Việt Nam có bao nhiêu con sông xuyên biên giới?
Việt Nam có hàng chục sông xuyên biên giới. Trong đó có những sông lớn như sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Đà.

1. Việt Nam có bao nhiêu con sông?
icon
2360
icon
2370
icon
2380
Câu trả lời đúng là đáp án A: Việt Nam hiện có 2360 con sông dài trên 10km, trong đó 93% là các con sông ngắn và nhỏ, chảy liên tỉnh.

2. Việt Nam có bao nhiêu con sông xuyên biên giới?
icon
22
icon
23
icon
24
Câu trả lời đúng là đáp án B: Việt Nam có 23 sông xuyên biên giới. Trong đó có những sông lớn như sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Đà.

3. Việt Nam có bao nhiêu con sông chảy liên tỉnh?
icon
396
icon
395
icon
392
Câu trả lời đúng là đáp án C: Việt Nam có hơn 2.360 con sông dài từ 10km trở lên, trong đó 109 sông chính. Còn theo danh mục quản lý đường sông Việt Nam năm 2010, cả nước có 392 sông chảy liên tỉnh, trong đó 191 tuyến sông, kênh với tổng chiều dài hơn 6.700km.

4. Sông dài nhất chảy qua lãnh thổ Việt Nam?
icon
Sông Mekong
icon
Sông Đà
icon
Sông Mã
Câu trả lời đúng là đáp án A: Sông Mekong xuất phát từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam. Tính theo độ dài đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 triệu m³). Lưu lượng trung bình 13.200m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000m³/s. Lưu vực của nó rộng khoảng 795.000km² (theo số liệu của Ủy ban sông Mê Kông) hoặc hơn 810.000km² (theo số liệu của Encyclopaedia Britannica 2004).

5. Đâu là con sông nội địa dài nhất Việt Nam?
icon
Sông Hồng
icon
Sông Cửu Long
icon
Sông Đồng Nai
Câu trả lời đúng là đáp án C: Sông Đồng Nai dài 586 km (364 dặm), lưu vực rộng 38.600 km2. Các phụ lưu chính sông Đồng Nai gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đa Hoai và sông Vàm Cỏ. Theo Sông ngòi Việt Nam (NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1983), sông Đồng Nai bắt nguồn từ vùng núi phía bắc thuộc cao nguyên LangBiang ở độ cao 1.770 m. Hướng chảy chính của nó là Đông Bắc - Tây Nam và Bắc - Nam. Sau khi hợp hai nhánh Đa Nhim và Đa Dung, sông Đồng Nai vòng bao lưu vực sông La Ngà, chảy qua nhiều thác ghềnh, thác cuối cùng nổi tiếng là Trị An, cách Biên Hòa 30 km. Qua Trị An, sông Đồng Nai chảy vào đồng bằng. Ở thượng lưu thác Trị An, sông Đồng Nai có nhánh lớn La Ngà gia nhập, với diện tích lưu vực 4.100 km2. Ở hạ lưu thác Trị An, lại nhận thêm nhánh sông Bé với diện tích lưu vực 8.200 km2. Về phía tây lưu vực có sông Sài Gòn bắt nguồn từ cao nguyên Hớn Quản chảy song song với sông Bé và đổ vào sông Đồng Nai. Từ thượng nguồn đến hợp lưu với sông Sài Gòn, dòng sông chính dài khoảng 530 km. Đoạn sông Đồng Nai từ đó đến chỗ gặp sông Vàm Cỏ có tên là sông Nhà Bè. Đoạn này dài khoảng 34 km. Sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ chảy trong đồng bằng thấp nên thủy triều ảnh hưởng lên đến tận nguồn. Hệ thống phân lưu ở cửa sông Đồng Nai rất phức tạp giữa vùng cửa Soài Rạp và mũi Ô Cấp hai bên bán đảo Cần Giờ, với những diện tích rộng lớn chằng chịt rừng tràm, rừng đước.

