Việt Nam chế tạo khí tài 'hồi sinh' pháo hạm AK-230 lỗi thời, hỏng radar

AK-230 là loại pháo hạm phổ biến trên các tàu hải quân đời cũ của Việt Nam, qua nhiều gian dài sử dụng, hệ thống radar dẫn bắn đã hư hỏng, cần thay thế. Việt Nam đã tự nâng cấp chế tạo hệ thống ngắm mới vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo yêu cầu kỹ chiến thuật của vũ khí.

AK-230 là một loại pháo hạm vô cùng phổ biến trên các chiến hạm đời cũ của hải quân Việt Nam. Pháo do Liên Xô chế tạo với số lượng lớn và trang bị trên các chiến hạm thuộc hải quân Liên Xô cũng như xuất khẩu, người Trung Quốc cũng chế tạo loại pháo này với tên gọi Type-69. Ảnh: Pháo AK-230 trên tàu tên lửa Osa 361 của vùng 3 hải quân.

AK-230 là một loại pháo hạm vô cùng phổ biến trên các chiến hạm đời cũ của hải quân Việt Nam. Pháo do Liên Xô chế tạo với số lượng lớn và trang bị trên các chiến hạm thuộc hải quân Liên Xô cũng như xuất khẩu, người Trung Quốc cũng chế tạo loại pháo này với tên gọi Type-69. Ảnh: Pháo AK-230 trên tàu tên lửa Osa 361 của vùng 3 hải quân.

 Pháo hạm AK-230 sử dụng 2 nòng NN-30 cỡ 30mm được làm mát bằng nước, chính thức gia nhập biên chế hải quân Xô Viết từ năm 1962, đến nay đã bị thay thế hoàn toàn trên các tàu chiến Nga bằng loại pháo cao tốc AK-630 hoặc các loại pháo khác. Ảnh: Cận cảnh nòng pháo NN-30 của pháo AK-230

Pháo hạm AK-230 sử dụng 2 nòng NN-30 cỡ 30mm được làm mát bằng nước, chính thức gia nhập biên chế hải quân Xô Viết từ năm 1962, đến nay đã bị thay thế hoàn toàn trên các tàu chiến Nga bằng loại pháo cao tốc AK-630 hoặc các loại pháo khác. Ảnh: Cận cảnh nòng pháo NN-30 của pháo AK-230

Hệ thống nặng hơn 1.900kg, tốc độ bắn 1000 phát/phút mỗi nòng, tầm bắn tối đa đối với mục tiêu mặt nước là 6.5km và 4km đối với mục tiêu bay, sơ tốc đạn 1050m/s, cơ số đạn 500 viên cho mỗi nòng pháo. Ảnh: Pháo AK-230 của tàu Osa số hiệu 359 vùng 3 hải quân. Nguồn: Baohaiquanvietnam.vn

Hệ thống nặng hơn 1.900kg, tốc độ bắn 1000 phát/phút mỗi nòng, tầm bắn tối đa đối với mục tiêu mặt nước là 6.5km và 4km đối với mục tiêu bay, sơ tốc đạn 1050m/s, cơ số đạn 500 viên cho mỗi nòng pháo. Ảnh: Pháo AK-230 của tàu Osa số hiệu 359 vùng 3 hải quân. Nguồn: Baohaiquanvietnam.vn

Hiện nay, tuy đã lạc hậu nhưng vẫn còn nhiều tàu chiến loại cũ trong biên chế hải quân Việt Nam sử dụng loại pháo này như: Tàu tên lửa Osa, tàu phóng lôi Shershen, tàu quét mìn Sonya, tàu đổ bộ Polnocny,... Ảnh: Bảo dưỡng pháo AK-230 trên tàu Osa.

Hiện nay, tuy đã lạc hậu nhưng vẫn còn nhiều tàu chiến loại cũ trong biên chế hải quân Việt Nam sử dụng loại pháo này như: Tàu tên lửa Osa, tàu phóng lôi Shershen, tàu quét mìn Sonya, tàu đổ bộ Polnocny,... Ảnh: Bảo dưỡng pháo AK-230 trên tàu Osa.

Dẫn bắn cho các pháo AK-230 này là loại radar kiểm soát hỏa lực MR-104 Dum Tilt, tầm quét tối đa 22.2km, xục sạo tìm kiếm mục tiêu trên không và mặt nước, chuyển thông số của mục tiêu cho pháo, dẫn bắn pháo AK-230. Ảnh: Pháo AK-230 và radar dẫn bắn MR-104 của tàu tên lửa Osa.

Dẫn bắn cho các pháo AK-230 này là loại radar kiểm soát hỏa lực MR-104 Dum Tilt, tầm quét tối đa 22.2km, xục sạo tìm kiếm mục tiêu trên không và mặt nước, chuyển thông số của mục tiêu cho pháo, dẫn bắn pháo AK-230. Ảnh: Pháo AK-230 và radar dẫn bắn MR-104 của tàu tên lửa Osa.

