Vũ khí Mỹ duy nhất có thể vô hiệu hóa tên lửa siêu vượt âm

Tên lửa phòng không SM-6 nằm trong số những loại vũ khí đánh chặn hiện đại nhất trên thế giới, đây cũng là loại vũ khí duy nhất của Mỹ có khả năng hạ gục các loại tên lửa siêu vượt âm.

Tên lửa phòng không SM-6 là khí tài duy nhất của Mỹ hiện nay có khả năng chặn tên lửa siêu vượt âm, theo đánh giá của các quan chức Lầu Năm Góc.

"Dự án ra đời nhằm đối phó những mục tiêu có tốc độ và khả năng cơ động cao. SM-6 hiện là vũ khí duy nhất của Mỹ có khả năng phòng thủ trước tên lửa siêu vượt âm", Phó đô đốc Jon Hill, Giám đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA), cho biết trong cuộc hội thảo kỹ thuật hồi tuần trước.

Ông Jon Hill nói thêm rằng năng lực này còn "tương đối non trẻ" và có tiềm năng phát triển thêm.

Ông Jon Hill nói thêm rằng năng lực này còn "tương đối non trẻ" và có tiềm năng phát triển thêm.

Quan chức Mỹ không cho biết phiên bản nào của dòng SM-6 có khả năng chặn tên lửa siêu vượt âm. Quân đội Mỹ đang biên chế phiên bản Block I và IA, đồng thời phát triển biến thể Block IB với thiết kế được điều chỉnh và trang bị động cơ lớn hơn.

Quan chức Mỹ không cho biết phiên bản nào của dòng SM-6 có khả năng chặn tên lửa siêu vượt âm. Quân đội Mỹ đang biên chế phiên bản Block I và IA, đồng thời phát triển biến thể Block IB với thiết kế được điều chỉnh và trang bị động cơ lớn hơn.

Tên lửa phiên bản này dự kiến đạt tốc độ siêu vượt âm và cải thiện khả năng đánh chặn tên lửa đối phương. Tên lửa siêu vượt âm là vũ khí có tốc độ tối thiểu gấp 5 lần âm thanh (Mach 5), tương đương hơn 6.200 km/h.

Tên lửa phiên bản này dự kiến đạt tốc độ siêu vượt âm và cải thiện khả năng đánh chặn tên lửa đối phương. Tên lửa siêu vượt âm là vũ khí có tốc độ tối thiểu gấp 5 lần âm thanh (Mach 5), tương đương hơn 6.200 km/h.

Những vũ khí bay nhanh hơn vận tốc âm thanh nhưng không đạt ngưỡng Mach 5 thường chỉ được gọi là tên lửa siêu thanh.

Những vũ khí bay nhanh hơn vận tốc âm thanh nhưng không đạt ngưỡng Mach 5 thường chỉ được gọi là tên lửa siêu thanh.

Tốc độ lớn, khả năng cơ động và đường bay thấp trong khí quyển khiến vũ khí siêu vượt âm rất khó bám bắt và đánh chặn so với tên lửa đạn đạo truyền thống, đặt ra thách thức lớn với mọi lưới phòng không hiện đại.

Tốc độ lớn, khả năng cơ động và đường bay thấp trong khí quyển khiến vũ khí siêu vượt âm rất khó bám bắt và đánh chặn so với tên lửa đạn đạo truyền thống, đặt ra thách thức lớn với mọi lưới phòng không hiện đại.

Đối phương cũng có ít thời gian phản ứng trước vũ khí siêu vượt âm, không kịp triển khai lực lượng đánh chặn hoặc sơ tán.

Đối phương cũng có ít thời gian phản ứng trước vũ khí siêu vượt âm, không kịp triển khai lực lượng đánh chặn hoặc sơ tán.

