Vị vua nào viết chiếu xin thôi làm vua, nhưng vẫn bị ép uống thuốc độc mà chết?

Ông là vị vua thứ 6 của nhà Nguyễn và là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị.

1. Vua Nhà Lý đầu tiên bị Trần Thủ Độ bức tử là ai?

A. Lý Chiêu Hoàng

B. Lý Cao Tông

C. Lý Huệ Tông

Câu trả lời đúng là đáp án C: Năm 1224, Lý Huệ Tông Lý Sảm trong tình trạng cuồng loạn đã bị quyền thần Trần Thủ Độ bức phải nhường ngôi cho con gái là Chiêu Thánh công chúa Lý Phật Kim để đi tu ở chùa Bút Tháp với pháp danh Huệ Quang đại sư. Số phận long đong khiến Lý Huệ Tông (1194-1226) phải chạy loạn từ tuổi 15 và trên hành trình đó, ông đã gặp mối lương duyên định mệnh với Trần Thị Dung, người ông đã hết lòng yêu thương và bảo vệ những cũng chính ấy đã dẫn đến sự tuyệt diệt của nhà Lý.Ngay từ khi lên ngôi, Lý Huệ Tông đã chẳng có mấy thực quyền bởi quần thần chia thành nhiều phe phái xâu xé nhau và cuối cùng, quyền lực lớn nhất về tay nhà Trần, đứng đầu là ông anh vợ Trần Tự Khánh. Khánh mất, địa vị đó lọt vào tay em họ ông ta là Trần Thủ Độ.Chỉ một năm sau khi nắm quyền, Thủ Độ đã ép Huệ Tông phong cho công chúa Chiêu Thánh mới 7 tuổi làm thái tử rồi nhường ngôi. Huệ Tông thành thái thượng hoàng, xuất gia đi tu ở chùa Bút Tháp, lấy pháp danh là Huệ Quang.Có vẻ như Huệ Tông đã an phận với đời tu hành, nhưng hai năm sau, vào năm 1226, Trần Thủ Độ sợ lòng dân vẫn nhớ vua cũ nên để khỏi “đêm dài lắm mộng”, ông quyết định kết liễu sinh mạng Huệ Tông.Một hôm Thủ Độ đến chùa tìm Huệ Tông, thấy ông đang nhổ cỏ liền nói: “Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”. Huệ Quang đại sư đáp: “Điều người nói, ta đã hiểu”, và sau đó treo cổ tự tử. Đại sư biết ý liền thắt cổ tự vẫn sau đó ít lâu, hưởng dương 33 tuổi.

2. Vị vua nào chịu cảnh khát không có nước uống, đói không có cơm ăn đành xé áo nhai qua ngày, rồi bị ép chết?

A. Mạc Mậu Hợp

B. Lê Cung Hoàng

Câu trả lời đúng là đáp án B: Lê Cung Hoàng (1507 – 1527) là vị hoàng đế thứ 11 của nhà Hậu Lê, ở ngôi từ năm 1522 đến 1527, tổng cộng 5 năm. Ông là vị hoàng đế cuối cùng của nhà Lê sơCung Hoàng lên ngôi, trở thành bù nhìn, bị quyền thần Mạc Đăng Dung không chế, thực tế không hề có quyền hạn. Vận nước đã hết, tài năng Cung Hoàng lại không có, về sau ông bị Mạc Đăng Dung giết chết.Đại Việt thông sử viết: “Đăng Dung cướp ngôi, phế truất Vua xuống làm Cung vương, giam Vua và Thái hậu vào cung Tây Nội, không cho ăn uống gì cả trong 7 ngày, đến nỗi phải xé áo mà nhai”. Trong khi đó, sách Lê triều dã sử chép: “Giáng vua xuống làm Cung vương, lại giam vua cùng mẹ là Hoàng thái hậu vào cung nội, trời tháng 7 mà một giọt nước cũng không cho uống, đến nỗi phải xé áo mà ăn...".

