Việc thực hiện, chuyển đổi HĐĐT thành hóa đơn giấy đối với đơn vị bảo hiểm đặc thù được thực hiện như thế nào?
Giải đáp vướng mắc về việc thực hiện, chuyển đổi hóa đơn điện tử thành hóa đơn giấy đối với đơn vị bảo hiểm đặc thù.
Hỏi: Việc thực hiện, chuyển đổi hóa đơn điện tử thành hóa đơn giấy đối với đơn vị bảo hiểm đặc thù được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Tại công số 5305/TCT-DNL ngày 25/12/2018, Tổng cục Thuế hướng dẫn như sau:
Tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định về nội dung của hóa đơn điện tử bao gồm:
“Một số trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính”.
Tại điểm b Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT- BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định:
“Trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”.
” Để phù hợp với đặc thù hoạt động bảo hiểm thì trên HĐĐT đối với hoạt động thu phí bảo hiểm của MIC không nhất thiết phải có tiêu êu thức “số lượng”, “đơn vị tính”.
Trường hợp MIC đáp ứng các điều kiện chuyển đổi HĐĐT ra giấy theo quy định của Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính và hệ thống HĐĐT cho phép kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi HĐĐT sang giấy và chỉ được chuyển đổi 01 lần thì trên HĐĐT chuyển đổi sang giấy của MIC không nhất thiết phải có dấu của người bán MIC chịu trách nghiệm về việc chuyển đổi HĐĐT sang giấy.
Căn cứ các quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC và nội dung hướng dẫn tại công văn số 2402/BTC-TCT ngày 23/02/2016 của Bộ Tài chính, trường hợp người mua không phải là đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa MIC với người mua như: hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận, biên nhận thanh toán, phiêu thu, hồ sơ chứng từ liên quan khác thì MIC lập hóa đơn điện tử cho người mua theo quy định, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.
HĐĐT bản chất là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử, số dòng có thể tăng lên tùy theo số lượng hàng hóa, sản phẩm có trên hóa đơn. Tuy nhiên, khi chuyển đổi HĐĐT ra hóa đơn giấy, HĐĐT có thể được in ra trên nhiều trang giấy. Do vậy, để phù hợp với đặc thù của hóa đơn điện tử trường hợp hóa đơn điện tử chuyển đổi ra giấy, nếu số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra nhiều hơn số dòng của một trang hóa đơn thì MIC thực hiện tương tự trường hợp sử dụng hóa đơn tự in mà việc lập và in hóa đơn thực hiện trực tiếp từ phần mềm và số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra nhiều hơn số dòng của một trang hóa đơn, cụ thể:
MIC được thể hiện hóa đơn nhiều hơn một trang nếu trên phần đầu trang sau của hóa đơn có hiển thị: cùng số hóa đơn như của trang đầu (do hệ thống máy tính cấp tự động); cùng tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, người bán như trang đầu; cùng mẫu và ký hiệu hóa đơn như trang đầu; kèm theo ghi chú bằng tiếng Việt không dấu tiếp theo trang trước - trang XJY” (trong đó X là số thứ tự trang và Y là tổng số trang của hóa đơn đó).