Vĩnh biệt nhiều nghệ sĩ trong năm 2020: Tài hoa còn mãi

Các nghệ sĩ Chánh Tín, Mai Phương, Chí Tài, Lam Phương… đã vĩnh viễn ra đi trong năm 2020 để lại nỗi tiếc thương vô hạn. Trong số đó, có nhiều nghệ sĩ ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ...

Nghệ sĩ Chánh Tín

Đầu năm 2020, người hâm mộ bàng hoàng khi hay tin NSƯT Chánh Tín, diễn viên của Ván bài lật ngửa qua đời đột ngột. Ông ra đi vào ngày 4-1-2020, thọ 68 tuổi.

Nghệ sĩ Chánh Tín ghi dấu ấn với vai Đại tá Nguyễn Thành Luân trong Ván bài lật ngửa.

Nghệ sĩ Chánh Tín ghi dấu ấn với vai Đại tá Nguyễn Thành Luân trong Ván bài lật ngửa.

NSƯT Chánh Tín tên đầy đủ là Nguyễn Chánh Tín sinh ngày 29-11-1952, tại Bạc Liêu. Ông là một người đa tài: diễn viên, đạo diễn, ca sĩ, MC…Tên tuổi của ông gắn liền với vai Đại tá Nguyễn Thành Luân trong Ván bài lật ngửa và nhiều bộ phim như Điệp khúc hi vọng, Con mèo nhung, Vĩnh biệt mùa hè...

Ông từng giữ cương vị giám đốc Hãng phim Chánh Phương.

Nhạc sĩ Phong Nhã

Nhạc sĩ Phong Nhã tên thật là Nguyễn Văn Tường, sinh ngày 4-4-1924 tại Hà Nam.

Nhạc sĩ Phong Nhã được coi là một trong những "nhạc sĩ của tuổi thơ" với hơn 200 bài hát dành cho cho trẻ em.

Nhạc sĩ Phong Nhã được coi là một trong những "nhạc sĩ của tuổi thơ" với hơn 200 bài hát dành cho cho trẻ em.

Ông được gọi là nhạc sĩ của tuổi thơ vì đã sáng tác hơn 200 bài hát dành cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, trong đó phải kể đến: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Kim Đồng, Nhanh bước nhanh nhi đồng, Bác sống đời đời, Đội ca, Đội ta lớn lên cùng đất nước.

Nhạc sĩ Phong Nhã được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001. Ông qua đời sáng 28-3, hưởng thọ 96 tuổi.

Diễn viên Mai Phương

Nữ diễn viên Mai Phương đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở TP.HCM vào chiều tối 28-3. Cô ra đi sau gần hai năm chống chọi với căn bệnh ung thư phổi.

Diễn viên Mai Phương qua đời sau gần hai năm kiên cường chống chọi với bệnh tật.

Diễn viên Mai Phương qua đời sau gần hai năm kiên cường chống chọi với bệnh tật.

Diễn viên Mai Phương tên đầy đủ là Phạm Thị Mai Phương, sinh năm 1985. Cô ghi dấu ấn trong lòng khán giả bởi nhiều vai diễn ấn tượng trong các bộ phim như: Hương phù sa, Xóm cào cào, Những thiên thần áo trắng, Hạnh phúc muộn màng, Cổng mặt trời…

Không chỉ gây ấn tượng bởi những vai diễn, cô thắp sáng trái tim hàng triệu người hâm mộ ở nghị lực, tinh thần lạc quan, mạnh mẽ chiến đấu với bệnh tật đến những giây phút cuối đời.

Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển

Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển tên thật là Võ Hợi. Ông sinh năm 1947 tại Tam Kỳ, Quảng Nam.

Cố nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đi vào lòng công chúng bởi những nhạc phẩm tên tuổi như: Thu hát cho người, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang,...

Cố nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đi vào lòng công chúng bởi những nhạc phẩm tên tuổi như: Thu hát cho người, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang,...

Cố nhạc sĩ ghi dấu ấn trong lòng công chúng bởi nhiều nhạc phẩm: Thu hát cho người, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Điệu buồn phương Nam...

