Vì sao Trung tâm Cứu hộ gấu Bạch Mã vẫn chờ… gấu?

Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam (cơ sở II) đặt tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (huyện Phú Lộc, TP Huế) được xây dựng nhằm mục đích tiếp nhận, chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho hàng trăm cá thể gấu từng bị nuôi nhốt để lấy mật hoặc buôn bán trái phép. Tuy nhiên, sau gần 2 năm hoạt động, trung tâm hiện chỉ mới nuôi dưỡng 8 cá thể gấu.

VIDEO: Khám phá trung tâm cứu hộ gấu tại Huế.

Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam (cơ sở II) được thành lập vào năm 2022, với trị giá đầu tư, vận hành 10,5 triệu USD, do Tổ chức Cứu hộ Động vật châu Á viện trợ không hoàn lại. Đến tháng 11/2023, Trung tâm khai trương, chính thức đi vào hoạt động tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (huyện Phú Lộc, TP Huế).

Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam (cơ sở II) được thành lập vào năm 2022, với trị giá đầu tư, vận hành 10,5 triệu USD, do Tổ chức Cứu hộ Động vật châu Á viện trợ không hoàn lại. Đến tháng 11/2023, Trung tâm khai trương, chính thức đi vào hoạt động tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (huyện Phú Lộc, TP Huế).

Trung tâm được trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại và đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, với quy mô tiếp nhận, nuôi dưỡng lên tới hơn 120 cá thể gấu trong các khu bán tự nhiên lớn. Tuy nhiên, sau gần 2 năm hoạt động, trung tâm mới chỉ nuôi dưỡng 8 cá thể gấu do người dân tự nguyện chuyển giao.

Trung tâm được trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại và đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, với quy mô tiếp nhận, nuôi dưỡng lên tới hơn 120 cá thể gấu trong các khu bán tự nhiên lớn. Tuy nhiên, sau gần 2 năm hoạt động, trung tâm mới chỉ nuôi dưỡng 8 cá thể gấu do người dân tự nguyện chuyển giao.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, cả nước hiện còn gần 200 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt. Trong khi, Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam (cơ sở II) tại Vườn Quốc gia Bạch Mã vẫn chờ… gấu, do việc vận động người dân tự nguyện bàn giao gấu nuôi gặp nhiều khó khăn.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, cả nước hiện còn gần 200 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt. Trong khi, Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam (cơ sở II) tại Vườn Quốc gia Bạch Mã vẫn chờ… gấu, do việc vận động người dân tự nguyện bàn giao gấu nuôi gặp nhiều khó khăn.

Đại diện Trung tâm cho biết, nguyên nhân chính là do nhiều hộ nuôi không muốn mất đi nguồn thu từ khai thác mật. Ngoài ra, một số hộ còn yêu cầu được hỗ trợ tài chính khi bàn giao gấu, trong khi hiện chưa có chính sách cụ thể nào để giải quyết vấn đề này.

Đại diện Trung tâm cho biết, nguyên nhân chính là do nhiều hộ nuôi không muốn mất đi nguồn thu từ khai thác mật. Ngoài ra, một số hộ còn yêu cầu được hỗ trợ tài chính khi bàn giao gấu, trong khi hiện chưa có chính sách cụ thể nào để giải quyết vấn đề này.

Các chuyên gia cứu hộ nhận định, phần lớn những cá thể gấu được giải cứu thường mắc các bệnh mãn tính do thời gian dài bị nuôi nhốt trong điều kiện chật hẹp. Các vấn đề sức khỏe phổ biến bao gồm cao huyết áp và viêm mật - hậu quả trực tiếp của việc bị khai thác mật trong thời gian dài. Nếu không được cứu hộ, chăm sóc kịp thời, gấu nuôi nhốt này ngày càng giảm sút về số lượng cũng như chất lượng thể trạng. Trong ảnh là một cá thể gấu được cứu hộ, chăm sóc với thể trạng tốt tại Trung tâm Cứu hộ gấu Bạch Mã, Huế.

Các chuyên gia cứu hộ nhận định, phần lớn những cá thể gấu được giải cứu thường mắc các bệnh mãn tính do thời gian dài bị nuôi nhốt trong điều kiện chật hẹp. Các vấn đề sức khỏe phổ biến bao gồm cao huyết áp và viêm mật - hậu quả trực tiếp của việc bị khai thác mật trong thời gian dài. Nếu không được cứu hộ, chăm sóc kịp thời, gấu nuôi nhốt này ngày càng giảm sút về số lượng cũng như chất lượng thể trạng. Trong ảnh là một cá thể gấu được cứu hộ, chăm sóc với thể trạng tốt tại Trung tâm Cứu hộ gấu Bạch Mã, Huế.

