Dục Đức (1852-1883) là một trong những ông vua có số phận bi thảm nhất trong lịch sử phong kiến. Lên ngôi được 3 ngày, ông đã bị đại thần phế bỏ, bắt giam vào ngục tối, bỏ đói suốt nhiều ngày liền cho đến chết.
Ông là vị vua của triều đình nhà Nguyễn. Trong số 13 vị vua của nhà Nguyễn, vua Dục Đức là người có thời gian tại vị ngắn nhất (chỉ có 3 ngày).
Vua Dục Đức (1852-1883) có tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Ái. Ông lên ngôi vua ngày 20/7/1883, nhưng tại vị chỉ được 3 ngày. Theo sách “Đại Nam chính biên liệt truyện” thì Nguyễn Phúc Ưng Ái sinh ngày 23/2/1852 tại Huế, là con thứ 2 của Thoại Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà Trần Thị Nga.
Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, Dục Đức là vua thứ 5 của triều Nguyễn. Ông là người kế vị ngai vàng sau khi vua Tự Đức băng hà năm 1883.
Vốn bị dị tật ở mắt, lại mắc một số tính xấu nên khi làm lễ lên ngôi, vua Dục Đức sai đại thần Trần Tiễn Thành đọc lướt một số đoạn viết không tốt về mình. Đúng ba ngày sau, 2 phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết dâng biểu lên bà Từ Dũ, vạch ra 4 tội của vua, trong đó có tội cố tình sửa di chiếu của vua Tự Đức. Vậy là chỉ sau 3 ngày làm vua, chưa kịp đặt niên hiệu, Dục Đức đã trở thành kẻ trọng tội, bị đình thần phế bỏ.
Chứng kiến vua Dục Đức bị bạc đãi, quan ngự sử Phan Đình Phùng ra sức phản đối, lên tiếng bảo vệ. Cuối cùng, ông bị phe cánh Tôn Thất Thuyết bắt giam trong ngục, mãi sau mới được tha.
Theo Kim Dung/Ngày Nay