Không chỉ là một nhạc sĩ, ông còn là một nhà văn, nhà báo kỳ cựu, viết được nhiều thể loại, với những bút danh như: Đồ Bì, Đinh Ba, Mạc Đại…

Ông ra đi vào tối ngày 6-5 tại nhà riêng ở TP.HCM sau hai năm kiên cường chống chọi với căn bệnh ung thư vòm họng.

Nhạc sĩ Phó Đức Phương

Nhạc sĩ Phó Đức Phương từ giã cõi tạm vào sáng 19-9, hưởng thọ 76 tuổi. Ông ra đi sau thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư tụy.

Nhạc sĩ Phó Đức Phương ra đi sau thời gian chống chọi với bệnh hiểm nghèo.

Nhạc sĩ Phó Đức Phương ra đi sau thời gian chống chọi với bệnh hiểm nghèo.

Tên tuổi của cố nhạc sĩ gắn liền với nhiều ca khúc đã đi sâu vào trái tim khán giả nhiều thế hệ như: Chảy đi sông ơi, Về quê, Không thể và có thể, Huyền thoại hồ núi Cốc, Trên đỉnh Phù Vân...

Ông từng là Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC), là người có đóng góp rất lớn cho vấn đề tác quyền âm nhạc.

Nghệ sĩ Chí Tài

Nghệ sĩ Chí Tài tên thật là Nguyễn Chí Tài, sinh năm 1958, tại Phú Nhuận, TP.HCM.

Ông là một nghệ sĩ đa tài, trong đó nổi bật nhất với vai trò nghệ sĩ hài. Cùng với người bạn diễn ăn ý Hoài Linh, kẻ tung người hứng, cặp đôi Hoài Linh-Chí Tài là cả tuổi thơ của rất nhiều thế hệ. Ông còn được biết đến là một nhạc công guitar, nhạc sĩ hòa âm, ca sĩ…

Vĩnh biệt Chí Tài, người nghệ sĩ tài hoa. Ảnh: FBNV.

Vĩnh biệt Chí Tài, người nghệ sĩ tài hoa. Ảnh: FBNV.

Cố nhạc sĩ là tác giả của nhiều nhạc phẩm: Anh không thể quên em, Em ở đâu, Tình muộn… và viết lời Việt cho một số ca khúc nhạc ngoại.

Nghệ sĩ Chí Tài bất ngờ qua đời vào chiều 9-12 do nhồi máu cơ tim khi chỉ có một mình, sống xa vợ do dịch COVID-19 càng khiến người hâm mộ thêm đau xót.

NSƯT Hoài Linh, NS Việt Hương và đông đảo anh em nghệ sĩ đã đứng ra tổ chức tang lễ cho cố nghệ sĩ Chí Tài tại Việt Nam để những người hâm mộ có thể đến chào tạm biệt ông lần cuối cùng. Sau đó tang lễ được tổ chức tại Mỹ.

Nhạc sĩ Lam Phương

Nhạc sĩ Lam Phương mất ngày 22-12 (giờ địa phương), hưởng thọ 83 tuổi, tại Mỹ.

Nhạc sĩ Lam Phương ra đi để lại gia tài là hơn 200 ca khúc đã ghi dấu ấn trong lòng khán giả Việt nhiều thế hệ. Ảnh: TL

Nhạc sĩ Lam Phương ra đi để lại gia tài là hơn 200 ca khúc đã ghi dấu ấn trong lòng khán giả Việt nhiều thế hệ. Ảnh: TL

Lam Phương ra đi để lại một gia tài đồ sộ gồm hơn 200 nhạc phẩm tên tuổi như: Thành phố buồn, Một mình, chờ người, Tình bơ vơ, Kiếp nghèo, Bài tango cho em,…

Ông là cây đa cây đề trong làng nhạc Việt. Tới khi ông mất, nhiều người yêu nhạc mới hay âm nhạc của ông đã len lỏi khắp các ngõ ngành của Sài thành hoa lệ, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu.

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng. Ông sinh là người con của mảnh đất Rạch Giá. Hàng loạt nhạc phẩm của ông được nhiều ca sĩ tên tuổi chọn hát, phát hành như: Giao Linh, Họa Mi, Thanh Hà, Lệ Quyên, Bằng Kiều…

Dịch giả Đoàn Tử Huyến

Dịch giả Đoàn Tử Huyến sinh năm 1950, là người con của mảnh đất Hà Tĩnh. Ông mất ngày 22-11 tại Hà Nội.

