Việt Nam có bao nhiêu tỉnh không giáp biển?

Bờ biển Việt Nam dài 3.260km. Gần 1 nửa tỉnh/thành trên cả nước có đường bờ biển.

1. Cả nước có bao nhiêu tỉnh/thành giáp biển?

27
28
29

Chính xác

Bờ biển Việt Nam tính từ cực đông Thành phố Móng Cái đến cực tây Thành phố Hà Tiên có chiều dài là 3.260 km (tính cả chiều dài bờ biển). Bao gồm 28 tỉnh, thành nằm dọc theo duyên hải từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang. Từ Bắc vào Nam, các tỉnh thành có biển lần lượt là: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Như vậy, 35 tỉnh thành còn lại không giáp biển.

2. Tỉnh nào có đường bờ biển dài nhất Việt Nam?

Quảng Ninh
Khánh Hòa
Cà Mau

Chính xác

Khánh Hòa thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ giáp với tỉnh Phú Yên về hướng Bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng Nam và Biển Đông về hướng Đông; có mũi Hòn Ðôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực Ðông trên đất liền của nước ta. Bờ biển dài 385 km với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn. Ðặc biệt, Khánh Hòa có Trường Sa là huyện đảo, nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng trọng yếu.

3. Tỉnh duy nhất nào có cả đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc

Quảng Ninh
Hải Phòng
Thái Bình

Chính xác

Việt Nam có 7 tỉnh có đường biên giới với các tỉnh phía Trung Quốc bao gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Quảng Ninh có tọa độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Trung Quốc. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 118.825 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km.

4. Thành phố Hồ Chí Minh có biển không?


Không

Chính xác

Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Bình Dương. Phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An Phía đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Phía nam giáp Biển Đông và tỉnh Tiền Giang

Thành phố Hồ Chí Minh có mặt tiền là biển Đông, đó là khoảng 20 km bờ biển thuộc huyện Cần Giờ, hai vịnh Gành Rái (sông Lòng Tàu) và Đồng Tranh (sông Soài Rạp) là cửa ngõ nối liền thành phố, miền Đông Nam Bộ với biển Đông.

5. Huyện Cần Giờ được sáp nhập vào TPHCM năm nào?

1976
1978
1980

Chính xác

Cần Giờ là huyện duy nhất giáp biển ở Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở phía đông nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50km đường bộ. Huyện nằm tách biệt với các địa phương lận cận, có vị trí địa lý. Phía đông giáp thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phía tây giáp các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, tỉnh Long An và huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Phía nam giáp Biển Đông. Tháng 2/1976, huyện Duyên Hải thuộc tỉnh Đồng Nai (tỉnh mới được thành lập do hợp nhất tỉnh Biên Hòa, tỉnh Bà Rịa và tỉnh Long Khánh trước đó). Ngày 29/12/1978, huyện Duyên Hải được sáp nhập vào Thành phố Hồ Chí Minh (căn cứ theo nghị quyết của Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4.

Lê Huyền

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/viet-nam-co-bao-nhieu-tinh-giap-bien-tinh-nao-co-duong-bo-bien-dai-nhat-2329605.html