Vua Càn Long thường làm gì vào dịp đầu năm?
Với các vị vua chúa và quý tộc phong kiến thì như thế nào, liệu năm mới có gì đặc biệt hơn không?
Tết Nguyên Đán (hay Xuân Tiết) là thời điểm quan trọng nhất trong năm đối với người Trung Quốc. Nhiều phong tục và hoạt động qua 4000 năm lịch sử vẫn còn được giữ gìn đến hiện nay như đốt pháo đêm giao thừa, trang trí câu đối, chúc Tết,...
Tuy nhiên đó chỉ là những hoạt động bình thường của dân gian Trung Quốc. Còn với các vị vua chúa và quý tộc phong kiến thì như thế nào, liệu có gì đặc biệt hơn không?
Sau đó, vua sẽ đến Dưỡng Tâm Điện, ngồi bên cửa sổ Noãn Các, chuẩn bị tiến hành nghi thức "khai bút". Vua Càn Long thân mặc long bào, đích thân thắp ngọn đèn "Ngọc Chúc Trường Điều" và dùng cây "Vạn niên thanh bút" viết xuống những nét đầu tiên của năm mới.
Thông thường, các vị vua sẽ viết nội dung như: "Mưa thuận gió hòa" hay "Thiên hạ thái bình",... để thể hiện sự mong muốn những điều tốt đẹp tương tự.
Viết xong, Càn Long sẽ uống rượu Đồ Tô bằng chiếc cốc "Kimâuvĩnhcốbôi", cầu xin thiên hạ thái bình, giang sơn xã tắc vững mạnh muôn đời,
Sau khi hoàn thành nghi lễ khai bút, vua Càn Long bắt đầu lịch trình bận rộn của ngày đầu tiên trong năm mới. Cũng giống như những người dân bình thường thờ cúng tổ tiên vào đầu năm, hoàng tộc nhà Thanh cũng tập trung vào hoạt động này.
Khoảng 2 giờ sáng, vua Càn Long đến Phụng Tiên Điện tiến hành cúng bái tổ tiên. Lúc này, vua sẽ đội Cát phục quan (mũ) lông cáo đen, mặc long bào lụa thêu màu vàng và lông cáo đen, áo khoác lông chồn, thắt lưng đính ngọc xanh lam, giữa eo buộc hầu bao nhỏ và hầu bao lớn Đông Châu Vân Long.
Chuẩn bị y phục xong, vua sẽ từ Càn Thanh Cung đến Dưỡng Tâm Điện để "hóa" bức tranh thần tam giới và đốt giấy tiền vàng bạc. Sau đó, vua sẽ ngồi kiệu đến Khôn Ninh Cung tế bái Tát Mạn thần chi, rồi đến Càn Thanh Cung thắp hương và Ngực Dược Phòng bái tế "Dược vương thần".
Sau khi khoảng thời gian nghỉ ngơi ở Càn Thanh Cung, để "bổ sung" năng lượng giữa khuya, vua Càn Long sẽ đến Hoằng Đức Điện ăn "Chử Bột Bột" (sủi cảo). Ăn xong, vua tiếp tục đi làm lễ "giỗ" Tát Mãn thần chi ở bên ngoài cổng Trường An, sau đó quay về Càn Thanh Cung nghỉ ngơi.
Tiếp đến, vua sẽ đến Trung Chánh Điện, Kiến Phúc Cung, Trọng Hoa Cung bái phật. Lúc này vào khoảng 7 giờ đến 9 giờ sáng, khi ánh mặt trời lên cao, hoạt động tế thần cũng kết thúc. Vua Càn Long sẽ đưa các Thân vương, Bối lặc đến chúc mừng năm mới với Hoàng thái hậu.
Để thể hiện lòng hiếu thảo, vua Càn Long sẽ đi bộ từ Càn Thanh Cung đến Từ Ninh Cung chúc xuân. Lúc này, vua đã thay một bộ trang phục khác.
Tiếp đó, vua Càn Long sẽ tiếp nhận "triều bái" từ văn võ bá quan và hoàng tộc. Triều bái sẽ diễn ra tại Trung Hòa Điện, Thái Hòa Điện và Càn Thanh Cung. Đầu tiên, ông đến Trung Hòa Điện để nhận triều bái từ các vệ nội đại thần, nội các, chiêm sự phủ, lục bộ quan viên. Tiếp theo, ông đến Thái Hòa Điện nhận bái kiến của các Thân vương, Bối lặc, văn võ bá quan, Mông Cổ vương công. Kết thúc triều bái, vua Càn Long trở về Càn Thanh Cung gặp Hoàng hậu, phi tần,... Rồi ngồi kiệu đến Trùng Hoa Cung nhận sự chúc mừng của các quý tộc. Lúc này, việc tế bái cơ bản đã hoàn tất, vua Càn Long sẽ dùng bữa sáng cùng Hoàng hậu và phi tần.
Từ mùng 2 đến mùng 10 tháng Giêng, vua Càn Long sẽ chọn ra một ngày tiến hành yến tiệc chiêu đãi văn thần ở Trùng Hoa Cung, gọi là "Tiệc trà" với nội dung chủ yếu xoay quanh văn chương. Những người được phép tham gia là các chư thần trong triều.
Tiệc trà đầu năm không chỉ là tiệc mừng năm mới mà còn là buổi "kiểm tra" khả năng các quan của vua Càn Long. Sau buổi tiệc, vua sẽ đích thân đánh giá và ban thưởng cho các bài thơ chất lượng.
Người đời sau hoàn toàn có thể cảm nhận được văn hóa Trung Quốc luôn tôn trọng và thờ cúng tổ tiên. Đặc biệt hơn là, buổi tiệc trà của vua Càn Long phản ánh những nỗ lực "biến" mình thành một "lãnh đạo" văn đàn.