Võ truyền thống 200 năm ở Nigeria thành môn thể thao sinh bộn tiền

Dambe là môn võ đối kháng được cho có lịch sử 200 năm nay ở Nigeria, và đã từ một môn võ tàn bạo trở thành môn thể thao có tính giải trí như ngày nay.

Trong môn võ này, các võ sĩ thường dùng một tay để đánh, tay còn lại che chắn, và thỉnh thoảng dùng chân để ra đòn. Họ thường cố gắng hạ đo ván, buộc đối phương đầu hàng nhanh nhất có thể.

Trong môn võ này, các võ sĩ thường dùng một tay để đánh, tay còn lại che chắn, và thỉnh thoảng dùng chân để ra đòn. Họ thường cố gắng hạ đo ván, buộc đối phương đầu hàng nhanh nhất có thể.

Trong quá khứ, các võ sĩ chiến đấu để giành vợ, đất và các vật quý giá khác. Nhưng ngày nay, các võ sĩ có thể kiếm được từ 400-900 USD trong các giải lớn, vốn được ghi hình và đăng lên mạng cho những người trả tiền.

Trong quá khứ, các võ sĩ chiến đấu để giành vợ, đất và các vật quý giá khác. Nhưng ngày nay, các võ sĩ có thể kiếm được từ 400-900 USD trong các giải lớn, vốn được ghi hình và đăng lên mạng cho những người trả tiền.

Trước khi thi đấu, các võ sĩ sẽ quấn dây “kara” để bảo vệ bàn tay. Trong quá khứ, họ thậm chí còn vò kara với vụn thủy tinh để gây thương tích lớn hơn, nhưng ngày nay, điều đó đã bị cấm.

Trước khi thi đấu, các võ sĩ sẽ quấn dây “kara” để bảo vệ bàn tay. Trong quá khứ, họ thậm chí còn vò kara với vụn thủy tinh để gây thương tích lớn hơn, nhưng ngày nay, điều đó đã bị cấm.

Yahaya (trong ảnh), 28 tuổi, là một võ sĩ Dambe theo trường phái Arewa, một trong ba trường phái truyền thống, gồm có cả Jamus và Guruwada. Yahaya nói với Reuters từ Lagos, Nigeria, rằng anh đã đánh võ từ khi còn nhỏ, và sống nhờ đánh võ.

Yahaya (trong ảnh), 28 tuổi, là một võ sĩ Dambe theo trường phái Arewa, một trong ba trường phái truyền thống, gồm có cả Jamus và Guruwada. Yahaya nói với Reuters từ Lagos, Nigeria, rằng anh đã đánh võ từ khi còn nhỏ, và sống nhờ đánh võ.

Những võ sĩ như Yahaya giờ đây kiềm tiền được bằng nghề này nhờ lượng người theo dõi trên mạng ngày càng tăng.

Những võ sĩ như Yahaya giờ đây kiềm tiền được bằng nghề này nhờ lượng người theo dõi trên mạng ngày càng tăng.

Một trận đấu võ ở Abuja, Nigeria. “Tôi rất vui vẻ với cuộc sống của mình, vì nhờ đánh võ mà tôi có cái ăn. Tôi có tiền để giải trí với bạn bè, gia đình”, Yahaya nói với Reuters.

Một trận đấu võ ở Abuja, Nigeria. “Tôi rất vui vẻ với cuộc sống của mình, vì nhờ đánh võ mà tôi có cái ăn. Tôi có tiền để giải trí với bạn bè, gia đình”, Yahaya nói với Reuters.

“Trước khi thành võ sĩ Dambe, tôi thích đánh lộn, tôi từng đánh nhau với bất kỳ ai, và họ thường xuyên mách cha mẹ tôi”, Behagon Ondo, nay là chủ một hãng xe ôm và cũng là võ sĩ Dambe, nói với Reuters. “Rồi một ngày tôi thấy nhóm người đánh võ Dambe và tôi biết mình cũng làm được”.

“Trước khi thành võ sĩ Dambe, tôi thích đánh lộn, tôi từng đánh nhau với bất kỳ ai, và họ thường xuyên mách cha mẹ tôi”, Behagon Ondo, nay là chủ một hãng xe ôm và cũng là võ sĩ Dambe, nói với Reuters. “Rồi một ngày tôi thấy nhóm người đánh võ Dambe và tôi biết mình cũng làm được”.

Một võ sĩ đang đổ nước lên đầu trong thời gian nghỉ giữa trận đấu ở Abuja, Nigeria. Năm 2017, Anthony Okeleke và Chidi Anyina lập ra “Những chiến binh Dambe” - công ty sản xuất các chương trình video võ thuật, nhằm quảng bá môn võ này.

Một võ sĩ đang đổ nước lên đầu trong thời gian nghỉ giữa trận đấu ở Abuja, Nigeria. Năm 2017, Anthony Okeleke và Chidi Anyina lập ra “Những chiến binh Dambe” - công ty sản xuất các chương trình video võ thuật, nhằm quảng bá môn võ này.

Ban đầu họ phải bỏ tiền túi trả cho các võ sĩ, nhưng giờ đây họ đã phát triển, tổ chức giải đấu, và thu tiền vé vào xem.

Ban đầu họ phải bỏ tiền túi trả cho các võ sĩ, nhưng giờ đây họ đã phát triển, tổ chức giải đấu, và thu tiền vé vào xem.

Một khán giả hào hứng theo dõi trận Dambe tại Abuja. Trong hai năm, công ty nói trên đã có 100.000 người xem đăng ký và nhận được 24 triệu view (lượt xem) từ Indonesia, Brazil, Thái Lan, Philippines và Mỹ.

Một khán giả hào hứng theo dõi trận Dambe tại Abuja. Trong hai năm, công ty nói trên đã có 100.000 người xem đăng ký và nhận được 24 triệu view (lượt xem) từ Indonesia, Brazil, Thái Lan, Philippines và Mỹ.

“Mục tiêu chung của công ty chúng tôi là nâng tầm môn thể thao này... thành bộ môn được công nhận toàn cầu, sánh vai với các giải như UFC, MMA”, Okeleke nói. Trong ảnh, một võ sĩ đang nhổ nước vào đồng đội trước trận đấu ở Lagos.

“Mục tiêu chung của công ty chúng tôi là nâng tầm môn thể thao này... thành bộ môn được công nhận toàn cầu, sánh vai với các giải như UFC, MMA”, Okeleke nói. Trong ảnh, một võ sĩ đang nhổ nước vào đồng đội trước trận đấu ở Lagos.

Sau khi quay phim, công ty sẽ về studio để chỉnh sửa và ghép âm thanh, trước khi đăng lên mạng. Trong ảnh, một võ sĩ ở Lagos.

Sau khi quay phim, công ty sẽ về studio để chỉnh sửa và ghép âm thanh, trước khi đăng lên mạng. Trong ảnh, một võ sĩ ở Lagos.

Họ cũng có kế hoạch lập một không gian riêng cho các trận đấu võ để thu hút du khách, đồng thời bàn bạc với kênh truyền hình vệ tinh địa phương để tăng lượt xem. Trong ảnh, một võ sĩ cười tươi sau trận đấu ở Lagos.

Họ cũng có kế hoạch lập một không gian riêng cho các trận đấu võ để thu hút du khách, đồng thời bàn bạc với kênh truyền hình vệ tinh địa phương để tăng lượt xem. Trong ảnh, một võ sĩ cười tươi sau trận đấu ở Lagos.

Trọng Thuấn

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/vo-truyen-thong-200-nam-o-nigeria-thanh-mon-the-thao-sinh-bon-tien-post990027.html