Xã Đồng Tâm phát triển kinh tế rừng

Đồng Tâm là xã thuộc tốp đầu của huyện Lạc Thủy về phát triển kinh tế rừng. Toàn xã có 2.954,65 ha rừng, trong đó, rừng tự nhiên 1.806,77 ha, rừng trồng 1.147,88 ha. Diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp 165,22 ha. Từ lợi thế đó, những năm qua, người dân Đồng Tâm tập trung trồng rừng, nâng cao giá trị kinh tế rừng trồng, phát triển chăn nuôi dưới tán rừng… đem lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống của bà con.

 Người dân thôn Đồng Nội, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) phát triển trồng rừng để nâng cao thu nhập. Đất trống, đồi trọc tại Đồng Tâm được phủ xanh bằng những vạt keo ngút ngàn. Hàng năm, xã luôn thực hiện vượt kế hoạch trồng rừng đề ra. Năm 2019, toàn xã trồng được 103 ha rừng, đạt 158,5% kế hoạch. Từ đầu năm đến nay, trồng được 66,9 ha rừng, đạt 103% kế hoạch giao. Độ che phủ rừng đạt 65%. Phát triển kinh tế rừng đã, đang trở thành phong trào thi đua rộng khắp trên địa bàn xã. Người dân đổi mới tư duy, sử dụng giống chất lượng, trồng rừng đúng thời vụ để đạt hiệu quả cao. Nhiều vùng đất trống cỏ mọc hoang, không có giá trị kinh tế được phủ bằng các loại cây lâm nghiệp giá trị kinh tế cao. Nhờ trồng rừng, người dân có thu nhập ổn định, nhiều hộ vươn lên làm giàu. Năng suất bình quân rừng trồng đạt 65-70 m3/ha/chu kỳ, có thời điểm đạt 120-130 m3/ha/chu kỳ (chu kỳ khoảng 6-7 năm); thu nhập bình quân đạt từ 100-120 triệu đồng/ha/chu kỳ. Nhiều hộ kết hợp nuôi gà, dê dưới tán rừng cho thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Phát triển kinh tế rừng góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện môi trường sinh thái. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 45,7 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo còn 6,41%. Đồng chí Nguyễn Đức Hân, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Bảo vệ và phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh từ rừng, thời gian qua, xã tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng. Hàng năm, xã kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững. Rà soát, bổ sung phương án, kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Xã củng cố, duy trì 19 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng với 59 người tham gia. Để hỗ trợ người dân phát huy hiệu quả kinh tế rừng, xã vận động Nhân dân trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh, áp dụng tiến bộ KH-KT, sử dụng giống cây lâm nghiệp chất lượng cao… Song song với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân kéo dài chu kỳ sản xuất từ 6 - 7 năm lên 10 - 11 năm/chu kỳ để hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhiều hộ tận dụng tán rừng để nuôi gà, ong đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với việc triển khai thực hiện đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách của T.Ư và của tỉnh về phát triển rừng sản xuất, người dân xã Đồng Tâm ngày càng chú trọng phát triển kinh tế rừng, xuất hiện hiều mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Gia đình anh Nguyễn Văn Hoạt, thôn Đồng Nội là một trong những hộ tiên phong thực hiện trồng rừng kết hợp chăn nuôi dưới tán rừng của xã. Tận dụng tán rừng xanh mát, anh Hoạt nuôi gà quy mô khoảng 7.000 con/lứa. Trung bình mỗi năm thu từ 400 - 500 triệu đồng. Anh Hoạt chia sẻ: Đồi keo rộng 1,5 ha của gia đình tôi đã trồng được 6 năm. Hiện, đã có nhiều người tới mua, tuy nhiên gia đình chưa muốn bán mà sẽ kéo dài chu kỳ lên khoảng 10-12 năm để năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế từ rừng trồng cao hơn. Kéo dài chu kỳ rừng sản xuất còn giúp gia đình tận dụng tán rừng để nuôi gà. Chăn nuôi dưới tán cây keo cách xa khu dân cư nên có thể nuôi với số lượng lớn, không sợ ô nhiễm môi trường, cũng như hạn chế được dịch bệnh. Thu Thủy

