Việt Nam đã loại biên từ lâu, Trung Quốc, Ấn Độ vẫn dùng MiG-21

Cả Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có lực lượng không quân thuộc loại 'top' của thế giới, với nhiều máy bay chiến đấu hiện đại. Nhưng tại sao họ không cho loại biên các 'ông già' MiG-21 và J-7 của họ?

Cuối tháng 6 vừa qua, Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) đã đưa máy bay chiến đấu J-7 (một bản sao MiG-21 của Liên Xô), để tiến hành các cuộc tập trận gần vùng lãnh thổ Đài Loan.

Cuối tháng 6 vừa qua, Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) đã đưa máy bay chiến đấu J-7 (một bản sao MiG-21 của Liên Xô), để tiến hành các cuộc tập trận gần vùng lãnh thổ Đài Loan.

Trung Quốc gần đây thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận trong Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan; những hành động này được Mỹ coi là hành động thù địch và là nhân tố gây mất căng thẳng khu vực; trong khi Trung Quốc cho rằng, tuyên bố chủ quyền của Đài Loan là không có giá trị.

Trung Quốc gần đây thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận trong Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan; những hành động này được Mỹ coi là hành động thù địch và là nhân tố gây mất căng thẳng khu vực; trong khi Trung Quốc cho rằng, tuyên bố chủ quyền của Đài Loan là không có giá trị.

Trong một tuyên bố, các quan chức quốc phòng Đài Loan cho biết, đã có tổng cộng 7 máy bay PLA, cụ thể là một máy bay tác chiến điện tử Y-8, 2 máy bay chiến đấu J-16 và 4 máy bay chiến đấu J-7, đã tiến vào Vùng nhận dạng phòng không Tây Nam của Đài Loan, trong cuộc tập trận vào tháng 6.

Trong một tuyên bố, các quan chức quốc phòng Đài Loan cho biết, đã có tổng cộng 7 máy bay PLA, cụ thể là một máy bay tác chiến điện tử Y-8, 2 máy bay chiến đấu J-16 và 4 máy bay chiến đấu J-7, đã tiến vào Vùng nhận dạng phòng không Tây Nam của Đài Loan, trong cuộc tập trận vào tháng 6.

Nhưng điều khiến giới quân sự ngạc nhiên, đó là sự hiện diện của tiêm kích J-7, loại chiến đấu cơ mà Trung Quốc sản xuất đã ngừng sản xuất từ năm 2013. Các chuyên gia cho rằng, mặc dù số J-7 đã lạc hậu, nhưng nó vẫn còn vai trò nhất định trong chiến đấu.

Nhưng điều khiến giới quân sự ngạc nhiên, đó là sự hiện diện của tiêm kích J-7, loại chiến đấu cơ mà Trung Quốc sản xuất đã ngừng sản xuất từ năm 2013. Các chuyên gia cho rằng, mặc dù số J-7 đã lạc hậu, nhưng nó vẫn còn vai trò nhất định trong chiến đấu.

Phía Đài Loan cho rằng, J-7 có thể đang thực hành các hoạt động tác chiến với máy bay tác chiến điện tử Y-8; còn các nhà bình luận Trung Quốc cho rằng, J-7 là lực lượng dự bị số đông của PLAAF. Số J-7 hiện còn trong biên chế PLAAF, là biến thể mới nhất, với hệ thống điện tử hàng không và vũ khí tương đối hiện đại.

Phía Đài Loan cho rằng, J-7 có thể đang thực hành các hoạt động tác chiến với máy bay tác chiến điện tử Y-8; còn các nhà bình luận Trung Quốc cho rằng, J-7 là lực lượng dự bị số đông của PLAAF. Số J-7 hiện còn trong biên chế PLAAF, là biến thể mới nhất, với hệ thống điện tử hàng không và vũ khí tương đối hiện đại.

