Vũ khí Nga phá lệnh trừng phạt nhờ hợp đồng cực kỳ quan trọng

Vũ khí Nga là đối tượng hứng chịu lệnh cấm vận từ Mỹ với Đạo luật CAATSA, khiến doanh thu xuất khẩu giảm mạnh trong vài năm gần đây.

Trong bối cảnh vũ khí Nga không còn "ăn khách" trên thị trường thế giới do lệnh cấm vận từ Mỹ, bất cứ hợp đồng nào được ký kết cũng trở thành lối thoát quan trọng đối với Moskva.

Trong bối cảnh vũ khí Nga không còn "ăn khách" trên thị trường thế giới do lệnh cấm vận từ Mỹ, bất cứ hợp đồng nào được ký kết cũng trở thành lối thoát quan trọng đối với Moskva.

Bất chấp việc có thể phải chịu lệnh trừng phạt vì hợp tác quốc phòng, Ấn Độ vẫn tiếp tục tích cực mua vũ khí của Nga. Lực lượng hải quân quốc gia Nam Á này dự kiến sẽ đặt hàng tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos với tổng trị giá 2,5 tỷ USD trong thời gian tới.

Bất chấp việc có thể phải chịu lệnh trừng phạt vì hợp tác quốc phòng, Ấn Độ vẫn tiếp tục tích cực mua vũ khí của Nga. Lực lượng hải quân quốc gia Nam Á này dự kiến sẽ đặt hàng tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos với tổng trị giá 2,5 tỷ USD trong thời gian tới.

Cụ thể, chúng ta đang nói về một đơn đặt hàng mới dành cho 200 tên lửa, được sản xuất bởi liên doanh với Nga trên lãnh thổ Ấn Độ, vũ khí này chính là phiên bản của tên lửa P-800 Onyx với một số sửa đổi.

Cụ thể, chúng ta đang nói về một đơn đặt hàng mới dành cho 200 tên lửa, được sản xuất bởi liên doanh với Nga trên lãnh thổ Ấn Độ, vũ khí này chính là phiên bản của tên lửa P-800 Onyx với một số sửa đổi.

Thông tin cho biết hợp đồng sẽ sớm được ký kết, tờ Times of India khẳng định sau khi tham khảo các nguồn tin riêng của mình bên trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ

Thông tin cho biết hợp đồng sẽ sớm được ký kết, tờ Times of India khẳng định sau khi tham khảo các nguồn tin riêng của mình bên trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ

Cũng cần lưu ý thêm rằng đây là phiên bản có tầm bay tăng lên tới 400 km, trong khi trước đó thông số này chỉ là 290 km. Dự kiến tên lửa BrahMos sẽ được sử dụng để trang bị cho cả tàu chiến mặt nước và các tổ hợp phòng thủ bờ biển.

Cũng cần lưu ý thêm rằng đây là phiên bản có tầm bay tăng lên tới 400 km, trong khi trước đó thông số này chỉ là 290 km. Dự kiến tên lửa BrahMos sẽ được sử dụng để trang bị cho cả tàu chiến mặt nước và các tổ hợp phòng thủ bờ biển.

Hợp đồng trên vẫn thuộc đối tượng phải hứng chịu lệnh trừng phạt theo Đạo luật CAATSA mà Mỹ áp đặt, bởi vì bên trong tên lửa BrahMos vẫn còn rất nhiều bộ phận do Nga sản xuất.

Hợp đồng trên vẫn thuộc đối tượng phải hứng chịu lệnh trừng phạt theo Đạo luật CAATSA mà Mỹ áp đặt, bởi vì bên trong tên lửa BrahMos vẫn còn rất nhiều bộ phận do Nga sản xuất.

Mặc dù Ấn Độ tuyên bố tăng dần tỷ lệ nội địa hóa nhưng nước này vẫn chưa tự chủ được 100% linh kiện. Ngoài ra do công ty BrahMos là một liên doanh với Liên bang Nga, Moskva sẽ nhận được phần lợi nhuận từ hợp đồng này.

Mặc dù Ấn Độ tuyên bố tăng dần tỷ lệ nội địa hóa nhưng nước này vẫn chưa tự chủ được 100% linh kiện. Ngoài ra do công ty BrahMos là một liên doanh với Liên bang Nga, Moskva sẽ nhận được phần lợi nhuận từ hợp đồng này.

