VKSND TP Hà Nội ký quy chế phối hợp với các cơ quan nội chính, tư pháp

Chiều 30/6, tại Hội nghị giao ban đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Thành ủy Hà Nội, VKSND TP Hà Nội đã ký kết các quy chế phối hợp với các cơ quan nội chính, tư pháp, bổ trợ tư pháp...

Công tác điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện nghiêm, đúng quy định của pháp luật

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Thành ủy dự và chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Quang Đức - Trưởng ban Nội chính Thành ủy; Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội; Đào Thịnh Cường - Viện trưởng VKSND TP; Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an TP, cùng các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành TP Hà Nội.

 Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Thành ủy phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: H.Nguyên.

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Thành ủy phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: H.Nguyên.

Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2023, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp (CCTP) Thành ủy, Ban Chỉ đạo CCTP các quận, huyện, thị ủy và các đơn vị trong Thành phố kịp thời, thường xuyên, phát huy hiệu quả thiết thực. Các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo, bám sát chương trình công tác năm 2023, nổi bật như: 100% văn bản của Thành phố (TP) được ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất với quy định của hệ thống pháp luật; Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai sâu, rộng, bám sát các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đạt được nhiều kết quả tích cực; công tác cải cách hành chính của các Cơ quan tư pháp TP được đẩy mạnh; Việc lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật và soạn thảo dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) triển khai đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả;

 Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: H.Nguyên.

Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: H.Nguyên.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện nghiêm, đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra việc kết án oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm.

Trong giai đoạn điều tra, VKS đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với CQĐT kiểm sát 100% các vụ án ngay từ khi khởi tố. VKS hai cấp TP đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đối với 6.371 vụ/10.645 bị can. VKS đã ban hành 100% yêu cầu điều tra đối với các vụ án mới, khởi tố nhằm làm rõ tội phạm, người phạm tội; đã yêu cầu CQĐT khởi tố 58 vụ/27 bị can; yêu cầu CQĐT thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố 1 vụ/ 1 bị can.

Trong giai đoạn truy tố, VKS hai cấp TP đã thực hành quyền công tố 2.419 vụ/4.855 bị can; VKS đã giải quyết 2.043 vụ/3.830 bị can; trong đó truy tố 2.026 vụ/3.797 bị can; đình chỉ 16 vụ/32 bị can; tạm đình chỉ 1 vụ/1 bị can. Tỷ lệ giải quyết án tại VKS đạt 84,5%; tỷ lệ truy tố đúng thời hạn, đúng tội danh đều đạt 100%; quá trình truy tố, VKS hai cấp đã đảm bảo 100% việc hỏi cung bị can trước khi ban hành quyết định truy tố.

 Phó trưởng Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội Phí Minh Hải báo cáo tại hội nghị. Ảnh: H.Nguyên.

Phó trưởng Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội Phí Minh Hải báo cáo tại hội nghị. Ảnh: H.Nguyên.

Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử án hình sự: Trong giai đoạn sơ thẩm, VKS hai cấp TP đã thực hành quyền cồng tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm 3.694 vụ/7.340 bị cáo. Tòa án đã xét xử sơ thẩm 2.830 vụ/5.160 bị cáo; đình chỉ xét xử 23 vụ/38 bị cáo; tạm đình chỉ xét xử 2 vụ/3 bị cáo; Trong giai đoạn phúc thẩm, VKSND TP đã thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử 611 vụ/1.036 bị cáo. Tòa án đã giải quyết 484 vụ/763 bị cáo, đạt tỷ lệ 79%.

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2023, liên ngành tư pháp TP đã tổ chức 7 cuộc họp, thống nhất đường lối giải quyết đối với 71 vụ việc do các đơn vị thuộc CATP thụ lý có khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật. Chất lượng hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục có những chuyển biến tích cực; nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã được TAND TP khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh đáp ứng yêu cầu chính trị của địa phương, được dư luận đồng tình ủng hộ.

 Viện trưởng VKSND TP Hà Nội Đào Thịnh Cường phát biểu tham luận tại Hội nghị. Ảnh: H.Nguyên.