C. Lê Thế Tông

3. Khi mất kinh thành, vua Mạc Mậu Hợp đóng giả nhà sư vẫn bị lộ. Ông bị quân Trịnh…

A. Chém đầu

Câu trả lời đúng là đáp án A: Vua Mạc Mậu Hợp (1562-1592), lên ngôi lúc hơn 1 tuổi, ở ngôi 29 năm, sét đánh không chết; mất kinh thành, chạy trốn, đóng giả nhà sư vẫn bị lộ, vua xin: ” Mấy ngày nay đói khát quá, cho xin 1 bình rượu uống cho đã”. Bị quân Trịnh treo sống trên cây chịu đói khát 3 ngày, rồi đem xuống chém đầu đóng vào cọc, bêu ngoài chợ 5 ngày.

B. Ép uống thuốc độc

C. Treo cổ

4. Mặc dù đã viết chiếu xin thôi làm vua, nhưng ông vẫn bị ép uống thuốc độc mà chết?

A. Nguyễn Phúc Hồng Nhậm

B. Nguyễn Phúc Hồng Bảo

C. Nguyễn Phúc Hồng Dật

Câu trả lời đúng là đáp án C: Vua Hiệp Hòa (1846-1883) là vị vua thứ 6 của nhà Nguyễn. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Dật và còn có tên là Nguyễn Phúc Thăng. Một số tài liệu ghi ông sinh ngày 24 tháng 9 năm Đinh Mùi, tức 1/11 năm 1847. Hồng Dật là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận.Năm 1883, các quan sai lính đến xóm nghèo Kim Long đón Dật về cung để đưa lên làm vua mới, Dật quá sợ khóc thét lên, cố hết sức thoái thác, nhưng lính cứ bắt về lên ngôi, hiệu là Hiệp Hòa. Mấy tháng sau Hiệp Hòa viết chiếu xin thôi làm vua. Các quan giả vờ đồng ý, cho khiêng võng ra ngoài thành rồi buộc ép uống thuốc độc mà chết."Ích Khiêm và Văn Để đưa cho Hiệp Hòa một thanh gươm, một dải lụa điều và một chén thuốc độc, yêu cầu vua chọn cái chết cho mình. Thấy vua do dự, Ông Ích Khiêm ép đổ thuốc độc vào miệng vua và bóp mũi để buộc vua phải nuốt. Thuốc công hiệu ngay và ông vua khốn khổ lăn lộn quằn quại. Đúng vào lúc đó, Đề Đốc Trần Xuân Soạn mang lệnh của Tôn Thất Thuyết bảo phải làm nhanh, người ta sợ người Pháp can thiệp để giải thoát vua, và Ông Ích Khiêm đã kết liễu mạng sống nạn nhân bằng ba thanh gỗ đập vào cổ họng, vào ngực và bụng. Cú đánh thứ nhất làm vỡ thanh quản và cú thứ ba làm lòi ruột ra" (Theo Phụ Chính Đại Thần Trần Tiễn Thành - Đào Duy Từ)

5. Triều đại nào có tới 9 đời vua bị bức tử?

A. Lý

B. Trần

C. Hậu Lê

Câu trả lời đúng là đáp án C: Nhà Hậu Lê là triều đại phong kiến có nhiều đời vua gặp số phận hẩm hiu nhất. Theo sử sách, 9 đời vua của triều đại này bị người trong hoàng tộc và gian thần bức tử.