Người dân thôn Đồng Nội, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) phát triển trồng rừng để nâng cao thu nhập. Đất trống, đồi trọc tại Đồng Tâm được phủ xanh bằng những vạt keo ngút ngàn. Hàng năm, xã luôn thực hiện vượt kế hoạch trồng rừng đề ra. Năm 2019, toàn xã trồng được 103 ha rừng, đạt 158,5% kế hoạch. Từ đầu năm đến nay, trồng được 66,9 ha rừng, đạt 103% kế hoạch giao. Độ che phủ rừng đạt 65%. Phát triển kinh tế rừng đã, đang trở thành phong trào thi đua rộng khắp trên địa bàn xã. Người dân đổi mới tư duy, sử dụng giống chất lượng, trồng rừng đúng thời vụ để đạt hiệu quả cao. Nhiều vùng đất trống cỏ mọc hoang, không có giá trị kinh tế được phủ bằng các loại cây lâm nghiệp giá trị kinh tế cao. Nhờ trồng rừng, người dân có thu nhập ổn định, nhiều hộ vươn lên làm giàu. Năng suất bình quân rừng trồng đạt 65-70 m3/ha/chu kỳ, có thời điểm đạt 120-130 m3/ha/chu kỳ (chu kỳ khoảng 6-7 năm); thu nhập bình quân đạt từ 100-120 triệu đồng/ha/chu kỳ. Nhiều hộ kết hợp nuôi gà, dê dưới tán rừng cho thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Phát triển kinh tế rừng góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện môi trường sinh thái. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 45,7 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo còn 6,41%. Đồng chí Nguyễn Đức Hân, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Bảo vệ và phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh từ rừng, thời gian qua, xã tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng. Hàng năm, xã kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững. Rà soát, bổ sung phương án, kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Xã củng cố, duy trì 19 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng với 59 người tham gia. Để hỗ trợ người dân phát huy hiệu quả kinh tế rừng, xã vận động Nhân dân trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh, áp dụng tiến bộ KH-KT, sử dụng giống cây lâm nghiệp chất lượng cao… Song song với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân kéo dài chu kỳ sản xuất từ 6 - 7 năm lên 10 - 11 năm/chu kỳ để hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhiều hộ tận dụng tán rừng để nuôi gà, ong đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với việc triển khai thực hiện đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách của T.Ư và của tỉnh về phát triển rừng sản xuất, người dân xã Đồng Tâm ngày càng chú trọng phát triển kinh tế rừng, xuất hiện hiều mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Gia đình anh Nguyễn Văn Hoạt, thôn Đồng Nội là một trong những hộ tiên phong thực hiện trồng rừng kết hợp chăn nuôi dưới tán rừng của xã. Tận dụng tán rừng xanh mát, anh Hoạt nuôi gà quy mô khoảng 7.000 con/lứa. Trung bình mỗi năm thu từ 400 - 500 triệu đồng. Anh Hoạt chia sẻ: Đồi keo rộng 1,5 ha của gia đình tôi đã trồng được 6 năm. Hiện, đã có nhiều người tới mua, tuy nhiên gia đình chưa muốn bán mà sẽ kéo dài chu kỳ lên khoảng 10-12 năm để năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế từ rừng trồng cao hơn. Kéo dài chu kỳ rừng sản xuất còn giúp gia đình tận dụng tán rừng để nuôi gà. Chăn nuôi dưới tán cây keo cách xa khu dân cư nên có thể nuôi với số lượng lớn, không sợ ô nhiễm môi trường, cũng như hạn chế được dịch bệnh. Thu Thủy

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/12/146800/xa-dong-tam-phat-trien-kinh-te-rung.htm