Viện trưởng VKSND TP Hà Nội Đào Thịnh Cường phát biểu tham luận tại Hội nghị. Ảnh: H.Nguyên.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ một số tồn tại, hạn chế, như: Việc sử đổi bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của TP còn chậm; Việc phối hợp giữa các sở ngành trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do UBND TP giao có lúc còn chưa đảm bảo về tiến độ; Vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước ở một số địa bàn vẫn có xu hướng tăng; Việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm còn thấp; Số lượng án hành chính còn tồn nhiều...

Ký kết quy chế phối hợp

Tại hội nghị, dưới sự chứng kiến của các đồng chí: Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo CCTP Thành ủy; Nguyễn Đức Quang - Trưởng Ban Nội chính Thành ủy; Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội, VKSND TP Hà Nội đã ký kết 3 quy chế phối hợp với nhiều cơ quan của TP trong công tác tư pháp và bổ trợ tư pháp, gồm:

Quy chế phối hợp giữa VKSND TP Hà Nội - CATP - Sở Y tế TP trong công tác giám định tư pháp về pháp y hình sự;

Quy chế phối hợp VKSND TP và TAND TP trong công tác giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;

 VKSND TP Hà Nội - CATP - Sở Y tế TP trong công tác giám định tư pháp về pháp y hình sự. Ảnh: H.Nguyên.

VKSND TP Hà Nội - CATP - Sở Y tế TP trong công tác giám định tư pháp về pháp y hình sự. Ảnh: H.Nguyên.

Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát- Công an - Tòa án - Thanh tra - Sở Xây dựng - Sở Tài nguyên và Môi trường - Cục Hải quan - Cục Thuế - Cục Quản lý thị trường - Chi cục Kiểm lâm TP Hà Nội trong việc cung cấp, trao đổi thông tin tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên địa bàn TP Hà Nội.

Việc ký kết các quy chế nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng công tác phối hợp, trao đổi thông tin trong tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố, giải quyết các vụ việc, trong giám định tư pháp và thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án trọng điểm

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã ghi nhận, đánh giá cao những kết quả mà Ban Chỉ đạo CCTP các quận, huyện, thị ủy và các đơn vị trong TP đã đạt được trong 6 tháng qua. Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị Ban Chỉ đạo CCTP tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.

Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng; chính sách, quy định của Nhà nước liên quan đến hoạt động tư pháp và CCTP; Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo …

 Viện kiểm sát- Công an - Tòa án - Thanh tra - Sở Xây dựng - Sở Tài nguyên và Môi trường - Cục Hải quan - Cục Thuế - Cục Quản lý thị trường - Chi cục Kiểm lâm TP Hà Nội trong việc cung cấp, trao đổi thông tin tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Ảnh: H.Nguyên.

Viện kiểm sát- Công an - Tòa án - Thanh tra - Sở Xây dựng - Sở Tài nguyên và Môi trường - Cục Hải quan - Cục Thuế - Cục Quản lý thị trường - Chi cục Kiểm lâm TP Hà Nội trong việc cung cấp, trao đổi thông tin tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Ảnh: H.Nguyên.

Các cơ quan, đơn vị thuộc TP tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất chính sách lập hồ sơ đề nghị và xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); chỉ đạo thực hiện Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật của TP; Chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tư pháp, bổ trợ tư pháp để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm những vi phạm;

Thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội về phòng, chống tội phạm; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lý kịp thời, có hiệu quả các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác; các cơ quan tư pháp hai cấp TP tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, không để xảy ra oan sai, không để lọt tội phạm. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án trọng điểm;

Thực hiện nghiêm cơ chế lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp trong việc chỉ đạo giải quyết những vụ án, vụ việc theo quy định tại Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 09/11/2018 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 04-HD/TW, ngày 09/12/2020 của Ban Bí thư.

Phó Bí thư thường trực Thành ủy đề nghị: "Ngay sau hội nghị này, cơ quan, đơn vị tham đã gia ký kết quy chế phối hợp phải khẩn trương quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện ở hai cấp, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, thực chất. Hằng năm, tổ chức đánh giá kết quả công tác phối hợp, chỉ ra những tồn tại, hạn chế để đề ra nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới".

Hồng Nguyên

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/kiem-sat-24h/ban-tin-kiem-sat/vksnd-tp-ha-noi-ky-quy-che-phoi-hop-voi-cac-co-quan-noi-chinh-tu-phap-142270.html