Vùng lõi rừng đặc dụng Mường Phăng đang bị 'rút ruột' nghiêm trọng

Do buông lỏng quản lý, rừng đặc dụng Mường Phăng, tỉnh Điện Biên đã bị người dân bất chấp luật định, mang cưa xăng vào vùng lõi để đốn hạ cây, sơ chế, khai thác gỗ ngay tại hiện trường.

Theo quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, rừng đặc dụng Mường Phăng có diện tích hơn 4.436 ha, thuộc địa bàn 2 xã Mường Phăng và Pá Khoang (thành phố Điện Biên Phủ).

Theo quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, rừng đặc dụng Mường Phăng có diện tích hơn 4.436 ha, thuộc địa bàn 2 xã Mường Phăng và Pá Khoang (thành phố Điện Biên Phủ).

Mục đích thành lập rừng đặc dụng Mường Phăng là nhằm bảo vệ di tích lịch sử Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ (di tích cấp quốc gia đặc biệt).

Mục đích thành lập rừng đặc dụng Mường Phăng là nhằm bảo vệ di tích lịch sử Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ (di tích cấp quốc gia đặc biệt).

Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc quản lý lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã dẫn đến tình trạng rừng đặc dụng Mường Phăng bị "lâm tặc" mang cưa xăng vào đốn hạ cây rừng, ngang nhiên sơ chế, khai thác gỗ ngay tại hiện trường.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc quản lý lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã dẫn đến tình trạng rừng đặc dụng Mường Phăng bị "lâm tặc" mang cưa xăng vào đốn hạ cây rừng, ngang nhiên sơ chế, khai thác gỗ ngay tại hiện trường.

Gốc và thân cây bị “lâm tặc” cưa đổ chưa kịp sơ chế, vận xuất khỏi hiện trường. Vị trí gốc, thân cây này nằm cách tỉnh lộ 3 nối xã Nà Nhạn với xã Mường Phăng khoảng hơn 200 mét.

Gốc và thân cây bị “lâm tặc” cưa đổ chưa kịp sơ chế, vận xuất khỏi hiện trường. Vị trí gốc, thân cây này nằm cách tỉnh lộ 3 nối xã Nà Nhạn với xã Mường Phăng khoảng hơn 200 mét.

Một nửa khúc thân cây bị sơ chế ngay trong rừng đặc dụng, còn nằm lại tại hiện trường.

Một nửa khúc thân cây bị sơ chế ngay trong rừng đặc dụng, còn nằm lại tại hiện trường.

Những tấm ván nằm ngổn ngang, minh chứng cho việc cưa hạ cây và sơ chế thành phẩm của “lâm tặc” diễn ra ngay tại hiện trường trong rừng đặc dụng.

Những tấm ván nằm ngổn ngang, minh chứng cho việc cưa hạ cây và sơ chế thành phẩm của “lâm tặc” diễn ra ngay tại hiện trường trong rừng đặc dụng.

Vết cưa máy sắc lẹm tại một thân cây to trong rừng đặc dụng, thuộc địa bàn bản Bua, xã Mường Phăng (thành phố Điện Biên Phủ). Thân cây, cành bị cắt lìa khỏi gốc cây to.

Vết cưa máy sắc lẹm tại một thân cây to trong rừng đặc dụng, thuộc địa bàn bản Bua, xã Mường Phăng (thành phố Điện Biên Phủ). Thân cây, cành bị cắt lìa khỏi gốc cây to.

Những cây bị cưa hạ trong rừng đặc dụng có chu vi vành thân và độ tuổi khác nhau.

Những cây bị cưa hạ trong rừng đặc dụng có chu vi vành thân và độ tuổi khác nhau.

Một cây cổ thụ trong rừng đặc dụng bị bật gốc, “lâm tặc” đã dùng cưa lấy đi một đoạn thân cây.

Một cây cổ thụ trong rừng đặc dụng bị bật gốc, “lâm tặc” đã dùng cưa lấy đi một đoạn thân cây.

Diện tích rừng bị “rút ruột” nằm trong diện tích hơn 2.300ha, chủ rừng là Ban quản lý rừng di tích và cảnh quan môi trường Mường Phăng (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên)

Diện tích rừng bị “rút ruột” nằm trong diện tích hơn 2.300ha, chủ rừng là Ban quản lý rừng di tích và cảnh quan môi trường Mường Phăng (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên)

Phóng viên tiếp cận hiện trường rừng đặc dụng Mường Phăng bị khai thác trong vùng lõi. Trong ảnh: một thân cây có đường kính hơn 2 gang tay bị cắt hạ.

Phóng viên tiếp cận hiện trường rừng đặc dụng Mường Phăng bị khai thác trong vùng lõi. Trong ảnh: một thân cây có đường kính hơn 2 gang tay bị cắt hạ.

Vùng lõi rừng đặc dụng Mường Phăng được đánh giá là khu vực có nhiều cây gỗ thuộc loài quý, có trữ lượng lớn. Một khi đã bị đánh dấu lên thân cây như thế này thì số phận của cây sẽ nằm trong tầm ngắm của “lâm tặc”./.

Vùng lõi rừng đặc dụng Mường Phăng được đánh giá là khu vực có nhiều cây gỗ thuộc loài quý, có trữ lượng lớn. Một khi đã bị đánh dấu lên thân cây như thế này thì số phận của cây sẽ nằm trong tầm ngắm của “lâm tặc”./.

Vũ Lợi/VOV-Tây Bắc

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/vung-loi-rung-dac-dung-muong-phang-dang-bi-rut-ruot-nghiem-trong-824974.vov