Dịch giả Đoàn Tử Huyến (phải) chơi cờ cùng cố GS Văn Như Cương.

Dịch giả Đoàn Tử Huyến (phải) chơi cờ cùng cố GS Văn Như Cương.

Ông là người sáng lập Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây- đơn vị tham gia xuất bản sách, tạo không gian kết nối văn hóa.

Ông đã dịch nhiều tác phẩm nổi tiếng của văn học Nga như: Tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita (M.Bulgakov), tập tản văn Giọt rừng (Mikhail Prisvin), tiểu thuyết Trái tim chó (Mikhail Bulgacov), tiểu thuyết Đấng cứu thế (Miguel Otero Silva)…

Nghệ sĩ Ánh Hoa

Nghệ sĩ Ánh Hoa tên thật là Nguyễn Thị Hoa, sinh năm 1941 tại Mỏ Cày (Bến Tre).

Nghệ sĩ Ánh Hoa.

Nghệ sĩ Ánh Hoa.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, bà bước lên sân khấu từ ngày còn thơ bé. Có thể nói gần như cả cuộc đời bà dành trọn vẹn cống hiến cho nghệ thuật nước nhà.

Bà ghi dấu trong lòng khán giả qua các vai diễn trong: Đất phương nam, Người đẹp Tây Đô, Đồng tiền xương máu, Mùa len trâu,…

Nghệ sĩ Ánh Hoa qua đời vào trưa 1-11 do tai biến mạch máu não, thọ 79 tuổi.

Nhạc sĩ Văn Ký

Ông tên thật là Vũ Văn Ký, ông sinh năm 1928, quê ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Nhạc sỹ Văn Ký.

Nhạc sỹ Văn Ký.

Ông là tác giả của hơn 400 ca khúc, hai ca cảnh, một tổ khúc giao hưởng vũ kịch. Trong đó có những bài hát đã ghi dấu sâu đậm trong lòng khán giả như: Nha Trang mùa thu lại về, Bài ca hy vọng, Tây Nguyên bất khuất…

Tại Đại hội văn công toàn quốc diễn ra năm 1954, tại, ông giành giải thưởng lớn với 2 nhạc cảnh Dân công lên đường và Lúa thoái tô.

Cố nhạc sỹ được trao tặng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng 3, Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất, Huân chương Độc Lập hạng 3.

Đặc biệt vào năm 2001, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho chùm năm bài hát: Trời Hà Nội xanh, Bài ca hy vọng, Tây Nguyên bất khuất, Nha Trang mùa thu lại về, Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi.

NSND Lý Huỳnh

NSND Lý Huỳnh mất vào ngày 22-10, hưởng thọ 79 tuổi.

Ông được xem là người Việt đầu tiên đưa võ thuật vào điện ảnh Việt Nam thành công, cũng là người Việt đầu tiên thách đấu với Lý Tiểu Long.

Bộ phim 'Tây Sơn hào kiệt' do ông làm đạo diễn là một trong những phim thể hiện võ thuật thành công nhất.

Bộ phim 'Tây Sơn hào kiệt' do ông làm đạo diễn là một trong những phim thể hiện võ thuật thành công nhất.

Ông tên thật là Lý Kim Tuyền, sinh năm 1942 tại Vĩnh Long. Ở miền Nam Việt Nam trước 1975, cố nghệ sĩ được xếp vào nhóm "Nam Kỳ tứ tú" (4 ngôi sao sáng xứ Nam Kỳ).

Ông được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân vào năm 2012.

Một số bộ phim có sự tham gia của Lý Huỳnh như: Long hổ sát đấu, Quái nữ Việt Quyền Đạo, Báu kiếm rửa hận thù, Hải vụ 709 …

NSƯT Nam Hùng

NSƯT Nam Hùng là thế hệ vàng của sân khấu cải lương. Ông cùng thời với nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: Út Bạch Lan, Thanh Hải, Hùng Minh…

NSƯT Nam Hùng (trái) và NSND Minh Vương (giữa). Ảnh: TL

NSƯT Nam Hùng (trái) và NSND Minh Vương (giữa). Ảnh: TL

Vai diễn định danh ông trong lòng khán giả mộ điệu cải lương phải kể đến vai Thầy đề trong cở cải lương kinh điển Ngao sò ốc hến. Bên cạnh đó còn có: Đổng Trác (Phụng Nghi Đình), Mễ Kha Đan (Đêm huyền diệu), Hoàng Hạc Tử Lang (Thuyền ra cửa biển), …

NSƯT Nam Hùng đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 21-10, thọ 83 tuổi.

