VKSND tối cao đề nghị góp ý đối với dự thảo thống kê về giám định tư pháp

Ngày 15/12, VKSND tối cao có công văn số 5637/VKSTC-C2 gửi một số đơn vị thuộc VKSND tối cao; Viện kiểm sát quân sự Trung ương; VKSND cấp cao; VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc góp ý Dự thảo biểu mẫu và Hướng dẫn biểu mẫu thống kê về giám định tư pháp trong tố tụng hình sự (TTHS).

Công văn số 5637/VKSTC-C2 nêu rõ, thực hiện Kế hoạch số 122/KH-VKSTC ngày 27/10/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân, trong đó giao cho Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin (Cục 2) chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan ban hành chỉ tiêu thống kê về giám định tư pháp trong TTHS, Cục 2 đã xây dựng Dự thảo biểu mẫu và Hướng dẫn biểu mẫu thống kê về giám định tư pháp trong TTHS.

VKSND tối cao (Cục 2) đề nghị các đơn vị tổ chức nghiên cứu, góp ý Dự thảo và gửi về VKSND tối cao (Cục 2) qua hộp thư điện tử: tkhs_vkstc@vks.gov.vn chậm nhất trước 9 giờ ngày 21/12/2020 (thứ Hai).

Theo VKSND tối cao, khi nghiên cứu, góp ý các đơn vị cần lưu ý: Theo Quyết định số 1450/QĐ-TTg ngày 24/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp thì “... Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp ban hành chỉ tiêu thống kê về trưng cầu, yêu cầu giám định, đánh giá việc thực hiện giám định và sử dụng kết luận giám định trong hoạt động tố tụng hình sự gắn với việc thực hiện thống kê hình sự”.

 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định Tư pháp. (Ảnh minh họa - Quochoi.vn)

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định Tư pháp. (Ảnh minh họa - Quochoi.vn)

Tuy nhiên, khoản 3 Điều 205 và khoản 2 Điều 213 Bộ luật TTHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017) không quy định rõ việc Tòa án gửi quyết định trưng cầu giám định và kết luận giám định cho Viện kiểm sát. Vì vậy, Viện kiểm sát có khả năng thống kê các tiêu chí có liên quan đến quyết định trưng cầu giám định và kết luận giám định của Tòa án hay không? Biện pháp khắc phục?

Về nội dung, Dự thảo biểu mẫu thống kê về giám định tư pháp trong TTHS gồm các nội dung: Giám định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội, người làm chứng, người bị hại; Giám định về tuổi của bị can, bị hại; Giám định nguyên nhân chết; Giám định tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động.

Giám định chất ma túy; Giám định vũ khí quân dụng, vật liệu nổ; Giám định chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; Giám định tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ; Giám định mức độ ô nhiễm môi trường; Giám định âm thanh từ các giữ liệu điện tử; Giám định hình ảnh từ các giữ liệu điện tử; Giám định chữ viết, chữ ký, tài liệu, hóa đơn, chứng từ; Các loại giám định khác.

Số quyết định trưng cầu giám định; Số trưng cầu giám định theo đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại hoặc người thạm gia tố tụng khác; Số trưng cầu giám định lần đầu; Số trưng cầu giám định bổ sung; Số trưng cầu giám định lại; Số trưng cầu giám định lại trong trường hợp đặc biệt.

Cơ quan điều tra ra quyết định trưng cầu; Viện kiểm sát ra quyết định trưng cầu; Tòa án ra quyết định trưng cầu; Số trưng cầu giám định đã có kết luận giám định; Số kết luận giám định không được chấp nhận; Số trưng cầu giám định chưa có kết luận đã quá hạn giám định.

Về dự thảo Hướng dẫn biểu mẫu thống kê về giám định tư pháp trong TTHS, VKSND tối cao nêu rõ: Khi thống kê cần lưu ý một số vấn đề sau: Kỳ thống kê: Theo tháng từ ngày 1 đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo; số liệu tại các cột từ 2 đến 13 chỉ thống kê số liệu phát sinh trong tháng.

P.V

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/cai-cach-tu-phap/dien-dan/vksnd-toi-cao-de-nghi-gop-y-doi-voi-du-thao-thong-ke-ve-giam-dinh-tu-phap-99002.html