Viêm não buồn ngủ - một trong những dịch bệnh khó hiểu nhất của thế kỷ 20!

Căn bệnh này được gọi là 'một trong những dịch bệnh khó hiểu nhất của thế kỷ 20', còn được gọi là viêm não buồn ngủ, viêm não von Economo hay viêm não Lethargica.

Năm 1918, vào cuối Thế chiến thứ nhất, một trận dịch cúm khủng khiếp đã xâm nhập vào lục địa Châu Âu cùng với quân đội Hoa Kỳ và bùng phát trong vòng hai năm, nó đã gây ra từ 50 đến 100 triệu cái chết trên toàn thế giới - nó được gọi là "bệnh cúm Tây Ban Nha".

Nhưng đồng thời, một căn bệnh bí ẩn khác cũng đã nhanh chóng lây lan khắp thế giới, bệnh nhân có biểu hiện như hôn mê và suy yếu cơ ngay từ khi mới khởi phát. Một số dữ liệu cho thấy căn bệnh này đã gây ra cái chết của hơn một triệu người, và hàng triệu người khác ở trong tình trạng "sống cũng như chết" trong nhiều thập kỷ - họ đau họng, co giật, không nói được và bất động trong thời gian dài.

Căn bệnh này, được gọi là "một trong những dịch bệnh khó hiểu nhất của thế kỷ 20", còn được gọi là viêm não buồn ngủ, viêm não von Economo hay viêm não Lethargica, nhưng kể từ sau những năm 1940 thì chỉ có một vài trường hợp lẻ tẻ được báo cáo.

Hơn một trăm năm đã trôi qua, căn bệnh viêm não buồn ngủ vẫn còn nhiều điều bí ẩn. Mọi người vẫn không biết nguyên nhân gây bệnh của nó, hoặc thậm chí liệu nó có lây lan hay không vẫn còn là một bí ẩn bởi nó đột nhiên xuất hiện và sau đó cũng biến mất một cách đột ngột.

Vào cuối năm 1916, bác sĩ Constantin von Economo đã tiếp nhận một số bệnh nhân có các triệu chứng bất thường tại Phòng khám Thần kinh Vienna.

Những bệnh nhân này được chẩn đoán là bị viêm màng não, đa xơ cứng và mê sảng, nhưng các triệu chứng của họ lại không giống với bất kỳ quy trình chẩn đoán nào đã biết, điều đặc biệt hơn là bệnh nhân có biểu hiện hôn mê rõ rệt. Các triệu chứng độc đáo này đã khiến bác sĩ von Economor tự hỏi liệu đó có phải là một căn bệnh mới? Năm 1917, ông đã xuất bản một bài báo mô tả chi tiết căn bệnh này và đặt tên cho nó là "bệnh viêm não buồn ngủ".

Constantin von Economo.

Constantin von Economo.

Cùng lúc đó, bác sĩ người Pháp René Cruchet cũng tiếp nhận những bệnh nhân mắc các triệu chứng thần kinh tương tự tại một bệnh viện quân đội. Những trường hợp này khác với bệnh viêm não thông thường.

Sau khi thu thập và quan sát nhiều trường hợp, Von Economor đã quy các biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm não buồn ngủ gồm ba hội chứng: hội chứng đau mắt ngủ rũ, hội chứng tăng vận động và rối loạn vận động phức hợp Levy.

Trong số đó, hội chứng đau mắt ngủ rũ là triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất. Bệnh nhân trong giai đoạn cấp tính có biểu hiện buồn ngủ rõ rệt, có khi ngủ cả ngày, thậm chí "ngủ thiếp đi khi ngồi trên ghế", nhưng dễ bị đánh thức và có thể nhận thức được mọi thứ xảy ra trong trạng thái hôn mê giả này.