6. Vua nào của nhà Hậu Lê bị thân vương giết chết, bị bắn cho tan xác?

A. Lê Nghi Dân

B. Lê Tương Dực

C. Lê Uy Mục

Câu trả lời đúng là đáp án C: Lê Uy Mục (1488 –1509), đôi khi còn gọi là Mẫn Lệ Công là vị hoàng đế thứ tám của nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Ông được xem là một vị hoàng đế tàn bạo và hoang dâm, nổi tiếng là một bạo chúa, người đời gọi là Quỷ vương Lê Uy Mục không chăm lo chính sự, hằng đêm đều cùng các cung nhân uống rượu, khi say thì giết chết tất cả bọn họ. Triều chính thời ông trị vì rơi vào tay ngoại thích và bọn hoạn quan, khiến cung đình bị nhơ nhuốc. Ông một tay dần giết hại các đại thần như Đàm Văn Lễ, Nguyễn Quang Bật, chèn ép Nguyễn Văn Lang khiến ông này phải chạy đi, vì tất cả đều không thuận lập Uy Mục sau khi Lê Hiến Tông qua đời. Đã vậy, ông còn nghi kị tông thất, giết cả anh em cha chú của mình, từ quần thần đến thân thuộc đều lo sợ, càng quyết tâm phản loạn.Năm 1509, em họ Lê Uy Mục là Giản Tu công Lê Oanh liên kết với đại thần Nghĩa quận công Nguyễn Văn Lang phất cờ nổi dậy ở Tây Đô (Thanh Hóa), dẫn binh tới Đông Kinh, đánh bại tất cả các đạo quân do Lê Uy Mục gửi đến. Lê Oanh vào kinh thành, phế truất và bắt giam Uy Mục[1]. Cuối cùng, Uy Mục phải uống thuốc độc tự sát, xác ông bị đem đi nhét vào súng thần công để bắn tan nát.

7. Vị vua Lê tuổi trẻ tài cao, bị anh trai hại chết?

A. Lê Thái Tông

Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Nhân Tông (Lê Bang Cơ, 1441-1459), vị vua thứ ba của nhà Lê sơ. Lên ngôi khi chỉ mới hơn một tuổi, nhưng Lê Nhân Tông là vị Hoàng đế anh minh, biết thương dân, không có thói đam mê tửu sắc, biết tôn trọng những người có công đối với vương triều. Cuối năm 1459, Nghi Dân cùng các thủ hạ đã bắc thang vào cung cấm giết vua Nhân Tông. Khi đó, ông mới 18 tuổi. Cái chết của ông khiến cho quan lại "nuốt hận ngậm đau", thần dân "như mất cha mất mẹ”.

B. Lê Nghi Dân

C. Lê Trung Tông

Số câu trả lời đúng

1. Vua Nhà Lý đầu tiên bị Trần Thủ Độ bức tử là ai?

A. Lý Chiêu Hoàng

B. Lý Cao Tông

C. Lý Huệ Tông

Câu trả lời đúng là đáp án C: Năm 1224, Lý Huệ Tông Lý Sảm trong tình trạng cuồng loạn đã bị quyền thần Trần Thủ Độ bức phải nhường ngôi cho con gái là Chiêu Thánh công chúa Lý Phật Kim để đi tu ở chùa Bút Tháp với pháp danh Huệ Quang đại sư. Số phận long đong khiến Lý Huệ Tông (1194-1226) phải chạy loạn từ tuổi 15 và trên hành trình đó, ông đã gặp mối lương duyên định mệnh với Trần Thị Dung, người ông đã hết lòng yêu thương và bảo vệ những cũng chính ấy đã dẫn đến sự tuyệt diệt của nhà Lý.Ngay từ khi lên ngôi, Lý Huệ Tông đã chẳng có mấy thực quyền bởi quần thần chia thành nhiều phe phái xâu xé nhau và cuối cùng, quyền lực lớn nhất về tay nhà Trần, đứng đầu là ông anh vợ Trần Tự Khánh. Khánh mất, địa vị đó lọt vào tay em họ ông ta là Trần Thủ Độ.Chỉ một năm sau khi nắm quyền, Thủ Độ đã ép Huệ Tông phong cho công chúa Chiêu Thánh mới 7 tuổi làm thái tử rồi nhường ngôi. Huệ Tông thành thái thượng hoàng, xuất gia đi tu ở chùa Bút Tháp, lấy pháp danh là Huệ Quang.Có vẻ như Huệ Tông đã an phận với đời tu hành, nhưng hai năm sau, vào năm 1226, Trần Thủ Độ sợ lòng dân vẫn nhớ vua cũ nên để khỏi “đêm dài lắm mộng”, ông quyết định kết liễu sinh mạng Huệ Tông.Một hôm Thủ Độ đến chùa tìm Huệ Tông, thấy ông đang nhổ cỏ liền nói: “Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”. Huệ Quang đại sư đáp: “Điều người nói, ta đã hiểu”, và sau đó treo cổ tự tử. Đại sư biết ý liền thắt cổ tự vẫn sau đó ít lâu, hưởng dương 33 tuổi.

