Xây dựng cộng đồng nông dân 'thông minh''

Hòa cùng xu thế chung của thời đại, những nông dân chân đất tập tành sử dụng mạng xã hội, tạo sự hanh thông trong công việc, ứng dụng công nghệ số để chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, quảng bá sản phẩm... mang lại hiệu quả cao.

Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân tỷ phú” xã Hòa Tân
Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau gặp mặt Đoàn đại biểu dự Đại hội Hội Nông dân toàn quốc lần thứ VIII
Tiếp sức nông dân phát triển kinh tế
Ông Lương Quốc Đoàn tái đắc cử Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Theo ông Ðỗ Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh: "Bên cạnh nâng cao hiệu quả trong việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghệ số giúp nông dân thuận tiện hơn trong học hỏi kỹ thuật, tìm hiểu thị trường, liên kết hợp tác sản xuất... Ðây là điều kiện quan trọng, góp phần đưa nông nghiệp truyền thống dần chuyển đổi sang hiện đại, tạo ra nhiều cơ hội tăng năng suất lao động, giảm phụ thuộc vào điều kiện môi trường, thời tiết, kiểm soát dịch bệnh".

Sự thay đổi này theo ông Tuấn không chỉ hiện hữu ở những doanh nghiệp quy mô lớn, mà ngay cả những chi, tổ hội nghề nghiệp, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác... cũng đã từng bước áp dụng phù hợp. Từ đó, góp phần triển khai thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh và từng địa phương.

Hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, việc xúc tiến thương mại và vận chuyển hàng hóa tiêu thụ sản phẩm theo phương thức truyền thống bị hạn chế, khiến HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Thủy sản Ông Muộn (ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng chuyển đổi số (CÐS) trong sản xuất, thúc đẩy thương mại điện tử, xây dựng các kênh bán hàng trực tuyến... đã giúp anh Nguyễn Văn Tiếp, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Thủy sản Ông Muộn, giảm bớt khó khăn, tìm đầu ra cho sản phẩm.

Từ khi ứng dụng công nghệ thông tin, HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Thủy sản Ông Muộn đã xây dựng được thương hiệu, gạo sạch Ông Muộn có mặt khắp thị trường Bắc - Trung - Nam.

Từ khi ứng dụng công nghệ thông tin, HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Thủy sản Ông Muộn đã xây dựng được thương hiệu, gạo sạch Ông Muộn có mặt khắp thị trường Bắc - Trung - Nam.

Anh Nguyễn Văn Tiếp chia sẻ: “Nhờ áp dụng CÐS đã giúp HTX quảng bá rộng rãi về quá trình chăm sóc, thu hoạch, chế biến sản phẩm gạo sạch Ông Muộn... Từ đó, duy trì độ nhận diện, tăng sức cạnh tranh và tìm kiếm thêm khách hàng. Ðến nay, cách làm này vẫn cho thấy hiệu quả, bởi phù hợp với thói quen tiêu dùng của đông đảo người dân. Họ quan tâm tới các thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, ưa chuộng những mặt hàng sạch, tốt cho sức khỏe, mẫu mã phong phú... Những thông tin này cung cấp khá đầy đủ, nhanh chóng bằng các giải pháp số hóa”.

Từ khi ứng dụng công nghệ thông tin, kịp thời nắm bắt xu thế CÐS, thông qua mạng xã hội Facebook, các trang mạng điện tử như Postmart.vn, Hoptacxa.vn, surego.vn, cooplink... sản phẩm gạo sạch Ông Muộn được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, với đầy đủ thông tin từ nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất gạo an toàn, từ VietGAP, sinh thái đến hữu cơ. Từ đó, được người tiêu dùng tin tưởng, số lượng tiêu thụ gạo cũng ổn định dần, thành viên HTX có thu nhập ổn định, vô cùng phấn khởi.

Theo chia sẻ của anh Nguyễn Văn Tiếp: "CÐS đã dần giúp nông dân “tay lấm chân bùn” như chúng tôi trở thành cộng đồng nông dân “thông minh”, góp phần đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của nông thôn”.

 Anh Nguyễn Văn Tiếp, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Thủy sản Ông Muộn hướng dẫn tổ viên quét mã QR kiểm tra thông tin.