Đôi khi viêm não buồn ngủ có thể biểu hiện các triệu chứng giống như cúm, bao gồm sốt nhẹ, viêm họng, đau đầu và chóng mặt. Các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh có thể sẽ xuất hiện muộn hơn nhưng đôi lúc cũng có thể sẽ sớm xuất hiện hơn thông thường. Có một báo cáo về trường hợp một cô gái đột nhiên bị liệt nửa người khi đang trên đường từ một buổi hòa nhạc về nhà. Trong vòng chưa đầy nửa tiếng, cô ấy đã ngủ say, và chết trong vòng 12 ngày sau đó.

Sau khi bước sang giai đoạn mãn tính, có tới một nửa số người sẽ có các triệu chứng tương tự như bệnh Parkinson, được gọi là hội chứng Parkinson sau viêm não. Ngoài ra, rối loạn giấc ngủ, bất thường thần kinh vận động cơ mắt, cử động không tự chủ, bất thường về giọng nói và hơi thở, rối loạn tâm thần cũng có thể xuất hiện.

Tỷ lệ tử vong của bệnh viêm não buồn ngủ lên tới gần 40%, theo tài liệu y khoa thì xấp xỉ 1/3 số bệnh nhân tử vong do suy hô hấp, rối loạn chức năng thần kinh thực vật. Một số người sống sót cũng sẽ xuất hiện các di chứng liên quan đến hội chứng Parkinson hoặc rối loạn thần kinh.

Mặc dù hầu hết các trường hợp được báo cáo sau khi kết thúc Thế chiến thứ nhất, nhưng căn bệnh này trên thực tế đã xuất hiện sớm hơn nhiều. Năm 1921, Urechia chỉ ra rằng bệnh viêm não buồn ngủ có thể đã xuất hiện và phổ biến ở Romania vào năm 1916.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự di chuyển của quân đội khắp Châu Âu có lẽ đã góp phần vào sự lây lan của bệnh viêm não buồn ngủ. Đến năm 1919, căn bệnh truyền nhiễm này đã lây lan sang hầu hết các khu vực của Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Trung Mỹ, Ấn Độ, và đạt đến đỉnh điểm vào năm 1921 và 1924.

Trong đợt dịch, số người nhiễm bệnh viêm não buồn ngủ trên thế giới vẫn chưa được xác minh cụ thể, nhiều trường hợp mắc bệnh trong thời gian ban đầu có thể còn chưa được báo cáo nhưng ước tính có khoảng hơn 1 triệu người nhiễm bệnh này.

Năm 1927, William Matheson, một doanh nhân giàu có mắc bệnh viêm não buồn ngủ, đã thành lập một ủy ban nghiên cứu căn bệnh này, theo báo cáo vào năm 1929, có 52.781 trường hợp mắc bệnh viêm não buồn ngủ từ năm 1919 đến năm 1928. Tuy nhiên, cuộc khảo sát này chỉ bao gồm dữ liệu từ 14 quốc gia. Người ta ước tính rằng 50 đên 75% các trường hợp khác trên thế giới không được báo cáo, và con số thực sự cao hơn nhiều so với con số được đề xuất trong báo cáo Matheson.

Bệnh viêm não buồn ngủ lây lan rất nhanh, nhưng liệu nó có lây lan từ người sang người hay không, hay nó lây lan bằng cách nào thì vẫn chưa được kết luận. Một số trường hợp được ghi nhận trong thời kỳ đại dịch cung cấp nhiều bằng chứng cho khả năng lây nhiễm của họ, nhưng những trường hợp này dường như là ngoại lệ chứ không phải là hiện tượng chung.

Ở giai đoạn đỉnh điểm, dịch bệnh kỳ lạ này đã khiến một triệu người chết và hàng triệu người khác bị liệt.

Ở giai đoạn đỉnh điểm, dịch bệnh kỳ lạ này đã khiến một triệu người chết và hàng triệu người khác bị liệt.

