Vui, lo 'té nước theo... lương'

Từ ngày 1/7, mức lương cơ sở chính thức được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Khoản tăng thêm đến 30% tuy không phải là nhỏ. Nhưng bên cạnh niềm vui tăng lương, thêm thu nhập là nỗi lo lắng của nhiều người lao động, người làm công ăn lương lại phải lo co kéo chi tiêu khi vật giá rục rịch tăng theo.

Lương tăng, giá cả hàng hóa tăng theo là nỗi lo của nhiều người lao động (Ảnh minh họa)

Lương tăng, giá cả hàng hóa tăng theo là nỗi lo của nhiều người lao động (Ảnh minh họa)

Niềmvui lương tăng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiềnthưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,8 triêụđồng/tháng như hiện tại.

Quyết định này củaChính phủ được nhận định mang tính nhân văn, nhất là trong bối cảnh vật giá cóxu hướng tăng lên do tác động từ nhiều yếu tố khiến đời sống người lao động gặpnhiều khó khăn. Mà thực tế, có không ít người lao động đếm từng ngày đếnthời điểm tăng lương, bởi lẽ mức thu nhập hiện tại của cán bộ, công chức, viênchức không cao so với mặt bằng chung, nếu không muốn nói ở mức trung bình.

Ngoài việc thu nhậptăng lên thì người lao động còn được hưởng lợi khi hàng loạt chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) cũng tăng theo lương cơ sở mới. Đây là tin vui với lực lượng công chức,viên chức khu vực công và người lao động.

Chị Trần Thị Thu Vân,là nhân viên một đơn vị sự nghiệp ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái cho biết,từ vài tháng qua, chị đã luôn theo dõi cập nhật thông tin về việc tăng mức lươngcơ sở, nay việc tăng lương cũng đã chính thức được thông qua, chị Vân mừng lắmvà hy vọng đời sống sinh hoạt của gia đình sẽ được cải thiện hơn so với trước.

"Trong bối cảnh kinh tếgặp nhiều khó khăn như hiện nay, khi biết từ 1/7 được tăng lương, tôi cẩmthấy rất vui và phấn khởi vì thêm được đồng nào hay đồng ấy, vì như vậy đồngnghĩa với việc cuộc sống sẽ bớt vất vả phần nào” - chị Vân nói.

Cũng chung niềm vui nhưchị Vân, chị Nguyễn Thị Bích Hoa - nhân viên văn phòng ở phường Nguyễn Thái Học,chia sẻ: "Việc tăng lương là niềm vui chung của nhiều công chức, viên chức nhưchúng tôi. Tất cả nguồn thu nhập cũng đều trông chờ vào tiền lương hàng tháng. Ngoàicông việc ở cơ quan, chúng tôi không có thời gian làm thêm bất cứ công việc nàokhác. Do vậy, tăng lương dù ít, dù nhiều chúng tôi vẫn rất phấn khởi và hy vọngđời sống sẽ được cải thiện hơn”.

Giá cả các mặt hàng thiết yếu đều tăng theo là nỗi lo của nhiều người lao động.

Giá cả các mặt hàng thiết yếu đều tăng theo là nỗi lo của nhiều người lao động.

Nôĩlo "té nước theo lương”

Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui mức lương cơ sở vừa được tăng thì giá hàng hóa cũng đã tăng như một "kịch bản” luôn đi kèm mỗi kỳ tăng lương, là nỗi lo lắng của nhiều người lao động.

Bởi thực tế, từ nhiêùnăm nay, mỗi lần có thông tin về việc tăng lương, người lao động chưa kịp vui vơímức lương mới thì đã phải đối mặt với việc giá các mặt hàng tiêu dùng tăng vọtvà số tiền lương được tăng nhiều khi không đủ bù trượt giá.

Là người "tay hòm chìakhóa” trong gia đình, chị Nguyễn Thu Huệ, một viên chức sống ở phường Yên Thịnhcho hay, cả hai vợ chồng chị đều là viên chức nhà nước, nên khi nghe thông tintăng lương khiến cả nhà vui mừng. Thế nhưng bên cạnh niềm vui đó là nỗi lo hànghóa "té nước theo lương”, lương tăng 1 đồng thì hàng hóa tăng 1 đồng, thậm chílà tăng gấp đôi.

"Tổng thu nhập của vợchồng tôi hàng tháng hiện khoảng 15 triệu đồng/tháng. Nếu tính theo bảng lương mới,tổng thu nhập của gia đình sẽ được gần 20 triệu đồng/tháng. Với một giađình viên chức như chúng tôi thì mức tăng này cũng bù đắp thêm một phần nhỏ chiphí cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, điều mà tôi cũng như nhiều người khác lo lắng là môĩlần tăng lương thì giá cả của nhiều mặt hàng khác cũng tăng theo. Từ đầu tháng7 này mới chính thức tăng lương cơ sở, nhưng cách đây cả tháng, giá cả nhiều mặthàng thiết yếu cũng đã rục rịch tăng rồi”, chị Huệ nói.

