Vụ giải cứu hang Tham Luang: Các em nhỏ đã dùng ma túy đá!
Thợ lặn cứu hộ đã tiết lộ, các em nhỏ trong vụ giải cứu hang Tham Luang, đã được cho dùng ma túy đá ketamin, để chống lại chứng giảm thân nhiệt và hoảng loạn.
Hai thợ lặn chuyên nghiệp người Anh Rick Stanton và John Volanthen đã giành được Huy chương George khi là những người có công lớn nhất trong vụ giải cứu thành công đội bóng nhí mắc kẹt trong ham Tham Luang, miền Bắc Thái Lan năm 2018.
Hai thợ lặn người Anh Rick Stanton và John Volanthen trong vụ giải cứu hạng Tham Luang
12 em nhỏ - thành viên của đội bóng Lợn Hoang và huấn luyện viên 25 tuổi vào hang Tham Luang trưa 23/6, một tuần trước khi mùa mưa thường bắt đầu ở Thái Lan. Tuy nhiên mưa lớn bất ngờ trút xuống, nước lũ ồ ạt tràn vào ngập cửa hang, buộc họ phải rút ngày càng sâu vào trong để tránh bị chết đuối.
Mọi nỗ lực tiếp cận đội bóng trong hang Tham Luang đều thất bại và cuộc giải cứu dường như không còn hy vọng cho đến khi các thợ lặn cứu hộ hang động chuyên nghiệp người Anh phát hiện vị trí của các cậu bé trên một mô đất trong khoang ngầm cách cửa hang gần 5 km. Cho đến hiện tại khi nói về vụ giải cứu này cả Rick Stanton và John Volanthen đều coi đó như một phép màu.
Gần đây nhất, hai thợ lặn người Anh lần đầu tiết lộ trước công chúng những bí mật đằng sau vụ giải cứu ở hang Tham Luang. Trước khi bắt đầu, Rick và John đã đưa ra kế hoạch vô cùng táo bạo là sử dụng ketamine - một loại ma túy được sử dụng để gây mất nhận thức hoặc gây mê. Chất này được cho là để giảm bớt hành trình đi ra đầy nguy hiểm kéo dài hai tiếng rưỡi dưới nước của các cậu bé trong đội bóng.
Để đảm bảo tính mạng cho đội bóng, họ đã sử dụng ketamine để gây mê cho các em nhỏ
Nhiều người dân Thái Lan hoài nghi về kế hoạch đặt cược mạng sống của nạn nhân từ những người thợ lặn, ngay cả bác sĩ gây mê cũng cho rằng việc này có thể thực sự nguy hiểm đến tính mạng những đứa trẻ. Bất chấp những hoài nghi và thậm chí bản thân có thể sẽ phải đối mặt với án phạt rất nặng và chịu sự chỉ trích từ cả thế giới nếu kế hoạch thất bại, Rick và John khi ấy vẫn cho rằng tình hình tồi tệ đến mức nếu thậm chí một nửa số nạn nhân còn sống cũng đã là sự thành công.
Các bác sĩ cho biết ketamine là giải pháp tốt nhất cho các thành viên của đội bóng nhí vào thời điểm đó, dựa trên việc các em có nguy cơ bị hạ thân nhiệt khi ra ngoài, gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng quan trọng, bao gồm tim, thận và hệ thần kinh. Trong khi “ma túy đá” ketamine có tác dụng giảm lạnh và chống hạ thân nhiệt nhanh.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền, thợ lặn John Volanthen cho biết: “Lặn trong hang động vô cùng nguy hiểm. Rủi ro lớn nhất là đối với trẻ em. Nếu chúng tôi lựa chọn không làm gì cả, họ sẽ chết”.
Đội bóng sau đó được giải cứu thành công với toàn bộ thành viên đều sống sót. Ảnh: The Sun
Đội bóng sau đó đã được cho dùng ketamine với liều lượng không được tiết lộ để các thợ lặn đưa ra khỏi hang Tham Luang trong tình trạng đeo mặt nạ dưỡng khí, mặc đồ bơi và đặt nằm trên cáng. Nhờ lập kế hoạch tỉ mỉ và làm việc theo nhóm, cuộc giải cứu thành công với toàn bộ thành viên trong đội bóng đều sống sót.
John Volanthen cho biết anh không gặp nguy hiểm trong hang động, mặc dù hai thợ lặn trong số các đặc nhiệm Thái Lan đã mất mạng khi tham gia chiến dịch giải cứu đội bóng nhí. Sau vụ việc tại hang Tham Luang, John chỉ gặp lại các cậu bé của đội bóng một lần duy nhất chỉ trong 15 phút, bởi anh không muốn ký ức khủng khiếp của các em nhỏ ùa về khi nhìn thấy mình.