Vào tháng 8 năm 1919, bệnh viêm não buồn ngủ đã bùng phát trong căn cứ huấn luyện cứu hộ ở Anh với hai bé gái bị nhiễm ban đầu là Derby và Derbyshire. Trong vòng hai tuần, tổng cộng 12 trong số 21 trẻ em gái và phụ nữ bị ảnh hưởng, và 6 người trong số họ đã chết trong vòng mười ngày kể từ khi phát bệnh.

Nhà dịch tễ học Dr A. Salusbury MacNalty đã tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về dịch bệnh và cuối cùng kết luận rằng bệnh này có thể lây từ người này sang người khác.

Mặc dù Derby và nhiều trường hợp khác đã chỉ ra rằng bệnh viêm não buồn ngủ có khả năng lây lan từ người sang người, nhưng cũng có nhiều báo cáo phản bác lại nhận định này. Ví dụ, trong một gia đình có năm người con sống trong một căn hộ nhỏ, một trẻ bị viêm não buồn ngủ, trong khi các thành viên còn lại trong gia đình lại không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, trong 1.156 trường hợp ở Vienna, 520 trường hợp ở Đức và 464 trường hợp ở Pháp, hầu như không có bằng chứng về việc lây truyền trực tiếp bệnh viêm não buồn ngủ giữa người với người.

Có lẽ chúng ta có thể đoán rằng có nhiều loại biến thể của viêm não buồn ngủ, một số rất dễ lây lan, một số thì không. Nhưng chính xác thì nguyên nhân nào đã gây ra viêm não buồn ngủ? Hơn một trăm năm trôi qua, con người vẫn chưa hề tìm ra câu trả lời.

Tại New York, những người mắc phải chứng bệnh này còn xuất hiện nhiều triệu chứng mới như nhảy, nấc cụt. Chúng đều có khả năng lây lan từ người này qua người khác, nhưng bằng con đường nào thì không ai biết. Nhiều người bệnh cảm thấy quá mệt mỏi dù chẳng làm gì cả. Còn số khác thì bị "tăng động" hơn là mệt mỏi.

Tại New York, những người mắc phải chứng bệnh này còn xuất hiện nhiều triệu chứng mới như nhảy, nấc cụt. Chúng đều có khả năng lây lan từ người này qua người khác, nhưng bằng con đường nào thì không ai biết. Nhiều người bệnh cảm thấy quá mệt mỏi dù chẳng làm gì cả. Còn số khác thì bị "tăng động" hơn là mệt mỏi.

Khi von Economo lần đầu tiên gặp một trường hợp viêm não buồn ngủ vào năm 1917, ông đã cố gắng tìm ra nguyên nhân. Ông loại trừ khả năng ngộ độc thực phẩm vì bệnh nhân không có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, ngoài ra thường chỉ có một trường hợp bị nhiễm trong gia đình, một số nạn nhân có thể là trẻ sơ sinh. Ông cũng xem xét đến cả cách bệnh như thương hàn, bệnh bại liệt và bệnh giang mai và các yếu tố khác có thể gây viêm não, thế nhưng tất cả chúng sau đó đều bị loại trừ.

Von Economor nhận thấy rằng tất cả các bệnh nhân đều có các triệu chứng hoang tưởng và các biểu hiện giống cúm. Xem xét dịch cúm Tây Ban Nha vào thời điểm đó, ông tự hỏi liệu "viêm não buồn ngủ" có phải là một loại viêm não do cúm không?

Trước đó, người ta đã phát hiện ra rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa một số bệnh viêm não và cúm. Ví dụ, dịch cúm Nga năm 1889-92 có liên quan mật thiết đến hệ thần kinh và các triệu chứng tâm thần, nhà thần kinh học người Anh gốc Đức Julius Althaus đã mô tả tác động của nó đến hệ thần kinh trung ương là "hàng chục năm bị rối loạn".

Nhưng cuối cùng thì ông cũng nhận thấy rằng có sự khác biệt về giải phẫu thần kinh trong não của những bệnh nhân chết vì viêm não buồn ngủ và những người chết vì viêm não do cúm.