6. Dòng sông chảy ngược Kỳ Cùng thuộc tỉnh nào của Việt Nam?
icon
Lạng Sơn
icon
Cao Bằng
icon
Bắc Kạn
Câu trả lời đúng là đáp án A: Sông Kỳ Cùng là sông chính của tỉnh Lạng Sơn, chảy trên Việt Nam dài khoảng 243 km. Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc không chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để đổ vào biển Đông mà chảy ngược theo hướng Đông Nam - Tây Bắc lên Trung Quốc. Sông bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1.166 m thuộc huyện Đình Lập, chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc qua thành phố Lạng Sơn. Khi cách thành phố này khoảng 22 km, sông đổi hướng Nam - Bắc tới thị trấn Văn Lãng rồi lại đổi hướng thành Đông Nam - Tây Bắc trước khi rẽ sang hướng Đông ở gần thị trấn Thất Khê. Từ Thất Khê, sông chảy gần như theo đường vòng cung, cho tới khi vượt biên giới sang Trung Quốc để hợp lưu với sông Bằng Giang tại thị trấn Long Châu (Quảng Tây, Trung Quốc). Ngoài Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn còn có rất nhiều sông suối khác như Bản Thí, Bắc Giang, Bắc Khê, sông Thương...

7. Hồ nước ngọt nào lớn nhất Việt Nam?
icon
Ba Bể
icon
Hồ Tây
icon
Hồ Thác Bà
Câu trả lời đúng là đáp án A: Hồ Ba Bể nằm trong vườn quốc gia Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn. Nơi đây có hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với 417 loài thực vật, 299 loài động vật có xương sống, trong hồ có 49 loài cá nước ngọt. Ba Bể là một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất Việt Nam, thuộc top 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới. Diện tích mặt hồ Ba Bể khoảng 6,5 km2, là nơi hợp lưu của ba con sông Ta Han, Nam Cương và Cho Leng. Hồ có ba nhánh thông nhau nên gọi là Ba Bể. Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn, hồ được hình thành cách đây hơn 200 triệu năm từ một vùng đá vôi bị sụt xuống do nước chảy ngầm đã đục rỗng lòng khối núi. Giá trị lớn nhất của Ba Bể là cảnh quan địa chất độc đáo, giá trị địa chất địa mạo và đa dạng sinh học. Hồ Ba Bể được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1996, xếp hạng là di tích danh thắng quốc gia đặc biệt năm 2012. Vẻ đẹp của hồ nước tự nhiên tọa lạc giữa những dãy núi đá vôi rộng lớn, mang đậm nét hoang sơ, thơ mộng. Ba Bể là điểm du lịch quen thuộc với nhiều du khách khi tới thăm Bắc Kạn.
8. Hồ tự nhiên rộng thứ nhì Việt Nam có tên là gì?
icon
Hồ Lăk
icon
Hồ Tơ Nưng
icon
Hồ Trị An
Câu trả lời đúng là đáp án C: Hồ Lăk ở huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk, rộng hơn 6,2 km2. Đây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk, lớn thứ hai Việt Nam, chỉ sau hồ Ba Bể. Hồ được nhiều đồi núi bao bọc, đặc biệt ở thượng nguồn là dãy núi Chư Yang Sin với đỉnh núi cao 2.442 m so với mực nước biển. Nhờ những cánh rừng nguyên sinh với hệ thực vật phong phú bao phủ, nguồn nước ở hồ Lăk ít khi bị khô cạn, kể cả về mùa khô Tây Nguyên. Đứng trên cao nhìn xuống, mặt hồ Lắk rộng, phẳng lặng, phản chiếu hình bóng của núi rừng, mang đến cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ. Xung quanh hồ Lăk là những cánh đồng lúa nước, xen lẫn các buôn làng của đồng bào M'nông như buôn Lê, buôn Jun, buôn M'liêng. Theo ngôn ngữ của dân tộc M'nông thì từ "Lăk" có nghĩa là "nước". Hồ Lăk gắn liền với truyền thuyết về lửa và nước của đồng bào M'nông. Chuyện kể rằng, ngày xửa, không biết vì nguyên cớ gì thần nước và thần lửa bỗng mâu thuẫn với nhau. Sau một trận kịch chiến, thần nước thua trận phải chui vào một tảng đá. Từ đó, hạn hán xảy ra, mấy năm liền không có mưa, cây cối và súc vật chết hết. Dân làng ngửa mặt lên trời, tiếng ai oán dậy đất. Một hôm, có một chàng trai nghèo ra đi với quyết tâm tìm ra nguồn nước cho buôn làng. Trong một lần mệt mỏi, chàng trai ngồi nghỉ trên một tảng đá có một chú lươn đang nằm cuộn tròn. Chàng bắt chú lươn đó đem về bỏ trong một cái nồi, sáng hôm sau chàng bỗng thấy có những giọt nước từ miệng lươn nhả ra, đọng dưới đáy nồi. Chàng linh cảm rằng thần Nước đây rồi. Chàng bèn thả lươn ra rồi lần theo dấu lươn trườn mà đi theo, đến khi thấy một hồ nước mênh mông hiện ra. Hồ Lăk có từ đấy.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm