Vị vua nhà Lý nào mắc phải căn bệnh kỳ lạ, chữa thuốc không được?
Vị vua này mắc phải bệnh lạ, lông lá mọc khắp cơ thể, cuồng loạn, gầm thét như hổ suốt ngày. Triều đình sợ hãi truyền gọi thái y tài giỏi khắp nơi đến chữa bệnh cho vua.
1. Ai là vua duy nhất nhà Lý được kế vị ngai vàng không phải do vua cha truyền lại?
A. Lý Thần Tông
Câu trả lời đúng là đáp án A: Lý Thần Tông tên thật là Lý Dương Hoán, lên ngôi tháng 12, năm Đinh Mùi (tức 15/1/1128). Ông là vua duy nhất nhà Lý được kế vị ngai vàng không phải do vua cha truyền lại.Là con trai của Sùng Hiền hầu và bà phu nhân họ Đỗ (không rõ tên), Lý Thần Tông được sinh vào tháng 6 năm Bính Thân (1116) tại hầu phủ ở kinh đô Thăng Long. Dân gian truyền tụng ông là "kiếp sau" của nhà sư Từ Đạo Hạnh.Vì vua Lý Nhân Tông không có con trai nên đã lập Dương Hoán làm hoàng thái tử và truyền ngôi cho. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết Lý Thần Tông là “cháu gọi Thánh Tông bằng ông, gọi Nhân Tông bằng bác, con của Sùng Hiền hầu, do phu nhân họ Đỗ sinh ra. Khi mới lên 2 tuổi, được nuôi trong cung, lập làm hoàng thái tử. Nhân Tông băng hà, bèn lên ngôi báu”.
B. Lý Huệ Tông
C. Lý Cao Tông
2. Dưới thời vua Lý Thần Tông, có bao nhiêu khoa thi được tổ chức?
A. 0
Câu trả lời đúng là đáp án A: Cả triều Lý kéo dài 216 năm nhưng chỉ tổ chức chưa đầy 10 khoa thi. Các khoa thi chỉ được mở khi nhà nước thấy cần.Khoa thi đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được tổ chức dưới thời vua Lý Nhân Tông vào năm 1075. Khi đó nhà vua xuống chiếu thi tuyển Minh kinh bác học và thi nho học tam trường. Thủ khoa là Lê Văn Thịnh.Vào mùa xuân, tháng 2 năm 1077, triều đình tổ chức khoa thi thứ hai gọi là thi Lại viện. Thi bằng phép viết chữ, phép tính và hình luật.9 năm sau, năm 1086, khoa thi tiếp theo được tổ chức nhằm chọn trong số người có văn học trong nước sung vào làm quan ở Hàn lâm viện. Khoa thi này, Mạc Hiển Tích đỗ đầu và được bổ làm Hàn lâm học sĩ.66 năm sau, vào năm 1152, thời vua Lý Anh Tông, nhà Lý mới lại cho mở khoa thi điện.Tiếp đến năm 1165, triều đình mới mở một khoa thi nữa gọi là thi học sinh.Năm 1185, dưới thời vua Lý Cao Tông, nhà Lý mới lại cho mở kỳ thi sĩ tử trong nước, quy định từ 15 tuổi, người nào thông hiểu Thi, thư thì được vào hầu vua học ở ngự điện. Kỳ thi này 30 người đỗ.8 năm sau, năm 1193, nhà Lý mở khoa thi với mục đích chọn người vào hầu vua học. Cùng năm này, nhà Lý cho tiến hành khảo khóa các quan văn quan võ trong ngoài để tiếp tục sử dụng hay thăng giáng.Kỳ thi cuối cùng mà nhà Lý tổ chức là kỳ thi tam giáo vào năm 1195. Trong kỳ thi này, Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo được đem ra cho kẻ sĩ thi và ai đỗ thì cho ra làm quan.Như vậy trong suốt 10 năm trị vì của vua Lý Thần Tông (1128-1138), nhà Lý không tổ chức khoa thi nào.
B. 1
C. 3
3. Năm 1130, vua Lý Thần Tông đã xuống chiếu gì khiến sử sách chê trách?
A. Tất cả con gái các quan phải vào hậu cung làm phi tần của vua
B. Con gái các quan không được lấy chồng trước khi chọn sung vào hậu cung
Câu trả lời đúng là đáp án B: Vua Lý Thần Tông được sử sách ghi nhận là người có “tư chất thông tuệ, độ lượng rộng rãi, sửa sang chính sự, dùng người hiền tài, thủy chung điều chính, nhiệm nhặt khúc nôi, không gì sai lệch”. Tuy nhiên, vua từng ra một chiếu về vấn đề hôn nhân bị sử sách chê trách nhiều.Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết vào mùa xuân, tháng giêng, năm Canh Tuất (1130), vua “xuống chiếu cho con gái các quan không được lấy chồng trước, đợi sau khi chọn sung vào hậu cung, người nào không trúng tuyển mới được lấy chồng”.Về việc này, sử thần Lê Văn Hưu bàn: “Thần Tông xuống chiếu cho con gái các quan phải đợi xong việc tuyển người vào cung rồi mới được lấy chồng, thế là để cung phụng cho riêng mình, đâu phải lòng làm cha mẹ của dân”?Sử thần Ngô Thì Sĩ viết trong sách Đại Việt sử ký tiền biên: “Sau cung của vua Thiên tử thiếu gì cung tần, nếu có kén chọn thì cũng chỉ cần người hiền lành, đức hạnh. Là người ở trên dân, há lại tham sắc đẹp mà cứ muốn chọn khắp con gái của bách quan… Tờ chiếu này của Thần Tông có sự ham mê sắc đẹp, thật không hẹn mà giống nhau”.Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng viết về chuyện này với lời bình ngắn gọn là “Trái lẽ”.Còn sử thần Ngô Sĩ Liên nói trong Đại Việt sử ký toàn thư: “Vua bấy giờ chưa đến tuổi hai mươi, ra lệnh ấy là muốn tuyển con gái các quan sung vào hậu cung thôi. Việc ấy chưa lấy gì làm quá”.
