Viêm đại tràng: Nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Đại tràng là cơ quan nằm gần cuối hệ tiêu hóa, nơi nhận sản phẩm của ruột non và đẩy các phần không tiêu hóa được ra ngoài theo hậu môn. Viêm đại tràng là bệnh lý xảy ra khi lớp niêm mạc bên trong của đại tràng bị viêm gây ra các triệu chứng điển hình ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đại tràng

Mức độ bệnh viêm đại tràng càng nặng thì các triệu chứng của bệnh càng điển hình và rõ ràng. Ở mức độ nghiêm trọng có thể có tình trạng chảy máu nặng, sung huyết, hình thành các ổ áp xe nhỏ. Trước khi diễn tiến nặng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

- Đau bụng, đầy hơi: Đau vùng đại tràng có thể xuất hiện bất cứ khi nào, đôi khi đau quặn như chuột rút đôi khi đau âm ỉ tùy theo vị trí và tình trạng viêm.

- Tiêu chảy hoặc táo bón đan xen. Tình trạng rối loạn tiêu hóa này có thể diễn ra dài ngày, triệu chứng tăng nặng khi ăn thức ăn lạ.

- Mệt mỏi, sụt cân...

Phân loại viêm đại tràng

Viêm đại tràng có thể phân loại theo thời gian diễn tiến triệu chứng bệnh:

- Viêm đại tràng cấp tính

- Viêm đại tràng mạn tính

Bệnh viêm đại tràng cấp tính thường do nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc từ thực phẩm. Nếu được phát hiện sớm và điều trị phù hợp thì bệnh sẽ mau chóng biến mất. Triệu chứng của viêm đại tràng cấp tính ngoài các dấu hiệu như trên thì có thể xuất hiện máu kèm trong phân, nguyên nhân gây ra viêm đại tràng cấp tính thường do lỵ trực khuẩn hoặc lỵ amip.

Bệnh viêm đại tràng mạn tính xảy ra khi tổn thương viêm niêm mạc đại tràng kéo dài và lặp lại. Về mức độ, viêm đại tràng mạn tính nhẹ xảy ra tình trạng xung huyết thường xuyên, nặng hơn thì xung huyết xuất hiện kèm các vết loét gây đau đớn.

Nguyên nhân gây viêm đại tràng

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng cấp tính và mạn tính, đôi khi bệnh là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân bao gồm:

- Nhiễm trùng: Các loại siêu vi như Cytomegalovirus, Epstein barr,… và ký sinh trùng giun, sán, lỵ amip,… Nhiễm trùng đại tràng thường xảy ra khi người bệnh ăn phải thực phẩm ô nhiễm hoặc do dùng kháng sinh đường ruột gây viêm loạn khuẩn.

- Nhiễm khuẩn: Các loại vi khuẩn như lỵ trực trùng, tả, thương hàn, C. difficile, E.coli,... Ban đầu chúng gây tổn thương, sau đó để lại sẹo ở niêm mạc đại tràng.

- Sức đề kháng suy giảm do bệnh lý hoặc nhiễm độc, khả năng nuôi dưỡng niêm mạc đại tràng kém đi kết hợp với các nguyên nhân phụ như: tiết dịch, rối loạn vận động,… khiến viêm loét có thể xảy ra.

Làm gì để chẩn đoán bệnh lý viêm đại tràng

Bên cạnh ghi nhận các triệu chứng, biểu hiện bệnh, khi thăm khám, các bác sĩ có thể chỉ định để người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác:

- Nội soi đại tràng: Để quan sát được trực tiếp các ổ tổn thương, viêm loét ở niêm mạc đại tràng. Vị trí và mức độ tổn thương thực tế giúp định hướng điều trị chính xác.

- Chụp X-quang là phương pháp truyền thống để chẩn đoán bệnh, cho phép phát hiện các tổn thương và bệnh lý đại tràng khác như: dài đại tràng, co thắt đại tràng,…

- Siêu âm thường ít được dùng để chẩn đoán viêm đại tràng, chỉ dùng khi người bệnh không đáp ứng được nội soi.

Ngoài ra, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu và chụp kỹ thuật khác (CT, MRI) cũng có thể chỉ định để chẩn đoán tình hình diễn tiến viêm đại tràng cụ thể.

Điều trị bệnh lý viêm đại tràng

Viêm đại tràng có thể điều trị theo hai hướng:

Y học hiện đại chủ yếu tập chung làm giảm triệu chứng là chính, duy trì bệnh ổn định và phòng ngừa biến chứng. Đặc biệt với viêm đại tràng mạn tính thì việc điều trị dứt điểm, khỏi hoàn toàn, không tái phát là không thể dù bằng Đông y hay Tây y.

Các loại thuốc tân dược thường dùng trong điều trị viêm đại tràng bao gồm: kháng sinh, kháng nấm, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, chống co thắt đại tràng, thuốc chống táo bón, trị đầy hơi chướng bụng,…

Sở dĩ điều trị viêm đại tràng phải phối hợp nhiều nhóm thuốc vì bệnh gây ra rất nhiều triệu chứng. Cần lưu ý điều trị viêm đại tràng theo liệu trình của bác sĩ đã chỉ định để hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc, đồng thời kết hợp với các phương pháp điều trị duy trì bằng thay đổi thói quen sinh hoạt ăn uống, tập thể dục,…

Các trường hợp viêm loét nặng không đáp ứng với thuốc điều trị thì có thể cần phẫu thuật điều trị để loại bỏ ổ viêm, nếu nặng hơn có khi phải cắt bỏ cả đại tràng.

Ngoài ra, người bệnh có thể cân nhắc điều trị viêm đại tràng theo Đông y. Người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y được đánh giá khá cao trong điều trị viêm đại tràng với các thảo dược quý như: Bạch truật, hoàng đăng, hoài sơn, bạch linh,…

Kết hợp thuốc điều trị phù hợp với một chế độ dinh dưỡng luyện tập hợp lý có thể giúp tình trạng của người bệnh được cải thiện, chức năng đại tràng nâng cao.

Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị 1800 5454 35.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/viem-dai-trang-nguyen-nhan-va-phuong-phap-dieu-tri-benh-hieu-qua--n182688.html