Dạo một vòng để tìm hiểu giá cả thị trường, tại chợ Km 6 Yên Thịnh, theoghi nhận của phóng viên thì hầu hết giá cả các mặt hàng thiết yếu như lương thực,thực phẩm đều có xu hướng tăng dao động khoảng từ 15 - 20%. Một tiểu thươngđang kinh doanh bán thịt lợn tại chợ Yên Thịnh cho hay, do đầu vào giá lợn hơihiện nay mua vào đã tăng khoảng 65 – 70 nghìn đồng/kg nên giá thịt lợn bán racũng tăng từ 10 - 20 nghìn đồng/kg. Cụthể, như thịt nạc vai, thịt mông trước đây 100 nghìn đồng/kg thì nay tăng lên120 nghìn đồng, thậm chí có nơi hơn…

Bên cạnh đó, giá cả cácmặt hàng lương thực khác như: gạo, bột mỳ, ngũ cốc; lương thực chế biến; thựcphẩm; nước mắm, nước chấm; đồ gia vị; sữa, bơ, phô mai; bánh mứt kẹo... cũngtăng khoảng từ 10 - 15% do giá nguyên liệu đầu vào tăng.

Chị Hoàng Thị Phúc ởphường Yên Thịnh chia sẻ: "Trước đây, mỗi khi đi chợ thì chỉ tiêu hết khoảng200 nghìn là mua đủ thức ăn cho cả gia đình trong một ngày nhưng với giá tăng như hiện nay thì trung bình mỗi ngày đi chợ cũng phải tiêu hết khoảng 300nghìn. Vậy lại phải lo co kéo chi tiêu khi vật giá rục rịch tăng theo”.

Theo Cục Thống kê tỉnh,Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tỉnh Yên Bái trong tháng 6 đầu năm nay tăng 0,15%so tháng trước, tăng 4,85% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung bình quân 6tháng năm 2024, CPI tăng 4,82% so với cùng kỳ năm 2023. Chỉ số giá tiêu dùngbình quân 6 tháng có xu hướng tăng so với cùng kỳ chủ yếu do sự biến động củagiá xăng dầu trong nước theo giá xăng dầu thế giới và giá các mặt hàng lương thực,thực phẩm tăng theo giá xuất khẩu.

Nhóm nhà ở điện nước,chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 8,24% so với cùng kỳ năm trước. Giá hàng ănvà dịch vụ ăn uống tăng 5,32%, chủ yếu do giá thịt lợn tăng 7,57% so với cùng kỳ,giá gạo tăng theo giá gạo xuất khẩu, tăng 20,73%; bột mỳ, ngũ cốc, lương thực chếbiến, thực phẩm, nước mắm, nước chấm, đồ gia vị, sữa, bơ, phô mai, bánh mứt kẹo;...tăng do giá nguyên liệu đầu vào tăng.

Tăng cường kiểm soát tình trạng "té nước theo lương”

Việc cải cách tiềnlương với mức tăng khoảng hơn 30% cho công chức, viên chức là niềm vui với rất nhiều người làm công ăn lương. Tuy nhiên, niềm vui đó sẽtrọn vẹn nếu không có nỗi lo đi kèm, đó là giá cả tăng theo lương, thậm chí còncao hơn cả mức lương tăng.

Do đó, để việc tănglương thực sự là niềm vui trọn vẹn, góp phần nâng cao đời sống, khuyến khích ngươìngười lao động hăng say làm việc thì rất cần các cấp, các ngànhchức năng vào cuộc tăng cường các giải pháp kiềm chế lạm phát, bình ổngiá cả thị trường, kiểm soát chặt về giá, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạmtăng giá vô tội vạ.

Để siết chặt kiểm soát giá ngăn ngừa hiện tượng "té nước theo lương", Tổng cục Thống kê mới đây đã khuyến nghị các cơ quan chức năng cần tăng cường triển khai và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá. Đồng thời, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Cùng với đó, kêu gọi các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn, thương hiệu uy tín, chiếm thị phần cao và là đầu mối của các chuỗi cung ứng. Cùng đó, khuyến khích trung tâm thương mại, siêu thị tổ chức các đợt khuyến mại hàng hóa nhằm kích cầu tiêu dùng cùng thời điểm lương tăng. Đặc biệt, tránh điều chỉnh giá các dịch vụ do Nhà nước quản lý như dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, điện sinh hoạt cùng với thời điểm tăng lương 1/7/2024, dễ gây lạm phát kỳ vọng kéo giá các hàng hóa, dịch vụ khác tăng theo. Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương phải chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.

Do ngày nay nhiều người dân khu vực đô thị đã hình thành thói quen mua sắm tại siêu thị và các cửa hàng tiện ích. Vì vậy, có một gợi ý của chuyên gia kinh tế là tăng lương khi có các đợt khuyến mại trong siêu thị thì sẽ giúp tác động tăng giá ít đi, lại tác động đến kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên với địa bàn Yên Bái, nơi người dân nông thôn chiếm đến trên 80% thì chuyện tăng giá ngoài chợ sẽ tác động nhiều đến túi tiền người tiêu dùng. Trong bối cảnh này, để tránh "hội chứng" đồng loạt tăng giá thì điều quan trọng là cần kiểm soát chặt chẽ tỉ giá và giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện... Tỉ giá và các mặt hàng này tăng thì sẽ tác động trực tiếp và mạnh mẽ lên giá cả hàng hóa. Và câu chuyện "giá đi, đi mãi không về cùng lương" sẽ lại là bài ca muôn thuở.

Đức Toàn

Nguồn Yên Bái: https://baoyenbai.com.vn/13/325018/vui-lo-te-nuoc-theo-luong.aspx