Vũ trụ sớm co lại sau gần 13,8 tỷ năm giãn nở liên tục?

Sau gần 13,8 tỷ năm, vũ trụ hiện đang dần bước vào quá trình 'thoái trào' khi có dấu hiệu bế tắc và sẽ sớm co lại trong khoảng 65 triệu năm tới.

Nhóm nhà khoa học Đại học Princeton và Đại học New York (Mỹ) mới đây vừa công bố một nghiên cứu mới cho thấy, vũ trụ có thể sớm nhỏ lại trong thời gian tới.

Nhóm nhà khoa học Đại học Princeton và Đại học New York (Mỹ) mới đây vừa công bố một nghiên cứu mới cho thấy, vũ trụ có thể sớm nhỏ lại trong thời gian tới.

Theo đó, năng lượng tối là một dạng năng lượng chưa biết rõ, chiếm phần lớn vũ trụ và có khuynh hướng làm gia tăng tốc độ giãn nở của vũ trụ. Mô hình hóa năng lượng tối trong mô hình vũ trụ, cho thấy đây không phải là một lực bất biến, mà có thể phân rã theo thời gian.

Theo đó, năng lượng tối là một dạng năng lượng chưa biết rõ, chiếm phần lớn vũ trụ và có khuynh hướng làm gia tăng tốc độ giãn nở của vũ trụ. Mô hình hóa năng lượng tối trong mô hình vũ trụ, cho thấy đây không phải là một lực bất biến, mà có thể phân rã theo thời gian.

Các lực hình thành nên năng lượng tối cũng có dấu hiệu suy yếu. Theo các phân tích, các nhân tố tăng tốc cho quá trình giãn nở của vũ trụ có thể sẽ dừng lại trong vòng 65 triệu năm tới.

Các lực hình thành nên năng lượng tối cũng có dấu hiệu suy yếu. Theo các phân tích, các nhân tố tăng tốc cho quá trình giãn nở của vũ trụ có thể sẽ dừng lại trong vòng 65 triệu năm tới.

Đồng thời trong 100 năm, vũ trụ có thể sẽ ngừng giãn nở hoàn toàn. Tiếp đó, vũ trụ sẽ bước vào giai đoạn thu hẹp, có thể kéo dài hàng tỉ năm.

Đồng thời trong 100 năm, vũ trụ có thể sẽ ngừng giãn nở hoàn toàn. Tiếp đó, vũ trụ sẽ bước vào giai đoạn thu hẹp, có thể kéo dài hàng tỉ năm.

Mặc dù mô hình dự đoán rằng thời điểm vũ trụ bắt đầu co lại không còn xa, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết ban đầu nó rất chậm và có thể mất hàng tỷ năm để vũ trụ đạt được một nửa kích thước ngày nay.

Mặc dù mô hình dự đoán rằng thời điểm vũ trụ bắt đầu co lại không còn xa, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết ban đầu nó rất chậm và có thể mất hàng tỷ năm để vũ trụ đạt được một nửa kích thước ngày nay.

Nhưng mặt khác, tất cả những quan sát của chúng ta về sự giãn nở của vũ trụ đến từ những vật thể cách xa hàng triệu đến hàng tỷ năm ánh sáng cho chúng ta biết về quá khứ của vũ trụ, không phải hiện tại hay tương lai của nó.

Nhưng mặt khác, tất cả những quan sát của chúng ta về sự giãn nở của vũ trụ đến từ những vật thể cách xa hàng triệu đến hàng tỷ năm ánh sáng cho chúng ta biết về quá khứ của vũ trụ, không phải hiện tại hay tương lai của nó.

Vì vậy, cũng có thể vũ trụ đã bắt đầu thu nhỏ lại và chúng ta sẽ không nhận ra điều đó cho đến một thời gian dài sau đó. Theo diễn tiến suy luận này, vũ trụ sẽ đứng trước một viễn cảnh tự hủy diệt.

Vì vậy, cũng có thể vũ trụ đã bắt đầu thu nhỏ lại và chúng ta sẽ không nhận ra điều đó cho đến một thời gian dài sau đó. Theo diễn tiến suy luận này, vũ trụ sẽ đứng trước một viễn cảnh tự hủy diệt.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng chu kỳ co giãn của vũ trụ sẽ tạo ra một quá trình lặp lại của sự hủy diệt và tái sinh. Vũ trụ sẽ co lại cho đến khi nó tự sụp đổ trước khi tái diễn một vụ nổ Big Bang khác, khai sinh ra một vũ trụ mới.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng chu kỳ co giãn của vũ trụ sẽ tạo ra một quá trình lặp lại của sự hủy diệt và tái sinh. Vũ trụ sẽ co lại cho đến khi nó tự sụp đổ trước khi tái diễn một vụ nổ Big Bang khác, khai sinh ra một vũ trụ mới.

Đây là một trong số các lý thuyết gây tranh cãi về kết cục của vũ trụ bên cạnh thuyết Big Rip, khi các thiên hà bị xé nát, hay thuyết Big Freeze, cho thấy vật chất sẽ tụ lại với nhau nhưng phân rã thành bức xạ khi vũ trụ giãn nở.

Đây là một trong số các lý thuyết gây tranh cãi về kết cục của vũ trụ bên cạnh thuyết Big Rip, khi các thiên hà bị xé nát, hay thuyết Big Freeze, cho thấy vật chất sẽ tụ lại với nhau nhưng phân rã thành bức xạ khi vũ trụ giãn nở.

Trước đó, từ những năm 1990, các nhà khoa học cũng đã có ý rằng sự giãn nở của vũ trụ đang không ngừng tăng tốc, không gian giữa các thiên văn mở rộng nhanh hơn so với hàng tỉ năm trước.

Trước đó, từ những năm 1990, các nhà khoa học cũng đã có ý rằng sự giãn nở của vũ trụ đang không ngừng tăng tốc, không gian giữa các thiên văn mở rộng nhanh hơn so với hàng tỉ năm trước.

Các nhà khoa học đặt tên cho nhân tố bí ẩn thúc đẩy quá trình này là năng lượng tối, có khả năng kéo các vật thể nặng trong vũ trụ ra xa thay vì sát lại gần nhau như lực hấp dẫn.

Các nhà khoa học đặt tên cho nhân tố bí ẩn thúc đẩy quá trình này là năng lượng tối, có khả năng kéo các vật thể nặng trong vũ trụ ra xa thay vì sát lại gần nhau như lực hấp dẫn.

Hiện giới khoa học vẫn chưa thể thống nhất và hiểu một cách tường tận về năng lượng tối và những tác động của nó đến sự vận động của vũ trụ.

Hiện giới khoa học vẫn chưa thể thống nhất và hiểu một cách tường tận về năng lượng tối và những tác động của nó đến sự vận động của vũ trụ.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/vu-tru-som-co-lai-sau-gan-138-ty-nam-gian-no-lien-tuc-1705173.html