WHO đưa ra khuyến cáo mới về khẩu trang

Tổ chức Y tế Thế giới hôm 5/6 đã thay đổi khuyến cáo về khẩu trang trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn phức tạp, cho rằng chúng nên được đeo ở những nơi virus lây lan mạnh mẽ hoặc những nơi không thể thực hiện giãn cách xã hội.

Việc sử dụng khẩu trang đã trở thành một chủ đề nóng kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện.

Việc sử dụng khẩu trang đã trở thành một chủ đề nóng kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện.

Việc sử dụng khẩu trang đã trở thành một chủ đề nóng kể từ khi đại dịch lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc vào tháng 12.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - người đứng đầu WHO - cho biết: "Trước những bằng chứng rõ ràng, WHO khuyên các chính phủ nên khuyến khích công chúng đeo khẩu trang ở những nơi có sự lây truyền rộng rãi và khó duy trì giãn cách vật lý".

Ở những khu vực có sự lây nhiễm cộng đồng, "chúng tôi khuyên rằng những người từ 60 tuổi trở lên, hoặc những người mắc bệnh nền, nên đeo khẩu trang y tế trong những tình huống không thể giãn cách", ông nói thêm.

Nhưng cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc nhấn mạnh rằng một mình việc đeo khẩu trang "sẽ không bảo vệ bạn khỏi COVID-19", và những người bị nhiễm virut không nên ra ngoài nơi công cộng nếu họ có thể tránh được.

WHO nhấn mạnh rằng, khẩu trang chỉ là một phần trong chiến lược hiệu quả để ngăn chặn virus, chứ không thay thế cho khoảng cách vật lý và rửa tay thường xuyên.

WHO nhấn mạnh rằng, khẩu trang chỉ là một phần trong chiến lược hiệu quả để ngăn chặn virus, chứ không thay thế cho khoảng cách vật lý và rửa tay thường xuyên.

WHO duy trì khuyến nghị rằng những người bị các triệu chứng COVID-19 nên ở nhà và họ hoặc những người có liên quan đến họ nếu thật sự cần thiết phải rời khỏi nhà thì nên đeo khẩu trang y tế.

Như trước đây, những người chăm sóc người nhiễm bệnh tại nhà nên đeo khẩu trang y tế khi ở cùng phòng, và nhân viên y tế nên đeo khẩu trang y tế cộng với thiết bị bảo vệ khi tiếp xúc với bệnh nhân nghi ngờ hoặc được xác nhận COVID-19.

Nhưng trong một bản cập nhật ảnh hưởng đến nhân viên y tế, WHO hiện khuyến nghị rằng ở những khu vực lây truyền vi rút lan rộng, tất cả những người làm việc trong các bộ phận lâm sàng của cơ sở y tế nên đeo khẩu trang y tế - không chỉ những người tiếp xúc với bệnh nhân mắc COVID-19.

Giám đốc cấp cứu của WHO Michael Ryan nhấn mạnh rằng, việc đeo khẩu trang vải chủ yếu là để ngăn người đeo có thể lây nhiễm cho người khác, thay vì tự bảo vệ họ. "Đó là một hành động vị tha", ông nói.

Còn ông Tedros nhấn mạnh rằng, khẩu trang chỉ là một phần trong chiến lược hiệu quả để ngăn chặn virus, chứ không nên lôi kéo mọi người vào cảm giác an toàn sai lầm. “Chúng không thay thế cho khoảng cách vật lý và rửa tay thường xuyên” – ông nói.

"Tìm kiếm, cách ly, kiểm tra và chăm sóc cho mọi trường hợp, để theo dõi và cách ly - đó là cách phòng vệ tốt nhất của mỗi quốc gia chống lại COVID-19" – ông Tedros nói.

Theo một nghiên cứu từ nguồn tin chính thức do AFP biên soạn, coronavirus mới đã lây nhiễm ít nhất 6,83 triệu người và giết chết hơn 396.740 người kể từ khi dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái.

Khẩu trang ba lớp

WHO cũng ban hành hướng dẫn mới về thành phần của khẩu trang vải phi y tế cho công chúng, rằng chúng nên bao gồm ít nhất ba lớp vật liệu khác nhau.

Lớp bên trong phải được làm bằng vật liệu thấm nước như bông, lớp giữa - hoạt động như một bộ lọc - từ vật liệu như polypropylen không dệt, trong khi lớp ngoài phải là vật liệu chống nước như polyester.

Thảo Anh (theo AFP)

Nguồn Pháp Luật VN: http://baophapluat.vn/quoc-te/who-dua-ra-khuyen-cao-moi-ve-khau-trang-522034.html