Vị tướng nào 9 lần cầm quân đánh thắng giặc Nguyên Mông?
Khi mới 19 tuổi, vị tướng trẻ dưới triều đại nhà Trần đã 9 lần cầm quân đánh phá giặc Nguyên Mông, lập nên 13 chiến tích chấn động Trung Nguyên lúc bấy giờ.
1. Trần Quốc Toản và Trần Quốc Tuấn có mối quan hệ thế nào?
A
Anh em họ
B
Anh em ruột
C
Cha con
D
Hai danh tướng nhà Trần
Trần Quốc Toản hay Hoài Văn Hầu (SN 1267) là thiếu niên anh hùng, có công tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên lần thứ hai.
Năm 1285, khi mới 18 tuổi, Trần Quốc Toản được tham gia chiến đấu chống giặc Nguyên Mông lần thứ hai. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Khi đối trận với giặc, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch".
2. Sáu chữ vàng đề trên lá cờ của Trần Quốc Toản là gì?
A
Phá cường địch, báo hoàng ân
Sau khi từ bến Bình Than trở về, Trần Quốc Toản huy động hơn nghìn gia nô và người nhà thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ "Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua). Sau này, khi đối trận với giặc, Trần Quốc Toản tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám chống lại.
B
Quyết giết giặc, vì ơn vua
C
Quyết diệt giặc, báo hoàng ân
D
Phá cường địch, vì nhân dân
3. Trần Quốc Toản bóp nát quả cam khi không được tham gia hội nghị nào?
A
Hội nghị Diên Hồng
B
Hội nghị Bình Than
Hội nghị Bình Than được tổ chức vào năm 1282 cho các vương hầu, để bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ 2. Hội nghị được tổ chức ở Trần Xá (Hải Dương).
Đại Việt sử ký toàn thư cùng Khâm định Việt sử thông giám cương mục, khi vua Trần Nhân Tông mở hội nghị Bình Than, cùng quan viên bàn kế chống quân Nguyên. Nhà vua thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, tay cầm thanh kiếm, tay kia bóp nát quả cam lúc nào không hay.
Hội nghị Diên Hồng được tổ chức năm 1284 tại kinh thành Thăng Long. Tại đây, các phụ lão trong cả nước được triệu về trước thềm điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ 2.
C
Hội nghị bô lão
D
Hội nghị Đại Việt
4. Ở cuộc xâm lăng lần 2 của quân Nguyên Mông, vị tướng trẻ Trần Quốc Toản tham chiến và đánh đuổi tướng nào của giặc?
A
Hàm Tử
B
Chương Dương
C
Thoát Hoan
Tháng 5/1285, khi tham gia chống quân Nguyên Mông lần hai, đội quân của Thượng tướng Chiêu Minh vương Trần Quang Khải, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản cùng một số quan binh khác, đã đánh bại quân giặc ở các xứ Kinh Thành, Chương Dương. Quân Nguyên Mông tan tác. Thoát Hoan phải mở đường máu qua sông Hồng rút chạy.
D
Đường Hào
5. Trần Quốc Toản xăm chữ gì lên tay?
A
Sá Thát
Trong cuốn Lá cờ thêu sáu chữ vàng của tác giả Nguyễn Huy Tưởng có đoạn: "Nhưng thế nước ngày một nguy nan. Quân Thoát Hoan chiếm xong Lạng Giang tràn xuống Chi Lăng, vượt qua Quỷ Môn Quan hiểm yếu, phút chốc đã đóng khắp vùng Võ Ninh. Lòng Hoài Văn nóng như lửa cháy. Sáu trăm gã hào kiệt nghe tin quê hương bị tàn phá đều đứng ngồi không yên..."
Trong một góc trại, dưới ánh sáng tù mù của ngọn đèn dầu lạc, có đám anh em mình trần như nhộng. Hoài Văn lấy làm lạ, đi tới. Nhiều người ở ngoài cũng chạy vào và cởi phăng quần áo. Hoài Văn tưởng là họ sắp đánh vật. Nhưng khi tới gần thì không phải. Người ta chia ra nhiều tốp. Mỗi tốp mươi người, trong đó một người xoa chàm và viết chữ vào những cánh tay đang chìa ra, và một người khác cầm một thứ dùi nhỏ như kim, châm mạnh vào cánh tay đã viết chữ. Người viết, người châm, người được châm đều say sưa quên cả sự đời. Hoài Văn ngây người đứng xem những cánh tay máu ứa ra, lẫn với màu chàm, màu mực.
