Việt Nam đứng đầu danh sách các quốc gia châu Á tạo động lực làm việc cho nhân viên tốt nhất

Hầu hết chúng ta đều dành phần lớn thời gian lao động tại nơi làm việc, vì vậy công việc sẽ có tác động đến sức khỏe tinh thần cũng như thể chất của người lao động.

Theo trang CNBC, trong khi công việc có thể mang lại căng thẳng, buồn bã và tức giận cho một số người thì những người khác lại tìm thấy sự thỏa mãn và hạnh phúc thông qua công việc.

Theo báo cáo Tình trạng nơi làm việc toàn cầu năm 2024 của Gallup, 83% số người tham gia khảo sát ở Phần Lan cho biết họ tìm thấy động lực mạnh để phát triển công việc. Ảnh: Jacoblund | Istock | Getty ImagesT

Theo báo cáo Tình trạng nơi làm việc toàn cầu năm 2024 của Gallup, 83% số người tham gia khảo sát ở Phần Lan cho biết họ tìm thấy động lực mạnh để phát triển công việc. Ảnh: Jacoblund | Istock | Getty ImagesT

Theo báo cáo "Tình trạng nơi làm việc trên toàn cầu năm 2024" của Viện Gallup - một công ty tư vấn và phân tích có trụ sở ở Mỹ, 34% người tham gia khảo sát trên toàn cầu cho biết họ tìm thấy động lực phát triển trong công việc trong khi 58% thừa nhận họ đang chật vật với công việc. Ngoài ra, khoảng 8% những người được khảo sát cũng thừa nhận họ đang mệt mỏi vì công việc.

Những người tìm thấy động lực phát triển trong công việc đã nói rằng họ "ít gặp vấn đề về sức khỏe hơn và ít lo lắng, căng thẳng, buồn bã, cô đơn, trầm cảm hay tức giận hơn. Những người này ghi nhận họ cũng có nhiều hy vọng, hạnh phúc, năng lượng, sự quan tâm và được tôn trọng hơn.

Nghiên cứu dựa trên đánh giá về giá trị cuộc sống tổng thể, liên quan đến vị trí việc làm của nhân viên ở hiện tại và trong tương lai.

Nghiên cứu cũng quan tâm đến tình hình sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của nhân viên trong công việc đồng thời đo lường sự gắn kết của nhân viên thông qua trải nghiệm tích cực như được khích lệ và tận hưởng hay các trải nghiệm tiêu cực như căng thẳng, tức giận, lo lắng, buồn bã và cô đơn.

Khảo sát của Viện Gallup tiến hành ở hơn 160 quốc gia và khu vực trên thế giới. Dữ liệu báo cáo được thu thập vào năm 2023, với sự tham gia của 128.000 người đang có việc làm.

Dưới đây là top 10 quốc gia trên thế giới mà người lao động ghi nhận tìm thấy động lực phát triển công việc theo nghiên cứu của Gallup:

1. Phần Lan: 83%

2.Đan Mạch: 77%

3. Iceland: 76%

4. Hà Lan: 71%

5. Thụy Điển: 70%

6. Israel: 69%

7. Na Uy: 67%

8. Costa Rica: 62%

9. Bỉ: 60%

10. Úc: 60%

Trong báo cáo này, các nước châu Âu hầu hết xếp vị trí top đầu danh sách, cụ thể 7 nước lọt vào top 10. Khu vực này cũng ghi nhận tỷ lệ thấp tình trạng nhân viên "đang tích cực tìm kiếm công việc mới" hay "trải qua nỗi buồn hàng ngày". Châu Âu cũng được biết đến với các biện pháp bảo hộ lao động chặt chẽ.

Tuy nhiên, theo báo cáo, châu Âu lại là lục địa ghi nhận tỷ lệ gắn kết giữa nhân viên thấp nhất trong khu vực (13%). Gắn kết nhân viên (Employee Engagement) là thuật ngữ chỉ sự kết nối, mức độ gắn bó của nhân viên về mặt tinh thần, cảm xúc đối với doanh nghiệp nói chung và công việc, đội nhóm, đồng nghiệp trong cùng một doanh nghiệp nói riêng

Ngược lại, Mỹ xếp hạng thấp hơn về bảo hộ lao động nhưng được ghi nhận tỷ lệ cao hơn về mức độ gắn kết của nhân viên.

Theo báo cáo, những người tham gia khảo sát cũng thừa nhận văn hóa 'làm việc để sống' gắn bó nhiều hơn ở các nước Tây Âu trong khi văn hóa 'sống để làm việc' lại chiếm ưu thế ở Mỹ. Các chuyên gia cũng cho rằng bất kỳ ai làm việc ở quốc gia thúc đẩy quyền lợi người lao động tốt nhất đều sẽ tìm thấy động lực trong công việc.

Úc nằm trong top 10 danh sách, với 60% số người tham gia khảo sát nói rằng họ tìm thấy động lực trong công việc và 21% cho biết họ muốn gắn bó với công việc. Trong khi đó, ở Costa Rica, 62% ý kiến khảo sát cũng nói rằng họ tìm thấy động lực trong công việc trong khi 34% ý kiến tìm thấy sự gắn kết với công việc.

Khu vực Trung Đông và Bắc Phi ghi nhận tỷ lệ cao nhân viên "gặp căng thẳng hàng ngày trong công việc", chiếm tỷ lệ 52% trong khảo sát.

"Khi người lao động nhận thấy công việc và sự gắn kết công việc có ý nghĩa thì họ sẽ tìm thấy niềm vui nhiều hơn mỗi ngày và giảm đi đáng kể cảm xúc tiêu cực. Theo khảo sát, 50% người lao động có gắn kết với công việc đều nhìn thấy động lực phát triển mạnh mẽ trong cuộc sống nói chung.

Ngoài ra, theo nghiên cứu, "khi người quản lý có gắn kết thì nhân viên cũng cảm thấy được gắn kết hơn".

Trách nhiệm không chỉ thuộc về nhân viên mà còn thuộc về tổ chức. Khi các công ty thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động cần thiết và thuê những người quản lý có năng lực, gắn kết và được đào tạo tốt, thì sự gắn kết nhân viên sẽ theo đó là tiền đề để phát triển mạnh mẽ cả ở nơi làm việc và trong cuộc sống.

Dưới đây là top các quốc gia châu Á tham gia khảo sát và ghi nhận tìm thấy động lực phát triển trong công việc.

Việt Nam: 51%

Singapore: 39%

Thái Lan: 37%

Philippines: 36%

Trung Quốc: 36%

Hàn Quốc: 34%

Malaysia: 31%

Nhật Bản: 29%

Mông Cổ: 29%./.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/viet-nam-dung-dau-danh-sach-cac-quoc-gia-chau-a-tao-dong-luc-lam-viec-cho-nhan-vien-tot-nhat-20240614164343776.htm