Vậy đâu là nguyên nhân của thảm kịch xe tăng M1A2 Abrams bị bắn cháy liên tục tại chiến trường Trung Đông? Quay trở lại gốc rễ vấn đề để thấy đây có thể là sai lầm chiến lược của Mỹ.
4 điểm mấu chốt để đánh giá một chiếc xe tăng mạnh là động cơ khỏe, hỏa lực mạnh mẽ chính xác, hệ thống phòng vệ chủ động tốt và cuối cùng là hệ thống giáp tốt để chống lại hỏa lực chống tăng.
Xe tăng M1A2 Abrams có đấy đủ những tiêu chí này khi chúng có động cơ 1.500 mã lực, hỏa lực mạnh với pháo 120mm điều khiển số hóa, hệ thống phòng thủ chủ động (APS) Trophy-A và giáp Uranium nghèo siêu cứng.
Tuy vậy khi bán cho các đồng minh thì giáp Uranium nghèo đã bị lược bỏ, hệ thống phòng vệ chủ động cũng không có. Điều này giải thích việc các xe tăng M1A2 liên tục bị bắn cháy trên chiến trường.
Thường khi bán các vũ khí chủ lực, bất cứ quốc gia nào cũng sẽ tìm cách lược bỏ đi một vài tính năng quan trọng để đảm bảo rằng, vũ khí xuất khẩu sẽ yếu hơn so với vũ khí trong nước.
Tuy nhiên việc loại bỏ giáp Uranium nghèo khiến cho xe tăng trở nên mong manh trước các loại vũ khí chống tăng của đối phương có lẽ là một bước đi sai lầm
Ước tính đã có khoảng hơn 100 chiếc xe tăng M1A2 Abrams đã bị báy cháy trên chiến trường Trung Đông chỉ trong một vài năm gần đây.
Các loại vũ khí được các cánh phiến quân sử dụng để bắn cháy xe tăng M1A2 Abrams thường là các loại vũ khí chống tăng do Liên Xô và Nga chế tạo.
Số lượng xe tăng M1A2 Abrams bị loại khỏi vòng chiến quá nhiều khiến cho quân đội Iraq buộc phải tìm đến những chiếc xe tăng T-90 mua của Nga như một giải pháp tình thế nhằm chống lại các nhóm phiến quân.
Sau khi Iraq cho những chiếc M1A2 Abrams lùi về tuyến sau thì tới lượt những chiếc xe tăng mua của Mỹ trong biên chế quân đội Saudi Arabia bị phiến quân Houthi tấn công tiêu diệt.
Công bằng mà nói, những chiếc M1A2 trong biên chế quân đội Mỹ khi tham chiến lại rất ít khi bị bắn cháy.
Điều này chứng tỏ yếu tố giáp Uranium nghèo đã giúp cho những chiếc xe tăng M1A2 Abrams trở nên uy lực trên chiến trường. Có lẽ giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay là Iraq và Saudi Arabia phải trang bị thêm hệ thống phòng vệ chủ động (APS) Trophy-A do Israel phát triển.
Xe tăng M1A2 Abrams với hệ thống Trophy không có nhiều thay đổi, khi các cụm thiết bị đánh chặn tên lửa chống tăng của hệ thống này được bố trí ngay trên tháp pháo của xe tăng với các phần mở rộng ra bên và phía sau xe.
Về cấu hình của Trophy trên M1 Abrams gồm hệ thống radar trinh sát, cụm thiết bị đánh chặn, hệ thống tai nạp đạn thiết bị đánh chắn. Tất cả được tích hợp trong một khối thiết bị modul được gắn thêm vào hai bên tháp pháo của M1 Abrams.
Trái tim của Trophy chính là hệ thống radar EL/M-2133 “mắt thần” giúp M1 Abrams phát hiện các mối đe dọa tấn công từ tên lửa chống tăng. Radar EL/M-2133 làm việc trên băng tần F/G, có nhiệm vụ phát hiện, kiểm soát, phân loại các mối nguy cơ.
Mỗi hệ thống Trophy APS đều có 4 radar EL/M-2133 được đặt xung quanh xe, cung cấp trường quan sát 360 độ, nó còn được hỗ trợ bởi các cảm biến cực nhạy.
Khi tên lửa hay đạn rocket chống tăng di chuyển về gần tới vật chủ và bị radar EL/M-2133 phát hiện, hệ thống máy tính của Trophysẽ dựa vào dữ liệu có được của radar cũng như các cảm biến để thiết lập, quỹ đạo bay, góc độ mà đạn sẽ tiếp cận xe tăng. Từ đó phóng đạn đánh chặn về phía tên lửa chống tăng nhằm vô hiệu hóa nó ở khoảng cách an toàn.
M1 Abrams là loại xe tăng chủ lực do hãng General Dynamics của Mỹ sản xuất năm 1980, theo thiết kế của Chrysler Defense. Hiện nay phổ biến nhất vẫn là biến thể M1A2 Abrams.
Trong bảng xếp hạng xe tăng, M1A2 Abrams vẫn được coi là một trong những chiếc xe tăng mạnh nhất hành tinh
Xe tăng M1 Abrams trang bị pháo 120mm có khả năng bắn nhiều loại đạn trong đó có loại đạn xuyên động năng với lõi làm bằng uranium siêu cứng đủ sức xuyên thủng mọi loại xe tăng hiện đại ngày nay. Bên cạnh đó còn có một khẩu súng máy phòng không 12,7mm và một khẩu súng máy đồng trục 7,62mm cho hỏa lực mạnh mẽ.
Nhờ được trang bị động cơ tuốc bin khí có công suất 1.500 mã lực giúp chiếc xe tăng này có khả năng cơ động rất tốt trên chiến trường.
Việt Hùng