WHO khuyến khích sử dụng vắc xin AstraZeneca bất chấp các biến thể
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Phi đã ủng hộ việc sử dụng vắc xin Oxford/AstraZeneca nhằm ngăn ngừa Covid-19 ngay cả ở các quốc gia báo cáo các biến thể của virus Corona.
Bài liên quan
Vắc xin COVID -19 đang được nhiều nước đẩy mạnh tiêm chủng
Nam Phi loay hoay với đống hàng tồn kho vắc xin Covid-19 của AstraZeneca
Vắc xin Covid-19 có thể gây tử vong hay không?
"Vắc xin ngăn ngừa tất cả các biến thể Covid-19 là hy vọng lớn nhất của chúng ta, nhưng việc ngăn ngừa các trường hợp nghiêm trọng và nhập viện khiến bệnh viện và hệ thống y tế áp đảo là tín hiệu rất quan trọng", tiến sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO khu vực châu Phi cho biết ngày hôm qua (11/2).
Theo Tiến sĩ Moeti, đợt Covid-19 thứ hai ở châu Phi đạt đỉnh vào tháng Giêng gây chết người nhiều hơn đợt đầu tiên. Bà lưu ý "số người chết đã tăng 40% trong 28 ngày qua so với 28 ngày trước đó".
Bà nói, số người chết tăng đột biến ở lục địa này đã khiến các nhân viên y tế và hệ thống chăm sóc sức khỏe bị "căng quá mức một cách nguy hiểm".
Với việc triển khai vắc xin, "nếu các ca bệnh chủ yếu ở mức độ nhẹ và trung bình và không cần chăm sóc nghiêm trọng thì chúng tôi có thể cứu sống nhiều người", tiến sĩ Moeti nói thêm.
Ngoài việc gia tăng số người chết, các biến thể của Covid-19 đang lan rộng khắp lục địa - với bảy quốc gia khác hiện báo cáo biến thể B.1351 được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi - bao gồm Ghana, Kenya, Comoros, Botswana, Mozambique và Zambia.
Hai người đi du lịch từ Tanzania đến Vương quốc Anh bị phát hiện mang biến thể liên quan đến Nam Phi, mặc dù Tanzania đã không cập nhật dữ liệu Covid-19 kể từ cuối tháng 4/2020 và phủ nhận virus tồn tại trong nước.
Sáu quốc gia trên lục địa này cũng đã xác định được biến thể B.1.1.7 được phát hiện lần đầu tiên ở Anh.
Cho đến nay, vắc xin Covid-19 vẫn chưa được triển khai rộng rãi ở châu Phi nhưng WHO dự kiến việc triển khai đáng kể sẽ bắt đầu vào tháng Ba.
WHO cũng thừa nhận hai trường hợp tử vong trong đợt bùng phát dịch Ebola mới ở tỉnh Bắc Kivu của Congo, nơi 200 người tiếp xúc đang được truy tìm.