Việt Nam phát triển thành công sức mạnh mềm trong đảm bảo lợi ích quốc gia

Việt Nam đã phát huy và phát triển thành công sức mạnh mềm trong việc đảm bảo lợi ích quốc gia cả trên ba phương diện an ninh, phát triển và ảnh hưởng, đặc biệt là cơ hội tạo dựng, nâng cao vị thế trong quan hệ quốc tế.

Thực hiện Đề án kỷ niệm lần thứ 50 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia (1973 - 2023) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, được sự đồng ý của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, sáng ngày 11/12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với Học viện Ngoại giao cùng Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tăng cường sức mạnh mềm dựa trên nền tảng truyền thông hiện đại”.

Ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu khai mạc hội thảo.

Ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu khai mạc hội thảo.

Hội thảo nhằm đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất nước - văn hóa - con người Việt Nam ra thế giới nói chung và tới đất nước Australia nói riêng; trao đổi về xu thế ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong quảng bá sức mạnh mềm, xây dựng thương hiệu quốc gia trong kỷ nguyên số.

Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski phát biểu khai mạc hội thảo.

Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski phát biểu khai mạc hội thảo.

Sức mạnh mềm nổi lên như một khái niệm then chốt trong quan hệ quốc tế, được các quốc gia tìm kiếm, xây dựng, phát huy trong mọi giai đoạn phát triển của dân tộc. Đặc biệt, ngày nay khi có sự phát triển của máy tính và internet tạo ra kỷ nguyên số thì công cụ phát huy sức mạnh mềm lại càng đa dạng, phong phú và có sức ảnh hưởng vô cùng đặc biệt. Trong điều kiện ấy, sức mạnh mềm có nhiều cơ hội phát triển, thậm chí “trỗi dậy” thông qua ngoại giao công chúng và xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia.

Bà Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu đề dẫn hội thảo.

Bà Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu đề dẫn hội thảo.

Ngoài việc được sử dụng để đạt được các mục tiêu đối ngoại của quốc gia trong môi trường quốc tế, sức mạnh mềm ngày càng trở thành trụ cột quan trọng trong việc góp phần nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Do vậy, các nước trên thế giới ở các quy mô khác nhau đều quan tâm xây dựng, củng cố, khai thác và phát huy sức mạnh mềm như một nhiệm vụ mang tầm chiến lược, trong đó có Việt Nam.

Ông Nguyễn Quế Lâm, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế, Ban Tuyên giáo Trung ương trình bày tham luận "Chính sách quốc gia của Việt Nam về tăng cường sức mạnh mềm, thương hiệu quốc gia trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông mới".

Ông Nguyễn Quế Lâm, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế, Ban Tuyên giáo Trung ương trình bày tham luận "Chính sách quốc gia của Việt Nam về tăng cường sức mạnh mềm, thương hiệu quốc gia trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông mới".

Với vị thế đang định hình là một quốc gia tầm trung, Việt Nam được đánh giá có nhiều nguồn lực để triển khai sức mạnh mềm trong kỷ nguyên số. Kế thừa giá trị truyền thống, ngày nay, sức mạnh mềm quốc gia của Việt Nam còn được bổ sung các nguồn lực như nguồn lực từ giá trị văn hóa XHCN, nguồn lực từ những bài học lớn trong đối ngoại.

Vụ trưởng phụ trách truyền thông Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia Greg Wilcock trình bày tham luận "Chính sách quốc gia của Australia về tăng cường sức mạnh mềm, thương hiệu quốc gia trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông mới".

Vụ trưởng phụ trách truyền thông Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia Greg Wilcock trình bày tham luận "Chính sách quốc gia của Australia về tăng cường sức mạnh mềm, thương hiệu quốc gia trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông mới".

Với nền tảng hạ tầng vật chất kỹ thuật tốt, hệ thống internet được đánh giá cao trên thế giới, người dân luôn bắt kịp xu thế, nhà nước có tư duy hiện đại, cởi mở với một đội ngũ cán bộ giỏi và quá trình chuyển đổi số nhanh, hiệu quả, Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới để tìm kiếm, khai thác, phát huy và làm giàu thêm sức mạnh mềm quốc gia.

Cho đến nay, Việt Nam đã và đang xác định về cơ bản các thành tố trong nguồn lực sức mạnh mềm quốc gia, lựa chọn các công cụ phù hợp trong việc biến các nguồn lực của sức mạnh mềm thành sức mạnh mềm của quốc gia, phát huy sức mạnh mềm quốc gia theo hướng tận dụng thế mạnh của các công cụ được sản sinh trong kỷ nguyên số.

Giáo sư Caitlin Byrne, Trợ lý Phó Hiệu trưởng, Đại học Griffith (Australia) trình bày tham luận "Quảng bá Australia ra thế giới – một trường hợp điển cứu".

Giáo sư Caitlin Byrne, Trợ lý Phó Hiệu trưởng, Đại học Griffith (Australia) trình bày tham luận "Quảng bá Australia ra thế giới – một trường hợp điển cứu".

Thực tế đã cho thấy, về cơ bản Việt Nam đã phát huy và phát triển thành công sức mạnh mềm trong việc đảm bảo lợi ích quốc gia cả trên ba phương diện an ninh, phát triển và ảnh hưởng, đặc biệt là cơ hội tạo dựng, nâng cao vị thế trong quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó, thông qua phát huy sức mạnh mềm, Việt Nam đang tạo khả năng quy tụ, tập hợp lực lượng, sự đoàn kết, thống nhất, đồng lòng, tạo nên chí khí dân tộc, bởi bản thân sức mạnh mềm Việt Nam có giá trị tự thân, sức mạnh nội tại, sức cảm hóa.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Trên tinh thần đó, tại hội thảo, các nhà khoa học, đại biểu đã tập trung thảo luận và làm rõ những vấn đề trọng tâm như: Thực trạng chính sách quốc gia của Việt Nam về tăng cường sức mạnh mềm, thương hiệu quốc gia trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông mới; Các giải pháp, sáng kiến tăng cường hơn nữa sức mạnh mềm của Việt Nam trên nền tảng truyền thông hiện đại; Kinh nghiệm của của Australia về tăng cường sức mạnh mềm trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông mới...

Khổng Hà

Nguồn CAND: https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/viet-nam-phat-trien-thanh-cong-suc-manh-mem-trong-dam-bao-loi-ich-quoc-gia-i716601/