Tuy nhiên qua thời gian dài sử dụng, các hệ thống radar MR-104 trên các tàu đã bị hư hỏng, xuống cấp nặng nề, nhiều tàu không còn sử dụng được, đặt ra yêu cầu thay thế. Hệ thống mạch điện và khí nén cũng han và rò rỉ theo thời gian. Ảnh: Pháo AK-230 và radar MR-104 của tàu phóng lôi Shershen vùng 1 hải quân. Nguồn: TTXVN

Tuy nhiên qua thời gian dài sử dụng, các hệ thống radar MR-104 trên các tàu đã bị hư hỏng, xuống cấp nặng nề, nhiều tàu không còn sử dụng được, đặt ra yêu cầu thay thế. Hệ thống mạch điện và khí nén cũng han và rò rỉ theo thời gian. Ảnh: Pháo AK-230 và radar MR-104 của tàu phóng lôi Shershen vùng 1 hải quân. Nguồn: TTXVN

Đặc biệt trên tàu quét mìn lớp Sonya đề án 1265 không hề có radar dẫn bắn dành cho pháo AK-230 mà chỉ sử dụng cột ngắm thông thường, rất bất cập trong trường hợp sương mù, ban đêm hay mưa bão khi không thể có tầm nhìn xa. Ảnh: Tàu quét mìn Sonya số hiệu 862 với pháo hạm AK-230 ở trước mũi tàu.

Đặc biệt trên tàu quét mìn lớp Sonya đề án 1265 không hề có radar dẫn bắn dành cho pháo AK-230 mà chỉ sử dụng cột ngắm thông thường, rất bất cập trong trường hợp sương mù, ban đêm hay mưa bão khi không thể có tầm nhìn xa. Ảnh: Tàu quét mìn Sonya số hiệu 862 với pháo hạm AK-230 ở trước mũi tàu.

Điều này đặt ra việc phải mua mới thay thế các radar MR-104. Đây là một loại radar cũ, không còn sử dụng nhiều trong quân đội Nga, việc mua mới loại radar này sẽ tốn hàng chục triệu USD vô cùng tốn kém. Ảnh: Đoàn cán bộ tham quan pháo AK-230 của tàu tên lửa Osa. Nguồn: THHQ

Điều này đặt ra việc phải mua mới thay thế các radar MR-104. Đây là một loại radar cũ, không còn sử dụng nhiều trong quân đội Nga, việc mua mới loại radar này sẽ tốn hàng chục triệu USD vô cùng tốn kém. Ảnh: Đoàn cán bộ tham quan pháo AK-230 của tàu tên lửa Osa. Nguồn: THHQ

Mới đây, các kỹ sư của Phòng tích hợp kỹ thuật điều khiển – Viện Kỹ thuật Hải quân đã cho ra mắt sáng kiến cột ngắm bắn tích hợp kính ngắm ngày – đêm và hệ thống đo xa laser thay thế cho các radar dẫn bắn MR-104 đã hỏng trên các tàu.

Mới đây, các kỹ sư của Phòng tích hợp kỹ thuật điều khiển – Viện Kỹ thuật Hải quân đã cho ra mắt sáng kiến cột ngắm bắn tích hợp kính ngắm ngày – đêm và hệ thống đo xa laser thay thế cho các radar dẫn bắn MR-104 đã hỏng trên các tàu.

Bộ khí tài mới cho chức năng tương đương với giá thành rẻ, chỉ 7 tỷ đồng, so với việc tốn hàng chục triệu USD cho việc mua mới radar. Ngoài ra, cụm thiết bị này còn có kích thước gọn gàng, tiêu thụ ít điện năng, mở ra khả năng thay thế cho các tàu còn trong trang bị, nhất là khi radar MR-104 nguyên bản đã có tuổi đời hàng chục năm, hệ số kỹ thuật không còn đảm bảo Ảnh: Phó đô đốc Phạm Hoài Nam – Tư lệnh quân chủng hải quân sử dụng cột ngắm do Việt Nam tự chế tạo trên tàu hải quân.

Bộ khí tài mới cho chức năng tương đương với giá thành rẻ, chỉ 7 tỷ đồng, so với việc tốn hàng chục triệu USD cho việc mua mới radar. Ngoài ra, cụm thiết bị này còn có kích thước gọn gàng, tiêu thụ ít điện năng, mở ra khả năng thay thế cho các tàu còn trong trang bị, nhất là khi radar MR-104 nguyên bản đã có tuổi đời hàng chục năm, hệ số kỹ thuật không còn đảm bảo Ảnh: Phó đô đốc Phạm Hoài Nam – Tư lệnh quân chủng hải quân sử dụng cột ngắm do Việt Nam tự chế tạo trên tàu hải quân.

Việc tích hợp, chế tạo loại khí tài mới này sẽ giúp cho cán bộ chiến sĩ có thể tiếp tục sử dụng pháo AK-230 trên các tàu một cách tốt nhất, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, tăng thêm sức mạnh cho lực lượng tuyến đầu trong công tác gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc này. Ảnh: Tàu tên lửa Osa xuất bến đi làm nhiệm vụ, Việt Nam có trong biên chế 8 tàu loại này. Nguồn: THHQ

Việc tích hợp, chế tạo loại khí tài mới này sẽ giúp cho cán bộ chiến sĩ có thể tiếp tục sử dụng pháo AK-230 trên các tàu một cách tốt nhất, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, tăng thêm sức mạnh cho lực lượng tuyến đầu trong công tác gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc này. Ảnh: Tàu tên lửa Osa xuất bến đi làm nhiệm vụ, Việt Nam có trong biên chế 8 tàu loại này. Nguồn: THHQ

Video Khả năng tấn công chớp nhoáng của tàu chiến tốc độ cao bậc nhất Việt Nam - Nguồn: QPVN

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/viet-nam-che-tao-khi-tai-hoi-sinh-phao-ham-ak-230-loi-thoi-hong-radar-1388737.html