Nhà ngôn ngữ học Phan Ngọc

Ông sinh năm 1925, là người con của quê hương xứ Nghệ.

Nhà ngôn ngữ học Phan Ngọc qua đời ở tuổi 96.

Nhà ngôn ngữ học Phan Ngọc qua đời ở tuổi 96.

Dù chỉ có bằng tú tài thời Pháp thuộc song với sự ham học hỏi, tự học là chủ yếu, ông đã trở thành dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam.

Cụm công trình về văn hóa Việt Nam của ông gồm: Văn hóa Việt Nam, cách tiếp cận mới (1994) và Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (1985). Ông được Nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2000.

NSND Trần Phương

Ông sinh năm 1930, là thế hệ diễn viên kì cựu và tài năng của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Ông mất ngày 26-8, thọ 91 tuổi.

NSND Trần Phương. Ảnh tư liệu

NSND Trần Phương. Ảnh tư liệu

Nhắc đến NSND Trần Phương chắc chắn không thể không nhắc tới vai A Phủ trong bộ phim Vợ chồng A Phủ. Ngoài ra, ông ghi dấu ấn trong lòng khán giả bởi hàng loạt vai diễn như anh Khoa trong Chị Tư Hậu, Khiêm trong Tiền tuyến gọi, Tiệp trong Ngày lễ Thánh, Lực trong Truyện vợ chồng anh Lực...

NSND Đường Tuấn Ba

NSND Đường Tuấn Ba sinh năm 1927. Ông chính là nhà quay phim của bộ phim kinh điển Cánh đồng hoang.

Cũng chính bộ phim này đã đưa tên tuổi Đường Tuấn Ba vượt qua nhiều ứng viên nặng kí để nhận giải thưởng Quay phim xuất sắc tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ V năm 1980.

NSND Đường Tuấn Ba.

NSND Đường Tuấn Ba.

Bên cạnh đó ông còn là nhà quay phim nổi tiếng với những bộ phim đã ăn sâu trong tâm trí người Việt nhiều thế hệ như: Mùa gió chướng, Vùng gió xoáy, Hòn Đất, Hai chị em, Bão U Minh, Ngôi nhà oan khốc, Nơi bình minh chim hót…

Ông mất ngày 1-6, tại nhà riêng, thọ 94 tuổi.

NSND Huỳnh Nga

NSND Huỳnh Nga tên là Huỳnh Văn Thạch, sinh năm 1932, tại Long An.

Ông là đạo diễn bậc thầy của cải lương sau 1975, với nhiều vở danh tiếng như Đời cô Lựu, Tìm lại cuộc đời, Khách sạn hào hoa,

Đạo diễn NSND Huỳnh Nga và vợ (giữa) nhận quà từ Thành ủy TP.HCM và Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật TP.HCM trong đợt được tặng nhà vào năm 2017. Ảnh: HB.

Đạo diễn NSND Huỳnh Nga và vợ (giữa) nhận quà từ Thành ủy TP.HCM và Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật TP.HCM trong đợt được tặng nhà vào năm 2017. Ảnh: HB.

Trong đó phải kể đến vở diễn kinh điển: Đời cô Lựu được dàn dựng năm 1984 có sự tham gia của hàng loạt nghệ sĩ gạo cội trong giới cải lương như: Thành Được, Diệp Lang, Bạch Tuyết, Minh Vương, Ngọc Giàu…

Với tài năng và những cống hiến đó, đạo diễn Huỳnh Nga được phong tặng danh hiệu NSND và được Thành ủy TP.HCM quan tâm đến gia cảnh khó khăn, được tặng một căn hộ chung cư vào năm 2017.

NGUYỄN TRÀ

Nguồn PLO: https://plo.vn/giai-tri/vinh-biet-nhieu-nghe-si-trong-nam-2020-tai-hoa-con-mai-958031.html