Hơn nữa việc tiếp tục sản xuất tên lửa BrahMos có thể trở nên khá thuận lợi bằng cách lấy các bộ phận quan trọng từ "người anh em" Onyx để tạo ra thứ vũ khí trên danh nghĩa là có nguồn gốc tại Ấn Độ.

Hơn nữa việc tiếp tục sản xuất tên lửa BrahMos có thể trở nên khá thuận lợi bằng cách lấy các bộ phận quan trọng từ "người anh em" Onyx để tạo ra thứ vũ khí trên danh nghĩa là có nguồn gốc tại Ấn Độ.

BrahMos có thể trở thành một phương tiện để Nga phá vỡ lệnh trừng phạt đối với việc bán vũ khí. Ví dụ vào tháng 3-2022, tên lửa này đã được Philippines đặt mua. Và bản thân liên doanh Nga - Ấn có kế hoạch nhận các đơn hàng xuất khẩu trị giá 2,5 - 3 tỷ USD nữa.

BrahMos có thể trở thành một phương tiện để Nga phá vỡ lệnh trừng phạt đối với việc bán vũ khí. Ví dụ vào tháng 3-2022, tên lửa này đã được Philippines đặt mua. Và bản thân liên doanh Nga - Ấn có kế hoạch nhận các đơn hàng xuất khẩu trị giá 2,5 - 3 tỷ USD nữa.

Cần lưu ý rằng liên doanh BrahMos Aero Space đã được thành lập vào năm 1998 và trên thực tế, Ấn Độ đã rút khỏi quá trình phát triển tên lửa P-800 Onyx do không có đủ tiền và kinh nghiệm, New Delhi đơn giản là thừa hưởng toàn bộ thành tựu của Nga.

Cần lưu ý rằng liên doanh BrahMos Aero Space đã được thành lập vào năm 1998 và trên thực tế, Ấn Độ đã rút khỏi quá trình phát triển tên lửa P-800 Onyx do không có đủ tiền và kinh nghiệm, New Delhi đơn giản là thừa hưởng toàn bộ thành tựu của Nga.

Đơn đặt hàng đầu tiên đối với tên lửa BrahMos được ghi nhận vào năm 2011, việc lắp ráp loại đạn diệt hạm này được thực hiện tại nhà máy ở Hyderabad trên đất Ấn Độ và Orenburg tại Nga.

Đơn đặt hàng đầu tiên đối với tên lửa BrahMos được ghi nhận vào năm 2011, việc lắp ráp loại đạn diệt hạm này được thực hiện tại nhà máy ở Hyderabad trên đất Ấn Độ và Orenburg tại Nga.

Cũng cần nhắc lại rằng, Ấn Độ vẫn tiếp tục đặt mua vũ khí từ Liên bang Nga, cụ thể là họ đang chờ đợi khinh hạm Tushil thuộc Dự án 11356M, con tàu sẽ nhận được bệ phóng tương thích tên lửa BrahMos.

Cũng cần nhắc lại rằng, Ấn Độ vẫn tiếp tục đặt mua vũ khí từ Liên bang Nga, cụ thể là họ đang chờ đợi khinh hạm Tushil thuộc Dự án 11356M, con tàu sẽ nhận được bệ phóng tương thích tên lửa BrahMos.

Ngoài phiên bản phóng từ tàu mặt nước, Ấn Độ còn đang dựa vào Nga để hoàn thiện biến thể BrahMos-A cũng như BrahMos-M trang bị cho máy bay chiến đấu.

Ngoài phiên bản phóng từ tàu mặt nước, Ấn Độ còn đang dựa vào Nga để hoàn thiện biến thể BrahMos-A cũng như BrahMos-M trang bị cho máy bay chiến đấu.

Không chỉ có vậy, phiên bản BrahMos 2 mới đang trong giai đoạn lên ý tưởng cũng được cho là bản sao từ tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh 3M22 Zircon của Nga.

Không chỉ có vậy, phiên bản BrahMos 2 mới đang trong giai đoạn lên ý tưởng cũng được cho là bản sao từ tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh 3M22 Zircon của Nga.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/vu-khi-nga-pha-lenh-trung-phat-nho-hop-dong-cuc-ky-quan-trong-post533691.antd