2. Vị vua nào chịu cảnh khát không có nước uống, đói không có cơm ăn đành xé áo nhai qua ngày, rồi bị ép chết?

A. Mạc Mậu Hợp

B. Lê Cung Hoàng

Câu trả lời đúng là đáp án B: Lê Cung Hoàng (1507 – 1527) là vị hoàng đế thứ 11 của nhà Hậu Lê, ở ngôi từ năm 1522 đến 1527, tổng cộng 5 năm. Ông là vị hoàng đế cuối cùng của nhà Lê sơCung Hoàng lên ngôi, trở thành bù nhìn, bị quyền thần Mạc Đăng Dung không chế, thực tế không hề có quyền hạn. Vận nước đã hết, tài năng Cung Hoàng lại không có, về sau ông bị Mạc Đăng Dung giết chết.Đại Việt thông sử viết: “Đăng Dung cướp ngôi, phế truất Vua xuống làm Cung vương, giam Vua và Thái hậu vào cung Tây Nội, không cho ăn uống gì cả trong 7 ngày, đến nỗi phải xé áo mà nhai”. Trong khi đó, sách Lê triều dã sử chép: “Giáng vua xuống làm Cung vương, lại giam vua cùng mẹ là Hoàng thái hậu vào cung nội, trời tháng 7 mà một giọt nước cũng không cho uống, đến nỗi phải xé áo mà ăn...".

C. Lê Thế Tông

3. Khi mất kinh thành, vua Mạc Mậu Hợp đóng giả nhà sư vẫn bị lộ. Ông bị quân Trịnh…

A. Chém đầu

Câu trả lời đúng là đáp án A: Vua Mạc Mậu Hợp (1562-1592), lên ngôi lúc hơn 1 tuổi, ở ngôi 29 năm, sét đánh không chết; mất kinh thành, chạy trốn, đóng giả nhà sư vẫn bị lộ, vua xin: ” Mấy ngày nay đói khát quá, cho xin 1 bình rượu uống cho đã”. Bị quân Trịnh treo sống trên cây chịu đói khát 3 ngày, rồi đem xuống chém đầu đóng vào cọc, bêu ngoài chợ 5 ngày.

B. Ép uống thuốc độc

C. Treo cổ

4. Mặc dù đã viết chiếu xin thôi làm vua, nhưng ông vẫn bị ép uống thuốc độc mà chết?

A. Nguyễn Phúc Hồng Nhậm

B. Nguyễn Phúc Hồng Bảo

C. Nguyễn Phúc Hồng Dật

Câu trả lời đúng là đáp án C: Vua Hiệp Hòa (1846-1883) là vị vua thứ 6 của nhà Nguyễn. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Dật và còn có tên là Nguyễn Phúc Thăng. Một số tài liệu ghi ông sinh ngày 24 tháng 9 năm Đinh Mùi, tức 1/11 năm 1847. Hồng Dật là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận.Năm 1883, các quan sai lính đến xóm nghèo Kim Long đón Dật về cung để đưa lên làm vua mới, Dật quá sợ khóc thét lên, cố hết sức thoái thác, nhưng lính cứ bắt về lên ngôi, hiệu là Hiệp Hòa. Mấy tháng sau Hiệp Hòa viết chiếu xin thôi làm vua. Các quan giả vờ đồng ý, cho khiêng võng ra ngoài thành rồi buộc ép uống thuốc độc mà chết."Ích Khiêm và Văn Để đưa cho Hiệp Hòa một thanh gươm, một dải lụa điều và một chén thuốc độc, yêu cầu vua chọn cái chết cho mình. Thấy vua do dự, Ông Ích Khiêm ép đổ thuốc độc vào miệng vua và bóp mũi để buộc vua phải nuốt. Thuốc công hiệu ngay và ông vua khốn khổ lăn lộn quằn quại. Đúng vào lúc đó, Đề Đốc Trần Xuân Soạn mang lệnh của Tôn Thất Thuyết bảo phải làm nhanh, người ta sợ người Pháp can thiệp để giải thoát vua, và Ông Ích Khiêm đã kết liễu mạng sống nạn nhân bằng ba thanh gỗ đập vào cổ họng, vào ngực và bụng. Cú đánh thứ nhất làm vỡ thanh quản và cú thứ ba làm lòi ruột ra" (Theo Phụ Chính Đại Thần Trần Tiễn Thành - Đào Duy Từ)