Song Zhongping, một chuyên gia quân sự của Trung Quốc đại lục, nói với tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc: “Số máy bay chiến đấu cũ này có thể đóng vai trò hộ tống cho các máy bay bảo đảm như tác chiến điện tử, tiếp dầu, vận tải và hỗ trợ các máy bay chiến đấu tiên tiến hơn”.

Song Zhongping, một chuyên gia quân sự của Trung Quốc đại lục, nói với tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc: “Số máy bay chiến đấu cũ này có thể đóng vai trò hộ tống cho các máy bay bảo đảm như tác chiến điện tử, tiếp dầu, vận tải và hỗ trợ các máy bay chiến đấu tiên tiến hơn”.

J-7 hoàn toàn có thể được trang bị tên lửa không đối không hiện đại và thực hiện các “nhóm nhiệm vụ”; đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Những chiếc J-7 cũ hơn, có thể sửa đổi thành những máy bay chiến đấu không người lái, sử dụng vào các hoạt động chế áp Hệ thống phòng không của đối phương (SEAD).

J-7 hoàn toàn có thể được trang bị tên lửa không đối không hiện đại và thực hiện các “nhóm nhiệm vụ”; đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Những chiếc J-7 cũ hơn, có thể sửa đổi thành những máy bay chiến đấu không người lái, sử dụng vào các hoạt động chế áp Hệ thống phòng không của đối phương (SEAD).

Điều này đặt ra câu hỏi đó là, J-7 sẽ đảm nhiệm vai trò gì, khi tác chiến cùng với J-11, J-16 tiên tiến hơn và liệu đủ sức đối đầu với F-16 và F-CK-1 của Đài Loan? Nhưng trước mắt, với số lượng J-7 “ấn tượng”, có thể gây “sốc” cho cả với những lực lượng không quân mạnh như Mỹ.

Điều này đặt ra câu hỏi đó là, J-7 sẽ đảm nhiệm vai trò gì, khi tác chiến cùng với J-11, J-16 tiên tiến hơn và liệu đủ sức đối đầu với F-16 và F-CK-1 của Đài Loan? Nhưng trước mắt, với số lượng J-7 “ấn tượng”, có thể gây “sốc” cho cả với những lực lượng không quân mạnh như Mỹ.

Trung Quốc có thể sử dụng chiến thuật “biển người” cổ điển của họ, hiểu đơn giản là họ đưa ra quá nhiều mục tiêu, để đối phương có thể lựa chọn và tiêu diệt; đồng thời cho phép số “sống sót” có thể vượt qua. Tuy nhiên chiến thuật "biển người" của Trung Quốc chỉ sử dụng, khi có sự tham chiến của Mỹ.

Trung Quốc có thể sử dụng chiến thuật “biển người” cổ điển của họ, hiểu đơn giản là họ đưa ra quá nhiều mục tiêu, để đối phương có thể lựa chọn và tiêu diệt; đồng thời cho phép số “sống sót” có thể vượt qua. Tuy nhiên chiến thuật "biển người" của Trung Quốc chỉ sử dụng, khi có sự tham chiến của Mỹ.

Với một radar cơ bản, bộ thiết bị điện tử tiên tiến vừa phải, cùng khả năng phóng tên lửa phòng không tầm trung (MRAAM) và một số tính năng khác; dưới sự hỗ trợ của máy bay tác chiến điện tử như Y-8, J-7 có thể hỗ trợ các máy bay chiến đấu tiên tiến hơn, như đánh chặn máy bay chiến đấu của đối phương.

Với một radar cơ bản, bộ thiết bị điện tử tiên tiến vừa phải, cùng khả năng phóng tên lửa phòng không tầm trung (MRAAM) và một số tính năng khác; dưới sự hỗ trợ của máy bay tác chiến điện tử như Y-8, J-7 có thể hỗ trợ các máy bay chiến đấu tiên tiến hơn, như đánh chặn máy bay chiến đấu của đối phương.

