Vũ điệu Bom Bo

Bom Bo là tên một sóc đồng bào dân tộc S'tiêng ở thôn Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng. Trong những năm kháng chiến, đồng bào nơi đây một lòng theo Đảng, Bác Hồ đánh đuổi giặc Mỹ để giải phóng quê hương. Một trong những 'chiến công vang dội' mà đồng bào S'tiêng sóc Bom Bo để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau là phong trào giã gạo nuôi quân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi vào thơ ca qua ca khúc 'Tiếng chày trên sóc Bom Bo' của cố nhạc sĩ Xuân Hồng, phổ thơ Hồng Sơn.

Ở một góc nhìn khác, đồng bào dân tộc S’tiêng trên địa bàn huyện Bù Đăng hiện còn lưu giữ và tiếp biến các giá trị văn hóa cha ông để lại. Với người phụ nữ, mỗi tấm thổ cẩm là niềm tin, sự kỳ vọng, khát khao, nỗi niềm được trao truyền, ký gửi hết sức tinh tế thông qua hoa văn trên thổ cẩm. Người đàn ông S’tiêng chỉ cần một con dao côi cùng chiếc bào làm bằng tre nứa đã chế tác ra chiếc nỏ, cung tên để săn bắn thú rừng, bảo vệ buôn làng, thôn, sóc, cộng đồng của mình trước thế giới tự nhiên.

Trong lĩnh vực đời sống tinh thần, người S’tiêng không chỉ am hiểu nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng, diễn ca sử thi mà còn lưu giữ nét đẹp văn hóa kết bạn cộng đồng của các tộc người định cư trải dài từ cao nguyên Lang Biang đến Đông Trường Sơn huyền thoại. Lễ hội kết bạn cộng đồng là nét đẹp văn hóa truyền thống của các tộc người S’tiêng, M’nông, Êđê… đang đứng trước nguy cơ mai một. Trong những năm qua, huyện Bù Đăng đã nỗ lực phục dựng, bảo tồn và sẽ duy trì nét đẹp văn hóa này trong chương trình lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo”, diễn ra từ ngày 8 đến 10-11-2024.

Nét đẹp văn hóa người S’tiêng được thể hiện qua những hình ảnh sinh hoạt đời thường hết sức giản dị trên địa bàn huyện Bù Đăng sau đây:

Bà Thị Vin ở thôn 2, xã Bình Minh đã hơn 70 tuổi vẫn đam mê bên khung cửi để dệt nên những tấm thổ cẩm mang đặc trưng của người phụ nữ S’tiêng vùng cao

Bà Thị Vin ở thôn 2, xã Bình Minh đã hơn 70 tuổi vẫn đam mê bên khung cửi để dệt nên những tấm thổ cẩm mang đặc trưng của người phụ nữ S’tiêng vùng cao

Chỉ với con dao côi, ông Điểu Lon ở sóc Bom Bo làm nên những chiếc gùi đủ kích cỡ với hoa văn đầy màu sắc

Chỉ với con dao côi, ông Điểu Lon ở sóc Bom Bo làm nên những chiếc gùi đủ kích cỡ với hoa văn đầy màu sắc

Chỉ cần con dao côi và B’La (bào) bằng tre nứa, ông Điểu Đơi (73 tuổi) ở sóc Bom Bo làm nên những chiếc nỏ và cung tên đầy uy lực, biểu hiện cho sức mạnh của người đàn ông S’tiêng trước thế giới tự nhiên

Chỉ cần con dao côi và B’La (bào) bằng tre nứa, ông Điểu Đơi (73 tuổi) ở sóc Bom Bo làm nên những chiếc nỏ và cung tên đầy uy lực, biểu hiện cho sức mạnh của người đàn ông S’tiêng trước thế giới tự nhiên

Nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng được cộng đồng người S’tiêng trao truyền, bảo tồn từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các nghi thức lễ hội

Nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng được cộng đồng người S’tiêng trao truyền, bảo tồn từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các nghi thức lễ hội

Lễ kết bạn cộng đồng của người S’tiêng và M’nông được UBND huyện Bù Đăng đầu tư phục dựng và bảo tồn trong những năm qua

Lễ kết bạn cộng đồng của người S’tiêng và M’nông được UBND huyện Bù Đăng đầu tư phục dựng và bảo tồn trong những năm qua

Bộ đàn đá của huyện Bù Đăng đang giữ kỷ lục lớn nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại cùng với 50 bộ đàn đá chế bản sẽ được diễn tấu trong lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo” diễn ra từ ngày 8 đến 10-11-2024 tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo

Bộ đàn đá của huyện Bù Đăng đang giữ kỷ lục lớn nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại cùng với 50 bộ đàn đá chế bản sẽ được diễn tấu trong lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo” diễn ra từ ngày 8 đến 10-11-2024 tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo

Phong trào giã gạo nuôi quân của đồng bào S’tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước được tái hiện qua tiết mục múa “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” do chính con em đồng bào S’tiêng trên sóc Bom Bo biểu diễn tại ngôi làng văn hóa ASEAN được tổ chức năm 2017 tại TP. Hồ Chí Minh

Phong trào giã gạo nuôi quân của đồng bào S’tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước được tái hiện qua tiết mục múa “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” do chính con em đồng bào S’tiêng trên sóc Bom Bo biểu diễn tại ngôi làng văn hóa ASEAN được tổ chức năm 2017 tại TP. Hồ Chí Minh

Cổng vào Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng ở sóc Bom Bo

Cổng vào Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng ở sóc Bom Bo

Đông Kiểm

Nguồn Bình Phước: https://baobinhphuoc.com.vn/news/543/164977/vu-dieu-bom-bo