Nhằm đẩy nhanh tiến trình chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu, các tổ chức bảo tồn và cơ quan chức năng đã tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân tự nguyện bàn giao gấu. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng cần có cơ chế hỗ trợ hợp lý như đền bù hoặc chuyển đổi sinh kế để tạo động lực cho người dân giao nộp gấu.

Nhằm đẩy nhanh tiến trình chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu, các tổ chức bảo tồn và cơ quan chức năng đã tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân tự nguyện bàn giao gấu. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng cần có cơ chế hỗ trợ hợp lý như đền bù hoặc chuyển đổi sinh kế để tạo động lực cho người dân giao nộp gấu.

Thời gian qua, Ban quản lý Trung tâm Cứu hộ gấu tại Bạch Mã đã phối hợp với Cục Kiểm lâm và Tổ chức Động vật châu Á để triển khai kế hoạch kiểm tra và vận động các hộ dân bàn giao gấu. Gần đây, Cục Kiểm lâm đã ban hành văn bản chỉ đạo đến các địa phương nhằm tăng cường kiểm soát và xử lý tình trạng nuôi nhốt gấu trái phép. Trong ảnh là một cá thể gấu được cứu hộ, chăm sóc tại Trung tâm Cứu hộ gấu Bạch Mã, Huế.

Thời gian qua, Ban quản lý Trung tâm Cứu hộ gấu tại Bạch Mã đã phối hợp với Cục Kiểm lâm và Tổ chức Động vật châu Á để triển khai kế hoạch kiểm tra và vận động các hộ dân bàn giao gấu. Gần đây, Cục Kiểm lâm đã ban hành văn bản chỉ đạo đến các địa phương nhằm tăng cường kiểm soát và xử lý tình trạng nuôi nhốt gấu trái phép. Trong ảnh là một cá thể gấu được cứu hộ, chăm sóc tại Trung tâm Cứu hộ gấu Bạch Mã, Huế.

Trước đó, kể từ năm 2007, Tổ chức Động vật châu Á đã phối hợp cơ quan chức năng tại Việt Nam tiến hành cứu hộ hàng trăm cá thể gấu nuôi. Tổ chức này sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu. Theo bà Heidi Quine -Trưởng đại diện Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam, đơn vị đã hợp tác cùng Cục Kiểm lâm để cứu hộ hơn 280 cá thể gấu, chuyển đến các trung tâm đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Vườn Quốc gia Bạch Mã và Vườn Quốc gia Tam Đảo.

Trước đó, kể từ năm 2007, Tổ chức Động vật châu Á đã phối hợp cơ quan chức năng tại Việt Nam tiến hành cứu hộ hàng trăm cá thể gấu nuôi. Tổ chức này sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu. Theo bà Heidi Quine -Trưởng đại diện Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam, đơn vị đã hợp tác cùng Cục Kiểm lâm để cứu hộ hơn 280 cá thể gấu, chuyển đến các trung tâm đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Vườn Quốc gia Bạch Mã và Vườn Quốc gia Tam Đảo.

Hiện nay, tổ chức này cùng Cục Kiểm lâm và đơn vị liên quan triển khai kế hoạch khảo sát các trại nuôi gấu còn lại, vận động người dân giao nộp gấu để chuyển đến môi trường sống phù hợp hơn.

Hiện nay, tổ chức này cùng Cục Kiểm lâm và đơn vị liên quan triển khai kế hoạch khảo sát các trại nuôi gấu còn lại, vận động người dân giao nộp gấu để chuyển đến môi trường sống phù hợp hơn.

Trung tâm Cứu hộ gấu tại Vườn Quốc gia Bạch Mã hiện vẫn chờ đón những cá thể gấu bị nuôi nhốt sớm được chuyển giao để chúng có cơ hội sống trong môi trường bán tự nhiên, với điều kiện chăm sóc tối ưu. Tuy nhiên, với thực tế hiện nay, để điều đó thành hiện thực không chỉ cần sự quyết liệt trong công tác quản lý của cơ quan chức năng, mà phải có những chính sách hỗ trợ phù hợp, để người dân sẵn sàng bàn giao gấu nuôi nhốt.

Trung tâm Cứu hộ gấu tại Vườn Quốc gia Bạch Mã hiện vẫn chờ đón những cá thể gấu bị nuôi nhốt sớm được chuyển giao để chúng có cơ hội sống trong môi trường bán tự nhiên, với điều kiện chăm sóc tối ưu. Tuy nhiên, với thực tế hiện nay, để điều đó thành hiện thực không chỉ cần sự quyết liệt trong công tác quản lý của cơ quan chức năng, mà phải có những chính sách hỗ trợ phù hợp, để người dân sẵn sàng bàn giao gấu nuôi nhốt.

Ngọc Văn - Thế Nghĩa

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/vi-sao-trung-tam-cuu-ho-gau-bach-ma-van-cho-gau-post1730387.tpo