Mặc dù Trung Quốc có kế hoạch loại bỏ J-7 sớm, nhưng điều đó không có nghĩa là số J-7 của Trung Quốc đã lạc hậu như số MiG-21 Bisons của Ấn Độ; do những chiếc J-7 của Trung Quốc phần lớn được sản xuất trong giai đoạn từ 2003 đến 2013, còn của Ấn Độ đều được sản xuất trong thập niên 1980.

Mặc dù Trung Quốc có kế hoạch loại bỏ J-7 sớm, nhưng điều đó không có nghĩa là số J-7 của Trung Quốc đã lạc hậu như số MiG-21 Bisons của Ấn Độ; do những chiếc J-7 của Trung Quốc phần lớn được sản xuất trong giai đoạn từ 2003 đến 2013, còn của Ấn Độ đều được sản xuất trong thập niên 1980.

Mặc dù MiG-21 của Không quân Ấn Độ (IAF) đã bắn hạ được máy bay chiến đấu F-15 của Không quân Mỹ trong cuộc tập trận Cope India 2003 ở Gwalior. Nhưng trong không chiến thật, MiG-21 của IAF đã bị F-16 của Không quân Pakistan bắn hạ ở Kashmir vào tháng 2/2019.

Mặc dù MiG-21 của Không quân Ấn Độ (IAF) đã bắn hạ được máy bay chiến đấu F-15 của Không quân Mỹ trong cuộc tập trận Cope India 2003 ở Gwalior. Nhưng trong không chiến thật, MiG-21 của IAF đã bị F-16 của Không quân Pakistan bắn hạ ở Kashmir vào tháng 2/2019.

Trung Quốc từ lâu đã tự chủ trong việc “sao chép” MiG-21 thành J-7; thậm chí họ còn có nhiều cải tiến với chiếc máy bay được mệnh danh “tên lửa có người lái” này. Khi Liên Xô ngừng sản xuất MiG-21, Trung Quốc cũng là quốc gia duy nhất, tiếp tục sản xuất loại chiến đấu này.

Trung Quốc từ lâu đã tự chủ trong việc “sao chép” MiG-21 thành J-7; thậm chí họ còn có nhiều cải tiến với chiếc máy bay được mệnh danh “tên lửa có người lái” này. Khi Liên Xô ngừng sản xuất MiG-21, Trung Quốc cũng là quốc gia duy nhất, tiếp tục sản xuất loại chiến đấu này.

Việc J-7 được sản xuất hoàn toàn tại Trung Quốc, cho phép họ kiểm soát toàn bộ phụ tùng thay thế và dây chuyền sản xuất máy bay, tự chủ hoàn toàn việc nâng cấp máy bay. Ngược lại, Ấn Độ không bao giờ sản xuất MiG-21 và do đó, phải phụ thuộc vào phụ tùng thay thế từ Nga.

Việc J-7 được sản xuất hoàn toàn tại Trung Quốc, cho phép họ kiểm soát toàn bộ phụ tùng thay thế và dây chuyền sản xuất máy bay, tự chủ hoàn toàn việc nâng cấp máy bay. Ngược lại, Ấn Độ không bao giờ sản xuất MiG-21 và do đó, phải phụ thuộc vào phụ tùng thay thế từ Nga.

Tập đoàn Máy bay Thành Đô của Trung Quốc nắm toàn bộ thiết kế, cho phép họ nâng cấp theo ý muốn. Trong khi các máy bay MiG-21 của Ấn Độ cũng được nâng cấp, nhưng với thiết bị điện tử của Israel, và trên khung máy bay cũ. Việc thiếu phụ tùng thay thế, đã gây ra các vấn đề nghiêm trọng về khả năng bảo trì, dẫn đến nhiều vụ tai nạn.