Anh Nguyễn Văn Tiếp, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Thủy sản Ông Muộn hướng dẫn tổ viên quét mã QR kiểm tra thông tin.

Tại xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, Ấp 17, 18 ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn rộng, nhà thưa, từ khi phong trào CÐS được triển khai, hội viên nông dân trao đổi công việc, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất... dễ dàng, thuận tiện.

Ông Nguyễn Văn Cường, Trưởng ấp 17, xã Nguyễn Phích, chia sẻ: “Không chỉ tiện cho việc cài đặt phần mềm xử lý các văn bản tại các cuộc họp, cập nhật các văn bản của Trung ương, địa phương, mà việc triển khai đến các hộ dân trên địa bàn ấp nắm, thực hiện cũng kịp thời, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại”.

Ngoài ra, nông dân còn tham gia vào các tổ, hội, nhóm trên Zalo để cập nhật các dịch vụ cung ứng giống, vật tư nông nghiệp chất lượng tốt, gắn với chuyển giao kỹ thuật sản xuất, chế biến các mặt hàng. Từ đó học cách bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho nông dân có điều kiện đầu tư, mở rộng sản xuất.

Qua 3 năm triển khai mô hình lúa hữu cơ kết hợp với mô hình nuôi tôm càng xanh sạch ở Ấp 18, xã Nguyễn Phích, ban đầu thí điểm 20 ha, qua thời gian sản xuất, thấy được hiệu quả, nông dân trên địa bàn đã nhân rộng lên 48 ha, với 52 hộ tham gia.

Ông Nguyễn Văn Nghị, Trưởng ấp 18, xã Nguyễn Phích, đánh giá: “Do những năm trước ảnh hưởng của tình hình thời tiết nên năng suất không cao. Mặt khác, những hộ dân chưa đồng lòng xuống giống, mạnh ai nấy làm nên chưa mang lại kết quả tốt. Từ khi được kết nối với nhau, khi hộ nào xuống giống thì được thông tin để các hộ khác góp ý kiến hay làm theo. Từ đó, tạo được sự đồng thuận rất cao trong tổ, nhóm Zalo!”.

Ông Nguyễn Văn Nghị (người đứng bên phải) giới thiệu các dịch vụ cung ứng giống, vật tư nông nghiệp chất lượng tốt cho nông dân, thông qua các trang thông tin trên điện thoại thông minh.

Ông Nguyễn Văn Nghị (người đứng bên phải) giới thiệu các dịch vụ cung ứng giống, vật tư nông nghiệp chất lượng tốt cho nông dân, thông qua các trang thông tin trên điện thoại thông minh.

Từ khi chuyển đổi sang trồng lúa chất lượng cao kết hợp nuôi tôm càng sạch, phần nào giúp nông dân trên địa bàn Ấp 18 có thu nhập ổn định. Mặt khác, nhịp sống CÐS giúp rút ngắn khoảng cách giữa các hộ dân, giữa nông dân và cán bộ kỹ thuật, từ đó giải quyết nhanh các vấn đề nông dân đang gặp phải.

Ngoài ra, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tích cực lồng ghép nội dung CÐS cho hội viên, nông dân, các chi, tổ hội trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường sử dụng các nền tảng trực tuyến trong hoạt động truyền thông, tập huấn; hỗ trợ nông dân kết nối với các sàn thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm... nhất là về chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, của tỉnh về xây dựng chính quyền điện tử. Từ đó thúc đẩy áp dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp.

“Ðể thúc đẩy quá trình CÐS trong nông nghiệp, thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh tuyên truyền, hỗ trợ nông dân trong việc nâng cao kiến thức về CÐS, thay đổi tư duy sản xuất từ truyền thống sang nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm, hiện đại. Tin tưởng rằng, thực hiện CÐS sẽ thành công, kinh tế nông thôn bứt phá trong thời gian tới, cuộc sống nông dân ngày một chất lượng hơn”, ông Ðỗ Hoàng Tuấn khẳng định./.

Quỳnh Anh - Kim Cương

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/xay-dung-cong-dong-nong-dan-thong-minh--a31054.html