Theo Medical Daily dẫn lời bác sĩ Stavia Blunt đã từng gặp một ca bệnh vào đầu những năm 1990: "Tôi đã bị sốc bởi vẻ ngoài của bệnh nhân. Thật kinh ngạc. Cô ấy có những vết cào cấu kỳ lạ và rất đáng sợ trên tay".

Theo Medical Daily dẫn lời bác sĩ Stavia Blunt đã từng gặp một ca bệnh vào đầu những năm 1990: "Tôi đã bị sốc bởi vẻ ngoài của bệnh nhân. Thật kinh ngạc. Cô ấy có những vết cào cấu kỳ lạ và rất đáng sợ trên tay".

Có một số lượng lớn các trường hợp bệnh nhân cúm trên các tạp chí y khoa vào cuối thế kỷ 19. Theo báo cáo, cơ thể và tinh thần của họ bị tê liệt vì căn bệnh này. Trên thực tế, "bệnh tâm thần hậu cúm" đã thúc đẩy việc điều tra các yếu tố ngoại sinh trong căn nguyên của bệnh tâm thần, vốn là một trong những chủ đề gây tranh cãi nhất trong thần kinh học và tâm thần học trước Thế chiến thứ hai.

Trước đó, "bệnh ngủ" tương tự như bệnh viêm não buồn ngủ xuất hiện sau đại dịch cúm, trong đó nổi tiếng nhất là bệnh cúm năm 1580, 1712, và 1831-1833, và cúm nona vào những năm 1890. Tuy nhiên, vì sự khác biệt về triệu chứng và thiếu thông tin nên không thể đánh giá chúng là cùng một bệnh.

Dựa trên nghiên cứu thực nghiệm trên mô não của bệnh nhân đã qua đời, von Economor kết luận rằng bệnh viêm não buồn ngủ là do một loại virus truyền nhiễm gây ra. Ông và các bác sĩ khác cho rằng cảm cúm có thể làm tăng tính thấm của niêm mạc mũi, khiến virus viêm não xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn.

Điều này dường như giải thích cho sự biến mất cuối cùng của bệnh viêm não buồn ngủ, vì virus gây ra "bệnh cúm Tây Ban Nha" bùng phát vào năm 1918 và hiếm khi có tác động trước những năm 1940.

Nhưng quan điểm này có những sơ hở rõ ràng. Mặc dù bệnh viêm não buồn ngủ bùng phát ở một số thành phố ở Pháp, Anh và Hoa Kỳ ngay sau khi dịch cúm bùng phát, nhưng mốc thời gian của cả hai trường hợp này không trùng nhau trong nhiều trường hợp, và có nhiều bệnh nhân đã xuất hiện trước khi dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát vào năm 1918.

Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm hiện đại đã sử dụng huyết thanh học để kiểm tra mối liên hệ giữa bệnh cúm Tây Ban Nha và viêm não buồn ngủ cũng không tìm thấy RNA hoặc protein nào liên quan giữa hai căn bệnh này.

Năm 1942, nhà vi khuẩn học và thần kinh học Josephine B. Neal đề xuất rằng bệnh viêm não buồn ngủ có thể do một loại virus chưa xác định gây ra, và được Ủy ban Matheson chỉ định hướng dẫn các thử nghiệm lâm sàng về chứng viêm. Khi đó, họ đi theo hai giả thuyết: Viêm não buồn ngủ là do virus herpes, hoặc nhiễm trùng cục bộ do một loại Streptococcus neurophila gây ra, nhưng cuối cùng thì họ cũng không tìm thấy tác nhân gây bệnh cụ thể nào.

Vào những năm 1960, nhà thần kinh học Oliver Sacks người Anh đã bắt đầu đưa ra loại thuốc mang tên L-dopa để điều trị các bệnh nhân bị tê liệt, mơ màng.

