Võ lực của thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký
Tây Du Ký là một trong những tác phẩm điện ảnh kinh điển Trung Hoa, và được xem là tác phẩm kinh điển nổi tiếng nhất cho thế 8X, 9X. Được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590 và không có bằng chứng trực tiếp còn tồn tại để biết tác giả của nó nhưng tác phẩm này thường được cho là của học giả Ngô Thừa Ân.
1. Tôn Ngộ Không
Ngộ Không (còn gọi là Tề Thiên Đại Thánh), là nhân vật chính trong tiểu thuyết Tây du ký, là đại đồ đệ của Đường Tăng và là một chiến binh. Binh khí của Tôn Ngộ Không là cây gậy như ý được mô tả là một trụ sắt dài hai trượng có thể biến to, nhỏ tùy ý..
Theo nguyên tác, Ngộ Không sinh ra từ một hòn đá và đã học được nhiều phép thần thông biến hóa và võ công thượng thừa. Tôn Ngộ Không biết được 72 phép biến hóa (Thất thập nhị huyền công – Địa Sát) như: Thông U, Khu Thần, Đảm Sơn, Đảo Vũ,… Phép thuật mà Tôn Ngộ Không hay sử dụng nhất chính là Giả Hình cho phép biến hóa thân thể tùy ý, đây cũng là phép thuật mà “lão Tôn” đã đạt đến đỉnh cao. Về lý thuyết thì phép thuật này có thể xoay chuyển tình thế và khắc chế mọi đòn tấn công của đối phương bằng việc biến hình.
Võ công của Tôn Ngộ Không có nguồn gốc từ Hầu Quyền. Đó là một hệ thống quyền thuật mô phỏng các vận động trong sinh hoạt, các động tác chiến đấu cũng như chiến thuật của loài khỉ đối phó với đồng loại hay các loài thú khác, hầu quyền chú trọng các kỹ thuật nhảy, nhào lộn, chụp bắt làm sở trường. Các động tác của hầu quyền đều phụ thuộc vào tính linh hoạt, nhạy cảm của đôi mắt.
2. Trư Bát Giới
Trư Bát Giới (Ngộ Năng) là đồ đệ thứ hai đã phò tá Tam Tạng đi thỉnh kinh ở Tây Thiên trong tiểu thuyết Tây du ký. Trư Bát Giới từng giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái ở Thiên Đình, là người chỉ huy hơn 8 vạn thủy binh ở Thiên Đình..
Trư Bát Giới là nhân vật mang tính cách phát triển và phức tạp. Vũ khí chính của Trư Bát Giới là một cây bồ cào 9 răng bằng sắt, được luyện ở Thiên Đình, nặng khoảng 5.048kg. Vì vậy muốn sử dụng loại vũ khí này, Bát Giới phải có một võ lực phi thường.
Bát Giới, giống như các đồ đệ còn lại của Đường Tăng, cũng có các phép thuật siêu nhiên. Trư Bát Giới đã học được 36 phép thiên cang trong 108 phép thiên cương địa sát của Đạo giáo. Tuy số lượng chỉ bằng một nửa so với 72 phép địa sát của Tôn Ngộ Không nhưng uy lực chỉ có hơn chứ không kém. Bao gồm Oát Toàn Tạo Hóa, Điên Đảo Âm Dương, Di Tinh Hoán Đẩu,…và nhiều môn võ khác. Một số phép thuật khá “bá đạo” của Bát Giới (tất nhiên chỉ là trong lý thuyết) như Điên Đảo Âm Dương làm đảo lộn trời đất hay Chân Sơn Hám Địa tạo ra những cơn địa chấn cực mạnh.
3. Sa Tăng
Sa Tăng (hay Sa Ngộ Tịnh), là đồ đệ thứ ba của Đường Tăng đi thỉnh kinh ở Tây Thiên. Sa Tăng ngày trước vốn giữ chức Quyển Liêm Đại tướng.
Về vũ khí, Sa Tăng chuyên sử dụng một cây bảo trượng hàng yêu nặng 5.048kg. So với Tôn Ngộ Không, và Trư Bát Giới giỏi chiến đấu dưới nước hơn. Sa Tăng là một nhân vật siêng năng, cần mẫn, nhưng tính cách ba phải, không dám đấu tranh chống lại những thói xấu do nhị sư huynh Trư Bát Giới gây ra.
Sa Tăng ta có 18 phép thần thông biến hóa, ít hơn so với hai sư huynh Tôn Ngộ Không (72 phép) và Trư Bát Giới (36 phép). Cho nên, Sa Tăng cũng có đôi lần tham gia đánh nhau với yêu quái cùng các sư huynh nhưng chủ yếu đều để bị bắt hoặc chạy trốn.
4. Đường Tăng
Đường Tam Tạng (còn gọi là Huyền Trang). Mặc dù không có võ như những đồ đệ của mình. Tuy nhiên, có thể nói rằng Tam Tạng là người mạnh nhất trong số 4 người.
Đường Tăng có thể khắc chế được “cơn điên” của các đồ đệ bằng cách đọc thần chú. Để khắc chế đại đồ đệ, Đường Tăng đã cho Ngộ Không đeo một chiếc vòng kim cô.
Bốn nhân vật với bốn võ lực khác nhau nhưng đã tạo nên nét đặc sắc trong điện ảnh lúc bấy giờ. Võ lực của họ luôn đi vào lòng khán giả, đặc biệt với thế hệ 8X, 9X đời đầu.