Vườn quốc gia Vũ Quang tiếp nhận voọc chà vá chân nâu: Quý hiếm sao?

Mới đây, Vườn quốc gia Vũ Quang đã tiếp nhận một cá thể voọc chà vá chân nâu quý hiếm từ Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh).

Cá thể voọc chà vá chân nâu này khả năng bị xổng chuồng chạy vào khu vực vườn thuộc địa bàn huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) và được người dân phát hiện, bắt được.

Cá thể voọc chà vá chân nâu này khả năng bị xổng chuồng chạy vào khu vực vườn thuộc địa bàn huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) và được người dân phát hiện, bắt được.

Biết đây là động vật quý hiếm, người dân đã chủ động liên hệ với chính quyền địa phương, Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Hà tự nguyện giao nộp để thả về môi trường rừng tự nhiên.

Biết đây là động vật quý hiếm, người dân đã chủ động liên hệ với chính quyền địa phương, Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Hà tự nguyện giao nộp để thả về môi trường rừng tự nhiên.

Hạt kiểm lâm huyện Thạch Hà đã tiến hành bàn giao cá thể voọc chà vá chân nâu cho vườn quốc gia Vũ Quang. Sau khi tiếp nhận, Vườn quốc gia Vũ Quang sẽ chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe và thả về môi trường rừng tự nhiên.

Hạt kiểm lâm huyện Thạch Hà đã tiến hành bàn giao cá thể voọc chà vá chân nâu cho vườn quốc gia Vũ Quang. Sau khi tiếp nhận, Vườn quốc gia Vũ Quang sẽ chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe và thả về môi trường rừng tự nhiên.

Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) là một loài linh trưởng đặc hữu quý hiếm và đang trong tình trạng nguy cấp tại Việt Nam. Loài này thuộc Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB được sách đỏ Việt Nam và tổ chức Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) xếp ở mức nguy cấp (EN).

Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) là một loài linh trưởng đặc hữu quý hiếm và đang trong tình trạng nguy cấp tại Việt Nam. Loài này thuộc Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB được sách đỏ Việt Nam và tổ chức Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) xếp ở mức nguy cấp (EN).

Voọc chà vá chân nâu thường được mệnh danh là Nữ Hoàng Linh Trưởng với bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ gồm Vàng, Nâu hoặc nâu đỏ, Cam, Xám, và đen, và trắng.

Voọc chà vá chân nâu thường được mệnh danh là Nữ Hoàng Linh Trưởng với bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ gồm Vàng, Nâu hoặc nâu đỏ, Cam, Xám, và đen, và trắng.

Đỉnh đầu gần trán có vạt lông màu đen, từ vai đến 2 cánh tay, bàn tay, bàn chân màu đen, mặt có màu vàng sáng, ngực và 2 bên bẹn có viền màu cam, còn lại toàn thân và cánh tay có màu xám, riêng 2 cẳng chân có màu nâu đỏ.

Đỉnh đầu gần trán có vạt lông màu đen, từ vai đến 2 cánh tay, bàn tay, bàn chân màu đen, mặt có màu vàng sáng, ngực và 2 bên bẹn có viền màu cam, còn lại toàn thân và cánh tay có màu xám, riêng 2 cẳng chân có màu nâu đỏ.

Đặc biệt, ở phía mông có mảng trắng hình tam giác kéo dài đến mút đuôi. Giữa con đực và con cái có thể phân biệt dựa vào túm lông trắng kéo dài ra ở 2 góc nhọn của tam giác ở con đực trưởng thành, con cái thì không có 2 túm lông dài này.

Đặc biệt, ở phía mông có mảng trắng hình tam giác kéo dài đến mút đuôi. Giữa con đực và con cái có thể phân biệt dựa vào túm lông trắng kéo dài ra ở 2 góc nhọn của tam giác ở con đực trưởng thành, con cái thì không có 2 túm lông dài này.

