không quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.
Việc có công nghệ Su-27 đã mở ra cho Trung Quốc hàng loạt bước phát triển mới với những chiếc J-11, J-15 và J-16 đều phần lớn dựa trên cuộc đại nhảy vọt này. Ảnh: Biên đội J-11 của Không quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, có một điều ít ai ngờ rằng đó là các kiến trúc sư của Mikoyan đã phối hợp và giúp đỡ Trung Quốc sản xuất nên tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên của nước này - Chengdu J-20. Sự phát triển này lấy ý tưởng rất lớn từ mẫu tiêm kích Mig-144 đã thất bại trong cuộc cạnh tranh tiêm kích thế hệ mới với chiếc Su-57 của Nga hiện nay. Ảnh: So sánh thiết kế MiG-144 (trái) và J-20 (phải). Nguồn ảnh: Sina.
Đây là thông tin bất ngờ cho nhiều người vốn lâu nay vẫn nghĩ J-20 của Trung Quốc là phiên bản sao chép của tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ. Có thể thấy rằng, sự phát triển của ngành công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc trong nửa sau thế kỷ 20 cho đến nay mang rất đậm dấu ấn Liên Xô/Nga Ảnh: Tiêm kích J-20 của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.
Lý do Trung Quốc tự tin tiêm kích J-20 của nước này có thể "đả bại" được F-22 và F-35 của Mỹ.
Hùng Dũng