5. Triều đại nào có tới 9 đời vua bị bức tử?

A. Lý

B. Trần

C. Hậu Lê

Câu trả lời đúng là đáp án C: Nhà Hậu Lê là triều đại phong kiến có nhiều đời vua gặp số phận hẩm hiu nhất. Theo sử sách, 9 đời vua của triều đại này bị người trong hoàng tộc và gian thần bức tử.

6. Vua nào của nhà Hậu Lê bị thân vương giết chết, bị bắn cho tan xác?

A. Lê Nghi Dân

B. Lê Tương Dực

C. Lê Uy Mục

Câu trả lời đúng là đáp án C: Lê Uy Mục (1488 –1509), đôi khi còn gọi là Mẫn Lệ Công là vị hoàng đế thứ tám của nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Ông được xem là một vị hoàng đế tàn bạo và hoang dâm, nổi tiếng là một bạo chúa, người đời gọi là Quỷ vương Lê Uy Mục không chăm lo chính sự, hằng đêm đều cùng các cung nhân uống rượu, khi say thì giết chết tất cả bọn họ. Triều chính thời ông trị vì rơi vào tay ngoại thích và bọn hoạn quan, khiến cung đình bị nhơ nhuốc. Ông một tay dần giết hại các đại thần như Đàm Văn Lễ, Nguyễn Quang Bật, chèn ép Nguyễn Văn Lang khiến ông này phải chạy đi, vì tất cả đều không thuận lập Uy Mục sau khi Lê Hiến Tông qua đời. Đã vậy, ông còn nghi kị tông thất, giết cả anh em cha chú của mình, từ quần thần đến thân thuộc đều lo sợ, càng quyết tâm phản loạn.Năm 1509, em họ Lê Uy Mục là Giản Tu công Lê Oanh liên kết với đại thần Nghĩa quận công Nguyễn Văn Lang phất cờ nổi dậy ở Tây Đô (Thanh Hóa), dẫn binh tới Đông Kinh, đánh bại tất cả các đạo quân do Lê Uy Mục gửi đến. Lê Oanh vào kinh thành, phế truất và bắt giam Uy Mục[1]. Cuối cùng, Uy Mục phải uống thuốc độc tự sát, xác ông bị đem đi nhét vào súng thần công để bắn tan nát.

7. Vị vua Lê tuổi trẻ tài cao, bị anh trai hại chết?

A. Lê Thái Tông

Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Nhân Tông (Lê Bang Cơ, 1441-1459), vị vua thứ ba của nhà Lê sơ. Lên ngôi khi chỉ mới hơn một tuổi, nhưng Lê Nhân Tông là vị Hoàng đế anh minh, biết thương dân, không có thói đam mê tửu sắc, biết tôn trọng những người có công đối với vương triều. Cuối năm 1459, Nghi Dân cùng các thủ hạ đã bắc thang vào cung cấm giết vua Nhân Tông. Khi đó, ông mới 18 tuổi. Cái chết của ông khiến cho quan lại "nuốt hận ngậm đau", thần dân "như mất cha mất mẹ”.

B. Lê Nghi Dân

C. Lê Trung Tông

Số câu trả lời đúng

Đỗ Hợp (T/H)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/giao-duc/vi-vua-nao-viet-chieu-xin-thoi-lam-vua-nhung-van-bi-ep-uong-thuoc-doc-ma-chet-1740824.tpo