Tập đoàn Máy bay Thành Đô của Trung Quốc nắm toàn bộ thiết kế, cho phép họ nâng cấp theo ý muốn. Trong khi các máy bay MiG-21 của Ấn Độ cũng được nâng cấp, nhưng với thiết bị điện tử của Israel, và trên khung máy bay cũ. Việc thiếu phụ tùng thay thế, đã gây ra các vấn đề nghiêm trọng về khả năng bảo trì, dẫn đến nhiều vụ tai nạn.

Việc sử dụng các máy bay cũ, để sử dụng với chiến thuật “biển máy bay”, trong một cuộc tiến công “dồn dập”, “tổng lực” với Mỹ và đồng minh ở Đông Á, cũng có thể gây khó khăn nhất định cho không quân Mỹ.

Việc sử dụng các máy bay cũ, để sử dụng với chiến thuật “biển máy bay”, trong một cuộc tiến công “dồn dập”, “tổng lực” với Mỹ và đồng minh ở Đông Á, cũng có thể gây khó khăn nhất định cho không quân Mỹ.

Một câu hỏi thú vị đặt ra, là với việc kết hợp cả máy bay hiện đại (như J-20) và đã lạc hậu (như J-7, Q-5), liệu Trung Quốc có vượt qua được Không quân Mỹ? Theo nghiên cứu của Rand Corporation, tất cả các kịch bản đều cho thấy, với chiến thuật “biển tàu”, “biển máy bay”, Quân đội Trung Quốc có thể dễ dàng vượt qua bất kỳ hệ thống phòng thủ nào của đối phương.

Một câu hỏi thú vị đặt ra, là với việc kết hợp cả máy bay hiện đại (như J-20) và đã lạc hậu (như J-7, Q-5), liệu Trung Quốc có vượt qua được Không quân Mỹ? Theo nghiên cứu của Rand Corporation, tất cả các kịch bản đều cho thấy, với chiến thuật “biển tàu”, “biển máy bay”, Quân đội Trung Quốc có thể dễ dàng vượt qua bất kỳ hệ thống phòng thủ nào của đối phương.

Đó là chưa kể đến việc Trung Quốc còn sở hữu “lợi thế sân nhà”, đó là có sự hỗ trợ hậu cần tốt hơn, vì căn cứ của họ đều ở Đại lục; trong khi đó căn cứ hậu cần của Mỹ ở rất xa và mỏng.

Đó là chưa kể đến việc Trung Quốc còn sở hữu “lợi thế sân nhà”, đó là có sự hỗ trợ hậu cần tốt hơn, vì căn cứ của họ đều ở Đại lục; trong khi đó căn cứ hậu cần của Mỹ ở rất xa và mỏng.

Phó Nguyên soái Không quân Ấn Độ Manmohan Bahadur của Không quân Ấn Độ, đã tổng kết một triết lý không chiến quan trọng khi cho rằng: “Các cuộc không chiến, không phải là cuộc chiến đơn thuần giữa tính năng của các máy bay; mà là giữa các học thuyết quân sự và chiến thuật. Nó phụ thuộc vào cách, một quốc gia sử dụng những gì họ có trong trận chiến”. Nguồn ảnh: QQ.

Phó Nguyên soái Không quân Ấn Độ Manmohan Bahadur của Không quân Ấn Độ, đã tổng kết một triết lý không chiến quan trọng khi cho rằng: “Các cuộc không chiến, không phải là cuộc chiến đơn thuần giữa tính năng của các máy bay; mà là giữa các học thuyết quân sự và chiến thuật. Nó phụ thuộc vào cách, một quốc gia sử dụng những gì họ có trong trận chiến”. Nguồn ảnh: QQ.

MiG-21 cũng từng được lực lượng Không quân Việt Nam sử dụng, và xác lập được rất nhiều chiến tích cực kỳ huy hoàng. Nguồn: QPVN.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/viet-nam-da-loai-bien-tu-lau-trung-quoc-an-do-van-dung-mig-21-1587282.html