Hệ thống tác chiến điện tử Vitebsk-25 được giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm vũ khí Eurosatory 2010 ở Paris vào năm 2010.
Tuy nhiên ở thời điểm đó, các chuyên gia vẫn hoài nghi về khả năng làm chệch hướng tên lửa của hệ thống này.
Nga đã lần đầu cho hệ thống Vitebsk trang bị trên trực thăng Ka-52 "thử lửa" tại Syria và ghi nhận được những kết quả ấn tượng.
Các quan chức Nga cho biết, không một máy bay trực thăng nào của nước này bị trúng tên lửa phòng không vác vai của phiến quân.
Trực thăng Ka-52 trang bị hệ thống Vitebsk cũng đã vượt qua các cuộc thử nghiệm khắc nghiệt của Bộ Quốc phòng Ai Cập.
Quân đội nước này đã phóng 20 tên lửa phòng không vác vai IGLA nhắm vào Ka-52 nhưng không một quả nào bắn trúng mục tiêu.
Một trong những tính năng ưu việt của Vitebsk là hoạt động ở chế độ hoàn toàn tự động, cho phép nó phản ứng nhanh trước các mối đe dọa mà không cần chờ quyết định của phi hành đoàn.
Hệ thống Vitebskbị rất dễ tháo, lắp, có thể tích hợp với nhiều loại máy bay.
Hệ thống tác chiến điện tử Vitebsk-25 bao gồm thiết bị theo dõi tên lửa hồng ngoại và các biện pháp đối phó bằng laser, được dùng để chống lại tên lửa đất đối không và không đối không.
Khả năng phòng thủ của hệ thống được tăng cường nhờ một bệ bắn pháo sáng.
Vitebsk-25 có một trạm gây nhiễu kỹ thuật số chủ động không chỉ giúp định vị kẻ thù và loại phát xạ radar, mà còn ngăn chặn tín hiệu ở các dải tần số khác nhau.
Vitebsk-25 được cho là sử dụng laser để đối phó với tên lửa đất đối không và không đối không dẫn đường bằng hồng ngoại tăng cường.
Theo đó, Vitebsk-25 có thể phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa ở góc phương vị 120o và ở góc cao 60o.
Cùng với việc ngăn chặn hệ thống dẫn đường bằng hồng ngoại, Vitebsk-25 có khả năng phát hiện và gây nhiễu các loại radar hoạt động trong phạm vi băng tần 4GHz đến 18GHz.
Cùng với đó là việc kết hợp việc tạo ra tín hiệu giả làm mồi nhử để gây nhầm lẫn cho hệ thống radar đối phương.
Nhờ đó, Vitebsk-25 phát hiện, theo dõi và đưa ra các biện pháp đối phó nhanh chóng để loại bỏ các tên lửa đang hướng tới hệ thống.
Để có thể hoạt động hiệu quả, Vitebsk-25 sử dụng kết hợp các cảm biến và máy thu khác nhau, gồm máy thu tín hiệu cảnh báo radar, máy thu tín hiệu cảnh báo laser và cảm biến cảnh báo tiếp cận tên lửa, để phát hiện và định vị các mối đe dọa tiềm tàng, phát đi cảnh báo tới phi công và triển khai các biện pháp đối phó.
Phi công có thể thực hiện các biện pháp phòng thủ thụ động như phóng mồi bẫy kim loại và bẫy nhiệt.
Trên thực tế hệ thống Vitebsk-25 đã kích hoạt biện pháp phòng thủ tích cực khi trực tiếp can thiệp vào các hệ thống dẫn đường tầm nhiệt của tên lửa phòng không, thông qua bức xạ hồng ngoại và gây nhiễu mạnh lên các đầu đạn dẫn đường radar.
Dưới những tác động gây nhiễu và tạo mồi bẫy điện tử của Vitebsk-25, các tên lửa phòng không sẽ “ngoan ngoãn” tìm đến các mục tiêu giả do nó chỉ thị.
Hệ thống Vitebsk-25 có thể dễ dàng tích hợp vào cả trực thăng lẫn chiến đấu cơ, giúp chúng trở thành một giải pháp đa năng và linh hoạt cho các lực lượng không quân.
Một trong những ưu điểm vượt trội của hệ thống Vitebsk-25 là khả năng hoạt động ở chế độ hoàn toàn tự động, cho phép trực thăng phản ứng nhanh chóng với các mối đe dọa trên chiến trường.
Tính năng tự động và độc lập này giúp hệ thống vũ khí, khí tài hoạt động hiệu quả cao trong các tình huống tác chiến trên thực địa khi các quyết định mang tính “sinh tử” cần phải được đưa ra chỉ trong một vài giây.
Rõ ràng hệ thống Vitebsk-25 gắn trên Ka-52 được cho là "cứu tinh" của chiếc trực thăng vũ trang này.
Vì thế những vụ trực thăng Ka-52 bị bắn rơi đã giảm đáng kể trên chiến trường.