Một gã vừa được châm xong, nghiến răng nói:
- Thề không đội trời chung với giặc Thát! Hoài Văn ngắm nhìn kỹ cánh tay đỏ xám. Những đường ngang dọc hiện lên rõ mồn một hai chữ SÁT THÁT. Mắt Hoài Văn hoa lên...
Hoài Văn nhìn những người bạn trẻ của mình và rưng rưng nước mắt. Người nào cũng đang sôi nổi như sắp lăn xả vào quân thù. Những cánh tay của họ hằn lên hai chữ Sát Thát ngang tàng, giơ lên như chống đỡ nước non. Mắt Hoài Văn lóa lên, thấy nhan nhản khắp trời đất những chữ Sát Thát, Sát Thát, Sát Thát ghê gớm. Hoài Văn cởi áo bào, để lộ nửa thân trắng trẻo, chìa cánh tay ra và nói:
- Thích hai chữ Sát Thát vào cánh tay cho ta với! Người ta bôi chàm và viết chữ lên cánh tay Hoài Văn.
Chàng mím môi lại, mắt lim dim. Mũi dùi sắc lạnh đâm vào da đau nhói, và máu tươi ứa ra. Chàng không thấy đau, chỉ thấy say sưa rạo rực như đang hăng máu trên chiến trường. Hoài Văn nói:
- Thích cho thật sâu vào, cho hai chữ ấy không bao giờ mờ được.
B
Phá cường địch
C
Quyết thắng
D
Vì dân nước Nam
6. Sử sách ghi công Trần Quốc Toản với bao nhiêu chiến tích chấn động Trung Nguyên lúc bấy giờ?
A
11
B
12
C
13
Trần Quốc Toản 9 lầm cầm quân đánh phá giặc Nguyên Mông, lập được 13 chiến tích chấn động Trung Nguyên - nhà nghiên cứu Trần Đại Sỹ ghi chép lại từ gia phả họ Trần một số chiến thắng lớn như sau:
"Trần Quốc Toản khi mới 19 tuổi đã đánh bại và giết được danh tướng thiện chiến bậc nhất của quân Nguyên là Toa Đô tại cửa Hàm Tử. Trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ 3 năm 1288, tại trận Bạch Đằng, cũng chính Quốc Toản đánh danh tướng thiện chiến khác là Ô Mã Nhi rớt xuống sông, sau đó Đỗ Hành dùng câu liêm móc lên bắt sống Ô Mã Nhi".
Lịch sử có câu thơ: Hoài Văn thập tam chiến/ Uy vũ chấn Trung Nguyên.
D
14
7. Trần Quốc Toản mất năm bao nhiêu tuổi?
A
18
B
90
C
92
D
Cả hai phương án A và C
Theo ghi chép của các tài liệu lịch sử thì Trần Quốc Toản tử trận trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ 2 năm 1285 hưởng thọ 18 tuổi. Tuy nhiên thực tế ông không hề tử trận. Về việc ghi chép rằng Trần Quốc Toản mất trong trận đánh ở sông Như Nguyệt, có một phần nhiều là đến từ sách sử nhà Nguyên.Nguyên Sử phần An Nam truyện có ghi chép rằng: “Quan quân (chỉ quân Nguyên) rút đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên (tức vua Thánh tông) sai Hoài Văn Hầu đến đánh”. “Kinh thế đại điển tư lục” ghi chép tiếp rằng: “Thoát Hoan chạy đến sông Như nguyệt, Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đuổi theo. Giết được Hoài Văn Hầu”.Thực tế cuốn “Kinh thế đại điển tư lục” có sự nhầm lẫn, người tử trận là Hoài Nhân Vương Trần Quốc Kiện chứ không phải Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Cuốn sách này đã nhầm lẫn giữa hai người, nên thay vì Hoài Nhân Vương, thì lại nhầm thành Hoài Văn Hầu.Theo nhiều gia phả của nhà Trần ghi chép thì trận “Như Nguyệt” chỉ có Hoài Nhân Vương Trần Quốc Kiệt tử trận, còn Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản sau được phong Hoài Văn Vương và sống thọ đến tận 92 tuổi - việc này được xác thực qua tộc phả của họ Trần ở Nam Định.
Nguồn VTC: https://vtc.vn/vi-tuong-nao-9-lan-cam-quan-danh-thang-giac-nguyen-mong-ar814336.html