C. Con gái các quan không bao giờ được lấy chồng
4. Có phải vua Lý Thần Tông mắc phải căn bệnh kỳ lạ, chữa thuốc không được?
A. Sai
B. Đúng
Câu trả lời đúng là đáp án B: Vua Lý Thần Tông từng mắc căn bệnh kỳ lạ năm 1136. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: Tháng 3 năm Bính Thìn (1136), “vua bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi. Nhà sư Minh Không chữa khỏi, phong làm quốc sư. Tha thuế dịch cho vài trăm hộ".Nói về căn bệnh không thuốc nào trị được của vua Lý Thần Tông, có giai thoại dân gian nói vua hóa cọp, mình mẩy mọc đầy lông lá, tâm thần rối loạn, tiếng kêu đau đớn nghe như tiếng cọp gầm rú, ai nấy đều khiếp sợ. Triều đình đành phải làm cũi vàng nhốt vua vào rồi truyền gọi thái y khắp cả nước chữa bệnh cho vua. Nhưng đến cả ngàn người cũng đều bất lực.
5. Lý Thần Tông là vị vua có tuổi thọ ngắn nhất trong các vị vua nhà Lý ở tuổi 22, đúng hay sai?
A. Đúng
Câu trả lời đúng là đáp án A: 26 /9 năm Mậu Ngọ (1138), thọ 22 tuổi, vua Lý Thần Tông băng hà. Ông là vua Lý mất sớm nhất, có tuổi thọ ngắn nhất.Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua mất ở điện Vĩnh Quang. Các quan dâng tôn hiệu là Quảng Nhân Sùng Hiếu Văn Vũ Hoàng Đế, miến hiệu là Thần Tông. Sau khi vua mất, hoàng thái tử Thiên Tộ lên ngôi ở trước linh cữu, bấy giờ mới lên 3 tuổi.
B. Sai
6. Có phải Lý Thần Tông là vua đầu tiên quy định khi tuyển chọn tráng đinh vào quân đội thì những người cô độc, gia đình chỉ có một con trai được miễn?
A. Đúng
B. Sai
Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo sách Lịch sử Việt Nam, để có được lực lượng quân đội hùng hậu bảo vệ đất nước, nhà Lý đã đề ra những phép tuyển chọn binh lính bằng cách cho kiểm soát hộ tịch thật nghiêm ngặt. Dân đinh đến 18 tuổi đều phải biên tên vào sổ bìa vàng, gọi là hoàng nam, đến 20 tuổi thì gọi là đại nam (hay đại hoàng nam).Ở hai đời vua Lý Anh Tông và Lý Cao Tông, triều đình đều tuyển dân đinh, người nào khỏe mạnh sung vào quân ngũ. Đặc biệt, nhà Lý cũng lưu ý tới những gia đình nhiều đinh hoặc ít đinh. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ dưới thời vua Lý Anh Tông, năm 1146, vua xuống chiếu cho các quan, quản giáp và chủ đô, "khi tuyển người sung vào cấm quân thì phải chọn ở những nhà đông người, không được lấy con nhà cô độc, làm trái bị trị tội".
7. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua nhà Lý nào dưới đây lên ngôi năm 3 tuổi?
A. Lý Cao Tông
B. Lý Huệ Tông
C. Lý Anh Tông
Câu trả lời đúng là đáp án C: Lý Anh Tông, tên húy là Lý Thiên Tộ, sinh vào tháng 4 năm Bính Thìn (1136), đến tháng 4 năm Mậu Ngọ (1138) được lập làm hoàng thái tử. Ngày 26 tháng 9, vua Lý Thần Tông mất. Đến mùa đông, ngày 1 tháng 10, hoàng thái tử Thiên Tộ lên ngôi trước linh cữu, mới lên 3 tuổi.
8. Ai là vị vua duy nhất trong lịch sử nhà Lý lập con gái làm Thái tử và truyền ngôi cho con gái?
A. Lý Huệ Tông
B. Lý Thánh Tông
C. Lý Huệ Tông
Câu trả lời đúng là đáp án C: Lý Huệ Tông (1194-1226) là vị vua duy nhất trong lịch sử lập con gái làm Thái tử và cũng là vị vua duy nhất truyền ngôi cho con gái. Tháng 10 năm Giáp Thân (1224) do không có con trai nên vua xuống chiếu lập con gái thứ hai, mới 7 tuổi là Lý Phật Kim (công chúa Chiêu Thánh) làm hoàng thái tử và truyền ngôi với tôn hiệu Chiêu Hoàng.Lý Huệ Tông là vị vua duy nhất trong lịch sử có tên gọi được coi như điềm báo mất ngôi của dòng họ. Tương truyền khi Lý Thái Tổ sau khi lập ra nhà Lý có về thăm quê, thiền sư Vạn Hạnh dâng lên vua một bài thơ và nói đó là do thần nhân viết ra. Trong bài thơ có câu: “Một ảnh nhật đăng san” (Mặt trời gác núi là hết bóng). Tên vua Lý Huệ Tông là Sảm được ghép từ chữ Nhật (mặt trời) ở phía trên và chữ Sơn (núi) ở dưới, tức là mặt trời gác núi, họ Lý mất nước.
Số câu trả lời đúng