'Vũ khí bí mật' của ông Putin khiến chính quyền Mỹ gặp khó

Trong tay Tổng thống Putin cũng như nước Nga có một loại 'vũ khí bí mật' khiến giới quân sự Mỹ tỏ ra đặc biệt lo sợ.

Nga có trong tay một vũ khí bí mật khiến các chính trị gia tại Washington không khỏi lo lắng. Ý kiến này được chia sẻ bởi cựu quan chức Lầu Năm Góc - ông Mark Schneider trong bài phân tích đăng trên tờ 19FortyFive.

Nga có trong tay một vũ khí bí mật khiến các chính trị gia tại Washington không khỏi lo lắng. Ý kiến này được chia sẻ bởi cựu quan chức Lầu Năm Góc - ông Mark Schneider trong bài phân tích đăng trên tờ 19FortyFive.

Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị trên thế giới hiện nay, ngày càng có nhiều lo ngại về việc bắt đầu một cuộc đụng độ quân sự giữa Mỹ và Nga, đặc biệt nếu như tình hình chiến sự tại Ukraine trở nên mất kiểm soát.

Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị trên thế giới hiện nay, ngày càng có nhiều lo ngại về việc bắt đầu một cuộc đụng độ quân sự giữa Mỹ và Nga, đặc biệt nếu như tình hình chiến sự tại Ukraine trở nên mất kiểm soát.

Theo đánh giá của ông Mark Schneider, Washington sợ hãi trước vũ khí bí mật của Tổng thống Nga Putin nên sẽ không tấn công lãnh thổ Liên bang Nga.

Theo đánh giá của ông Mark Schneider, Washington sợ hãi trước vũ khí bí mật của Tổng thống Nga Putin nên sẽ không tấn công lãnh thổ Liên bang Nga.

"Vũ khí bí mật của Tổng thống Vladimir Putin đó là Nga biết Mỹ lo sợ việc xảy ra chiến tranh hạt nhân", chuyên gia người Mỹ nhận định.

"Vũ khí bí mật của Tổng thống Vladimir Putin đó là Nga biết Mỹ lo sợ việc xảy ra chiến tranh hạt nhân", chuyên gia người Mỹ nhận định.

Tác giả của bài phân tích trên ấn phẩm 19FortyFive nhận định rằng trong vài tháng qua, một số quốc gia NATO đã tăng cường nỗ lực về cái gọi là khả năng răn đe hạt nhân của Liên minh quân sự.

Tác giả của bài phân tích trên ấn phẩm 19FortyFive nhận định rằng trong vài tháng qua, một số quốc gia NATO đã tăng cường nỗ lực về cái gọi là khả năng răn đe hạt nhân của Liên minh quân sự.

Đặc biệt, lần đầu tiên kể từ năm 1991, Pháp triển khai cùng lúc 3 tàu ngầm chiến lược mang tên lửa đạn đạo ra biển, đồng thời tách tàu sân bay duy nhất Charles de Gaulle của mình để hỗ trợ lực lượng NATO.

Đặc biệt, lần đầu tiên kể từ năm 1991, Pháp triển khai cùng lúc 3 tàu ngầm chiến lược mang tên lửa đạn đạo ra biển, đồng thời tách tàu sân bay duy nhất Charles de Gaulle của mình để hỗ trợ lực lượng NATO.

Các biện pháp tương tự đang được thực hiện bởi cơ quan quân sự của Anh và Đức, khi họ tăng cường năng lực răn đe thông qua việc phối hợp với Mỹ và các đồng minh khác ở châu Âu.

Các biện pháp tương tự đang được thực hiện bởi cơ quan quân sự của Anh và Đức, khi họ tăng cường năng lực răn đe thông qua việc phối hợp với Mỹ và các đồng minh khác ở châu Âu.

Trong bối cảnh hành động của những đối tác NATO, Mỹ hành xử có phần kiềm chế hơn. Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đã cắt giảm tài trợ cho một số dự án trong lĩnh vực quân sự, đồng thời hủy bỏ một số cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được lên kế hoạch.

Trong bối cảnh hành động của những đối tác NATO, Mỹ hành xử có phần kiềm chế hơn. Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đã cắt giảm tài trợ cho một số dự án trong lĩnh vực quân sự, đồng thời hủy bỏ một số cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được lên kế hoạch.

“Vì vậy, chính quyền Tổng thống Joe Biden có vinh dự là cường quốc hạt nhân duy nhất của NATO công bố nới lỏng khả năng răn đe hạt nhân”, tác giả bài phân tích trên ấn phẩm của Mỹ cho biết.

“Vì vậy, chính quyền Tổng thống Joe Biden có vinh dự là cường quốc hạt nhân duy nhất của NATO công bố nới lỏng khả năng răn đe hạt nhân”, tác giả bài phân tích trên ấn phẩm của Mỹ cho biết.

Chuyên gia Mark Schneider tin rằng, giới lãnh đạo Mỹ rất sợ Nga và các loại vũ khí chiến lược của nước này, đặc biệt khi Moskva tăng cường năng lực hạt nhân trong thời gian dài vừa qua.

Chuyên gia Mark Schneider tin rằng, giới lãnh đạo Mỹ rất sợ Nga và các loại vũ khí chiến lược của nước này, đặc biệt khi Moskva tăng cường năng lực hạt nhân trong thời gian dài vừa qua.

Về vấn đề này, Washington đang cố gắng đảm bảo rằng Moskva thậm chí không có lý do gì để giải thích các hành động của Quân đội Mỹ là một mối đe dọa hạt nhân đối với đất nước của họ.

Về vấn đề này, Washington đang cố gắng đảm bảo rằng Moskva thậm chí không có lý do gì để giải thích các hành động của Quân đội Mỹ là một mối đe dọa hạt nhân đối với đất nước của họ.

Trong khi về phía Liên bang Nga, họ nhận thức rõ sự e ngại của giới lãnh đạo Mỹ, và người Nga đã biến chúng thành một loại "vũ khí bí mật" của họ.

Trong khi về phía Liên bang Nga, họ nhận thức rõ sự e ngại của giới lãnh đạo Mỹ, và người Nga đã biến chúng thành một loại "vũ khí bí mật" của họ.

Theo ý kiến của chuyên gia Mark Schneider, nỗi sợ hãi của các quan chức Nhà Trắng lớn đến mức họ sẽ không mạo hiểm tấn công lãnh thổ Nga, ngay cả trong trường hợp xảy ra đụng độ quân sự trực tiếp giữa Liên bang Nga và NATO.

Theo ý kiến của chuyên gia Mark Schneider, nỗi sợ hãi của các quan chức Nhà Trắng lớn đến mức họ sẽ không mạo hiểm tấn công lãnh thổ Nga, ngay cả trong trường hợp xảy ra đụng độ quân sự trực tiếp giữa Liên bang Nga và NATO.

Mặc dù vậy, đây chỉ là ý kiến cá nhân của một cựu quan chức Lầu Năm Góc, trong khi tình hình trên thực địa có thể sẽ khác biệt hoàn toàn.

Mặc dù vậy, đây chỉ là ý kiến cá nhân của một cựu quan chức Lầu Năm Góc, trong khi tình hình trên thực địa có thể sẽ khác biệt hoàn toàn.

Đừng quên rằng Mỹ và nhiều quốc gia NATO đã đặt ra "lằn ranh đỏ" cho Nga trong cuộc chiến Ukraine đó là việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, họ cảnh báo sẽ đưa ra những hành động đáp trả mạnh mẽ nhất.

Đừng quên rằng Mỹ và nhiều quốc gia NATO đã đặt ra "lằn ranh đỏ" cho Nga trong cuộc chiến Ukraine đó là việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, họ cảnh báo sẽ đưa ra những hành động đáp trả mạnh mẽ nhất.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/vu-khi-bi-mat-cua-ong-putin-khien-chinh-quyen-my-gap-kho-post510013.antd