Vũ trụ hóa ra không rực rỡ như những gì chúng ta vẫn nghĩ
Những hình ảnh về không gian được nhìn thấy qua kính viễn vọng rất lung linh và tràn đầy màu sắc, nhưng có phải đó là những gì chúng ta nhìn thấy bằng chính mắt mình.
Thật không may, những gì chúng ta thấy trên bầu trời chỉ toàn là màu xám. Các ngôi sao và thiên hà phát ra sóng bức xạ điện từ, chúng được phân tách thành các nhóm khác nhau dựa trên độ dài của sóng phát ra. Từ bước sóng ngắn nhất đến dài nhất, các nhóm bao gồm tia gamma, tia X, tia cực tím, ánh sáng nhìn thấy, bức xạ hồng ngoại, vi sóng và sóng vô tuyến.
Thế nhưng mắt người chỉ có thể nhìn thấy một phần nhỏ của toàn bộ bức xạ trong vũ trụ. Bước sóng dài nhất trong phạm vi nhìn thấy của chúng ta là màu đỏ và ngắn nhất là màu xanh lam.
Các nhà thiên văn học đo các bước sóng ánh sáng mà ngôi sao hoặc thiên hà phát ra, sau đó dữ liệu này được chuyển sang phổ khả kiến và các nhà thiên văn gán màu cho từng bước sóng.
Với các bước sóng ánh sáng ngắn hơn, họ gán cho chúng màu xanh hơn, còn đối với các bước sóng ánh sáng dài hơn, họ gán cho chúng màu đỏ hơn. Và kết quả là chúng ta có những hình ảnh tuyệt đẹp về không gian.
Bạn sẽ nghĩ rằng vậy những hình ảnh vũ trụ đẹp lung linh kia hóa ra không phải là thật. Nhưng không hẳn là như vậy, quang phổ khả kiến của một ngôi sao hoặc một thiên hà là thước đo độ sáng và bước sóng ánh sáng mà ngôi sao hoặc thiên hà phát ra. Dựa trên khám phá về việc quang phổ vũ trụ cho phép các nhà khoa học xác định màu sắc trung bình của vũ trụ, và nó hoàn toàn chân thực.
Điều này cũng giống như việc chúng ta không thể nhìn thấy xương của mình bằng mắt nhưng việc phát triển máy chụp X-quang sử dụng một tần số ánh sáng nhất định, đã tạo ra những hình ảnh cho chúng ta thấy bên trong cơ thể. Điều đó có nghĩa là nó có thật nhưng chỉ là chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt. Đó là cái nhìn về một thực tế tồn tại ngoài nhận thức vật lý của chúng ta.