Trên khuôn mặt của con trưởng thành cái và đực đều có bộ râu trắng dài quanh mặt. Voọc chà vá chân nâu thường xuất hiện trong các khu rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới, rừng nửa rụng lá, đôi khi là rừng thứ sinh thường xanh, rừng núi đá vôi, hoặc rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim.

Trên khuôn mặt của con trưởng thành cái và đực đều có bộ râu trắng dài quanh mặt. Voọc chà vá chân nâu thường xuất hiện trong các khu rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới, rừng nửa rụng lá, đôi khi là rừng thứ sinh thường xanh, rừng núi đá vôi, hoặc rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim.

Chúng thường chỉ sinh sống, di chuyển trên các tầng tán cây trong rừng nhưng thỉnh thoảng chúng vẫn đi xuống đất để uống nước hoặc ăn đất để bổ sung thêm chất khoáng. Xét theo đai độ cao phân bố so với mực nước biển, loài này thường được ghi nhận ở độ cao trên 1.300m.

Chúng thường chỉ sinh sống, di chuyển trên các tầng tán cây trong rừng nhưng thỉnh thoảng chúng vẫn đi xuống đất để uống nước hoặc ăn đất để bổ sung thêm chất khoáng. Xét theo đai độ cao phân bố so với mực nước biển, loài này thường được ghi nhận ở độ cao trên 1.300m.

Tuy nhiên, tại bán đảo Sơn Trà, có vài gia đình nhà Voọc chà vá chân nâu di chuyển xuống sát những tảng đá ở mép biển để tìm kiếm thức ăn. Điều đó cho thấy, ở mỗi điều kiện sinh sống khác nhau, tuy cùng một loài nhưng chúng sẽ có các cách thích nghi với môi trường sống khác nhau và hình thành những tập tính khác nhau.

Tuy nhiên, tại bán đảo Sơn Trà, có vài gia đình nhà Voọc chà vá chân nâu di chuyển xuống sát những tảng đá ở mép biển để tìm kiếm thức ăn. Điều đó cho thấy, ở mỗi điều kiện sinh sống khác nhau, tuy cùng một loài nhưng chúng sẽ có các cách thích nghi với môi trường sống khác nhau và hình thành những tập tính khác nhau.

Voọc chà vá chân nâu thuộc nhóm khỉ ăn lá, nhưng thỉnh thoảng chúng vẫn ăn thêm quả hoặc hạt tùy theo mùa khác nhau. Các nghiên cứu tại bán đảo Sơn Trà ghi nhận, Voọc ăn hơn hơn 87% là lá, trong đó hơn 66% là lá non. Quả và hạt chiếm 10.2% tổng thành phần thức ăn.

Voọc chà vá chân nâu thuộc nhóm khỉ ăn lá, nhưng thỉnh thoảng chúng vẫn ăn thêm quả hoặc hạt tùy theo mùa khác nhau. Các nghiên cứu tại bán đảo Sơn Trà ghi nhận, Voọc ăn hơn hơn 87% là lá, trong đó hơn 66% là lá non. Quả và hạt chiếm 10.2% tổng thành phần thức ăn.

Voọc chà vá chân nâu là nhóm động vật hoạt động ban ngày và sống chủ yếu trên cây. Các gia đình Voọc thường lựa chọn các cây cao, to, tán dày để ngủ và đặc biệt chúng không bao giờ ngủ trong các hang hoặc vách đá. Các cây thường được chọn làm chỗ ngủ thường ở vị trí khuất gió và chúng sẽ quay trờ lại ngủ ở đó nhiều lần.

Voọc chà vá chân nâu là nhóm động vật hoạt động ban ngày và sống chủ yếu trên cây. Các gia đình Voọc thường lựa chọn các cây cao, to, tán dày để ngủ và đặc biệt chúng không bao giờ ngủ trong các hang hoặc vách đá. Các cây thường được chọn làm chỗ ngủ thường ở vị trí khuất gió và chúng sẽ quay trờ lại ngủ ở đó nhiều lần.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/vuon-quoc-gia-vu-quang-tiep-nhan-vooc-cha-va-chan-nau-quy-hiem-sao-1688183.html