Vội xuống nước với Nga, Thổ sẽ xoa dịu được 'cái đầu nóng' bằng S-400?
Sau vụ bắn rơi máy bay phản lực Nga năm 2015, Thổ Nhĩ Kỳ dường như lấy lại điểm với Nga, khiến Moscow hài lòng qua việc cương quyết mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-
Theo Ahval, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã từng để xảy ra nhiều cuộc chiến đẫm máu trong quá khứ. Tuy nhiên, hiện họ cùng ủng hộ các phe đối lập trên một số mặt trận ở châu Âu, Libya, Cyprus, Syria và nam Caucasus.
5 năm trước, vào ngày 24/11/2015, chỉ vài tháng sau khi Nga hậu thuẫn cho Tổng thống Syria Bashar al Assad trong cuộc nội chiến ở quốc gia Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi một máy bay chiến đấu Sukhoi SU-24 của Nga trong biên giới Syria. Sự việc này đưa hai nước đến bờ vực của một cuộc đối đầu giống như chiến tranh.
Cảm nhận của các nhà phân tích khi đó là Ankara đã cố gắng khiêu khích Nga phản ứng mạnh mẽ và trực tiếp đến mức NATO buộc phải có giải pháp quyết đoán hơn với động thái của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ nhắm đến chính quyền của ông Assad, người có mối quan hệ bạn bè thân thiết với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cho đến năm 2009, mà còn chống lại người Kurd ở Syria, những người nhiều năm trước đã hỗ trợ để mở rộng chỗ đứng cho họ ở miền bắc Syria.
Nhưng mặc dù mất máy bay phản lực, Nga không hành động vội vàng hay bùng phát giận dữ trả đũa ở Syria. Moscow có xu hướng đối đầu trực tiếp với bất kỳ lực lượng nào khi tiến đến gần biên giới của mình.
Cuộc chiến năm 2008 ở Gruzia và việc sáp nhập Crimea năm 2014 sẽ là những ví dụ về mức độ trực tiếp và can đảm của Nga khi đối phó với căng thẳng trước cửa nhà. Tuy nhiên, khi xung đột tiến xa hơn khỏi biên giới Nga, Moscow trở nên linh hoạt hơn và linh hoạt hơn trong các chiến thuật của mình.
Luôn có sự song hành giữa địa vị chính trị với môn thể thao yêu thích của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Có thể nói nước Nga đôi khi sử dụng sự linh hoạt của thế võ Judo để đối kháng đối thủ.
Đây là điều đã xảy ra với Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất là ở một mức độ nào đó.
Nhìn lại các sự kiện diễn ra sau vụ bắn rơi máy bay phản lực Nga năm 2015, Thổ Nhĩ Kỳ dường như lấy lại điểm với Nga, khiến Moscow hài lòng qua việc, đi ngược lại với quan điểm của NATO, cương quyết mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng ký thỏa thuận để Nga xây dựng xây dựng đường ống dẫn khí đốt tự nhiên TurkStream và các dự án liên doanh khác giữa hai nước.
Tuy nhiên, đồng thời với đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng lại đang khiến phương Tây sợ hãi trước viễn cảnh một khối liên minh Nga-Thổ sẽ hình thành và do đó buộc phương Tây phải nhượng bộ mọi yêu cầu khác của Ankara.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ làm bạn với nhau. Tuy nhiên, và bất chấp nhiều khác biệt, họ dường như tạo thành cặp đôi thách thức các lợi ích của phương Tây.
Về lý thuyết, cả hai nước đều cam kết trung thành với chủ nghĩa đa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, "chủ nghĩa đa phương" của ông Erdoğan đang tạo nhiều lo ngại cho phương Tây.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ duy trì sự hiện diện quân sự chính thức và không chính thức ở Bắc Phi, Đông Địa Trung Hải, Trung Đông và Nam Caucasus.
Nếu ai kiểm soát được các tuyến đường dẫn đến các cánh cổng của châu Âu thì quốc gia đó có thể kiểm soát được dòng người, năng lượng, hàng hóa, v.v. vào lục địa châu Âu.
Cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều có toan tính này. Tuy nhiên, nỗ lực "xây dựng đế chế" chống lại phương Tây của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ gặp nhiều cản trở. Điển hình là khi các cuộc không kích của Nga-Syria ở Idlib khiến ít nhất 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng vào ngày 27/2/2020, Tổng thống Erdoğan đã đáp trả ngay lập tức bằng cách cho phép người di cư đi qua biên giới trên bộ với Hy Lạp, nhằm thu hút sự ủng hộ của phương Tây đối với Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực để biến mình thành những người chơi không thể thiếu trong khu vực MENAP hậu Mùa xuân Ả Rập. Họ can thiệp bằng cách khai thác các khoảng trống an ninh (ở Libya, Syria) và các cuộc xung đột ( ở Cyprus, Nagorno Karabakh).
Tuy nhiên, theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cả hai nước đều sẽ cần phương Tây nếu họ muốn - chẳng hạn - tiếp tục với các dự án lớn như tái thiết Syria.
Có điều, cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đều định khung chính sách đối ngoại theo lợi ích chứ không phải mối quan hệ. Những lợi ích này hoàn toàn có thể khiến họ đối đầu nhau?