Nga, Mỹ, Trung Quốc và ít nhất 5 quốc gia khác đang nghiên cứu công nghệ này, trong đó Moscow và Bắc Kinh đã biên chế một số loại tên lửa siêu vượt âm hoặc tên lửa mang đầu đạn lướt nhằm đối phó với Washington.

Nga, Mỹ, Trung Quốc và ít nhất 5 quốc gia khác đang nghiên cứu công nghệ này, trong đó Moscow và Bắc Kinh đã biên chế một số loại tên lửa siêu vượt âm hoặc tên lửa mang đầu đạn lướt nhằm đối phó với Washington.

RIM-174A ERAM, còn có tên Standard Missile 6 (SM-6), là tên lửa phòng không trang bị cho lá chắn phòng thủ Aegis với khả năng đánh chặn máy bay và tên lửa hành trình của đối phương, đồng thời có thể được sử dụng như một loại vũ khí chống hạm.

RIM-174A ERAM, còn có tên Standard Missile 6 (SM-6), là tên lửa phòng không trang bị cho lá chắn phòng thủ Aegis với khả năng đánh chặn máy bay và tên lửa hành trình của đối phương, đồng thời có thể được sử dụng như một loại vũ khí chống hạm.

Tập đoàn vũ khí Raytheon từng nâng cấp phần mềm của SM-6 vào năm 2017 để tên lửa có khả năng đối phó tốt hơn với các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm trung, đồng thời phát triển khả năng đối phó vũ khí siêu vượt âm.

Tập đoàn vũ khí Raytheon từng nâng cấp phần mềm của SM-6 vào năm 2017 để tên lửa có khả năng đối phó tốt hơn với các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm trung, đồng thời phát triển khả năng đối phó vũ khí siêu vượt âm.

Đạn tên lửa đánh chặn SM-6 được Mỹ phát triển, có tầm bắn 240 km, độ cao diệt mục tiêu 33 km và tốc độ hành trình trên 4.000 km/h.

Đạn tên lửa đánh chặn SM-6 được Mỹ phát triển, có tầm bắn 240 km, độ cao diệt mục tiêu 33 km và tốc độ hành trình trên 4.000 km/h.

Đây được coi là một trong số những tên lửa đánh chặn nguy hiểm nhất hiện nay, tuy vậy chúng cũng có một cái giá đắt đỏ lên tới 5 triệu USD/quả.

Đây được coi là một trong số những tên lửa đánh chặn nguy hiểm nhất hiện nay, tuy vậy chúng cũng có một cái giá đắt đỏ lên tới 5 triệu USD/quả.

Đánh chặn mục tiêu đặc biệt ở cuối giai đoạn bay là điều cực kỳ khó khăn, chính vì điều này mà Mỹ, Nga và Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền vào để phát triển các loại vũ khí đáp ứng.

Đánh chặn mục tiêu đặc biệt ở cuối giai đoạn bay là điều cực kỳ khó khăn, chính vì điều này mà Mỹ, Nga và Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền vào để phát triển các loại vũ khí đáp ứng.

Dòng tên lửa SM-6 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đối phương ở kỳ cuối của đường bay. Đây là cơ hội cuối cùng để đánh chặn một tên lửa đạn đạo trước khi nó đến mục tiêu.

Dòng tên lửa SM-6 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đối phương ở kỳ cuối của đường bay. Đây là cơ hội cuối cùng để đánh chặn một tên lửa đạn đạo trước khi nó đến mục tiêu.

Ở cuối giai đoạn bay, các tên lửa đạn đạo thường bay với tốc độ cực đại và đường bay lắt léo để tránh các hệ thống phòng thủ, chính vì vậy SM-6 được trang bị dầu dò cực nhạy để đón bắt mục tiêu.

Ở cuối giai đoạn bay, các tên lửa đạn đạo thường bay với tốc độ cực đại và đường bay lắt léo để tránh các hệ thống phòng thủ, chính vì vậy SM-6 được trang bị dầu dò cực nhạy để đón bắt mục tiêu.

Phiên bản SM-6 được phát triển theo chương trình nâng cao tầm bắn của tên lửa đánh chặn trên chiến hạm bắt đầu từ năm 2004.

Phiên bản SM-6 được phát triển theo chương trình nâng cao tầm bắn của tên lửa đánh chặn trên chiến hạm bắt đầu từ năm 2004.

Các cuộc thử nghiệm đánh giá tính năng đã hoàn tất vào năm 2018 và sau đó chúng bắt đầu được lên kế hoạch biên chế.

Các cuộc thử nghiệm đánh giá tính năng đã hoàn tất vào năm 2018 và sau đó chúng bắt đầu được lên kế hoạch biên chế.

SM-6 được thiết kế với mục đích phòng không tầm xa cấp chiến thuật dành cho các tàu chiến của Mỹ để bảo vệ và mở rộng phạm vi chống lại tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái và máy bay chiến đấu của đối phương.

SM-6 được thiết kế với mục đích phòng không tầm xa cấp chiến thuật dành cho các tàu chiến của Mỹ để bảo vệ và mở rộng phạm vi chống lại tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái và máy bay chiến đấu của đối phương.

Điểm mạnh của tên lửa đánh chặn SM-6 so với các phiên bản tiền nhiệm là đạn tên lửa nhỏ hơn và có thể ngăn chặn các mục tiêu bay sát mặt nước tốt hơn.

Điểm mạnh của tên lửa đánh chặn SM-6 so với các phiên bản tiền nhiệm là đạn tên lửa nhỏ hơn và có thể ngăn chặn các mục tiêu bay sát mặt nước tốt hơn.

Hải quân Mỹ còn thử nghiệm SM-6 thành công với mục đích chống các loại tàu mặt nước cỡ nhỏ, xuồng cao tốc của đối phương.

Hải quân Mỹ còn thử nghiệm SM-6 thành công với mục đích chống các loại tàu mặt nước cỡ nhỏ, xuồng cao tốc của đối phương.

SM-6 được trang bị hệ thống xử lý tín hiệu và hệ thống dẫn hướng mới được phát triển dựa trên hệ thống tự dẫn chủ động của tên lửa không đối không tầm trung AIM-120D AMRAAM.

SM-6 được trang bị hệ thống xử lý tín hiệu và hệ thống dẫn hướng mới được phát triển dựa trên hệ thống tự dẫn chủ động của tên lửa không đối không tầm trung AIM-120D AMRAAM.

Tên lửa đánh chặn SM-6 thường được phóng bằng các bệ phóng thẳng đứng tiêu chuẩn Mk 41 vốn trang bị sẵn trên các chiến hạm Mỹ.

Tên lửa đánh chặn SM-6 thường được phóng bằng các bệ phóng thẳng đứng tiêu chuẩn Mk 41 vốn trang bị sẵn trên các chiến hạm Mỹ.

Khả năng dẫn theo phương ngang cho phép tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở cự ly nằm ngoài vùng phát hiện của radar trên chiến hạm.

Khả năng dẫn theo phương ngang cho phép tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở cự ly nằm ngoài vùng phát hiện của radar trên chiến hạm.

Loại tên lửa đánh chặn này sử dụng đầu đạn nổ tạo ra một vùng hủy diệt lớn để phá hủy tên lửa tấn công đối phương.

Loại tên lửa đánh chặn này sử dụng đầu đạn nổ tạo ra một vùng hủy diệt lớn để phá hủy tên lửa tấn công đối phương.

SM-6 có thể lắp đặt trên tất cả các hệ thống Aegis của tàu tuần dương và khu trục của Mỹ.

SM-6 có thể lắp đặt trên tất cả các hệ thống Aegis của tàu tuần dương và khu trục của Mỹ.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/vu-khi-my-duy-nhat-co-the-vo-hieu-hoa-ten-lua-sieu-vuot-am-post495005.antd