Trong số họ có những người mà bác sĩ phải dự đoán nhận thức của họ bằng cách phát ra âm nhạc hoặc ném bóng vào họ. Đôi khi bị các kích thích bên ngoài, họ có thể phản ứng vì bị kích động. Nhưng sau đó, họ lại rơi vào tình trạng hôn mê. Và thực tế là không có gì làm thay đổi được trạng thái quái lạ của họ.

Oliver Sacks cho biết thêm, vào năm 1991, người ta đặt một con búp bê lên người phụ nữ bị đóng băng sau nhiều năm. Phản ứng của người phụ nữ khi bị kích thích đó là thốt lên rằng mình yêu động vật. Người phụ nữ này bắt đầu vuốt ve búp bê và cười, nhưng khi bỏ chúng ra khỏi cơ thể của cô thì bất chợt người phụ nữ này bị đông cứng.

Việc dùng thuốc L-dopa để chữa trị căn bệnh hiếm gặp này vẫn có thể đánh thức được một số bệnh nhân. Một trong số họ đã có khả năng đi bộ, phát triển đầy đủ nhận thức. Nhưng vì một lí do bí ẩn nào đó mà họ lại trở về trạng thái hôn mê như trước.

Năm 2004, Russell Dale, một bác sĩ trẻ tại Bệnh viện Great Ormond Street, đưa ra giả thuyết "viêm não buồn ngủ có thể là một bệnh tự miễn dịch". Ông tin rằng viêm não buồn ngủ có thể là một bệnh tâm thần kinh tự miễn ở trẻ em (PANDAS) liên quan đến nhiễm trùng liên cầu.

Sở dĩ như vậy là do ông và cộng sự quan sát thấy nhiều bệnh nhân có triệu chứng viêm họng nên bắt đầu tìm bằng chứng nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn liên cầu vì đây là nguyên nhân phổ biến gây viêm họng. Cơ thể của một số người có phản ứng miễn dịch rất lớn đối với liên cầu, sau đó vi khuẩn này sẽ tấn công và phá hủy não. Đồng thời, hồ sơ y tế gốc năm 1920 cũng đề cập đến "Diplococcus", là một loại liên cầu, dường như xác nhận phỏng đoán của họ. Nhưng điều này cũng gây tranh cãi, chẳng hạn, hơn 1/3 số bệnh nhân không bị nhiễm liên cầu.

Tuy nhiên, vào năm 2009, Dale và các đồng nghiệp của ông đã đề xuất rằng viêm não buồn ngủ là một bệnh tự miễn dịch gây ra bởi các kháng thể chống lại các thụ thể NMDA. Viêm não thụ thể kháng NMDA là một bệnh viêm não tự miễn thường gặp ở phụ nữ trẻ bị u quái buồng trứng. Nó có những điểm tương đồng nổi bật với bệnh viêm não buồn ngủ, chẳng hạn, cả hai đều thường bắt đầu với các triệu chứng giống như cúm.

Nghiên cứu hiện tại về căn nguyên của bệnh viêm não buồn ngủ còn hạn chế bởi sự khan hiếm và chất lượng kém của các bệnh phẩm hiện có cũng như sự khan hiếm của các trường hợp mới. Nếu không có một đợt dịch viêm não buồn ngủ khác, chúng ta có thể không bao giờ biết được nguyên nhân chính xác của căn bệnh này.

Mặc dù hiện tượng bùng nổ của bệnh viêm não buồn ngủ đã biến mất từ những năm 1940, nhưng điều này không có nghĩa là nó sẽ rời xa chúng ta mãi mãi. Kể từ năm 1990, các nhà khoa học đã ghi nhận gần 20 trường hợp ở Anh.

Như nhà virus học nổi tiếng John Oxford đã nói, cho dù lý do là gì thì nó cũng có thể tấn công con người một lần nữa, nhưng cho đến khi chúng ta biết được nguyên nhân gây ra căn bệnh này, chúng ta không thể ngăn nó xảy ra nữa.

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/viem-nao-buon-ngu-mot-trong-nhung-dich-benh-kho-hieu-nhat-cua-the-ky-20-7202177143417297.htm