Xây dựng người Hà Nội, người Thường Tín thanh lịch, văn minh
Thường Tín có vị trí địa lý quan trọng đối với sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội và là vùng đất 'danh hương' với bề dày văn hóa, lịch sử. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được huyện Thường Tín chú trọng. Phong trào ngày càng đạt nhiều kết quả tích cực, nhận thức của nhân dân từng bước được nâng cao.
Đước mệnh danh là “đất danh hương, khoa bảng, trăm nghề”, Thường Tín là huyện nằm ở phía Nam Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Thanh Trì, phía Tây giáp huyện Thanh Oai, phía Đông giáp tỉnh Hưng yên, phía Nam giáp huyện Phú Xuyên. Huyện có hệ thống quần thể di tích lịch sử văn hóa với 462 công trình tôn giáo và tín ngưỡng trong đó có 126 di tích được xếp hạng (61 di tích cấp Quốc gia, 65 di tích cấp Thành phố) nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như Chùa Đậu; Đền, bến Chương Dương; Nhà thờ Nguyễn Trãi…
Đồng thời, trên địa bàn huyện có hàng trăm lễ hội, trong đó có những lễ hội tiêu biểu, đặc sắc như: Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung (xã Tự Nhiên), lễ hội làng Từ Vân (xã Lê Lợi), lễ hội chùa Mui (Tô Hiệu), lễ hội Chùa Đậu (xã Nguyễn Trãi), lễ hội Lộ (xã Ninh Sở), lễ hội Đền Bộ Đầu (xã Thống Nhất)…
Phát huy tiềm năng của “đất danh hương”
Phát huy những tiềm năng kể trên, huyện Thường Tín đã thực hiện Chương trình số ,mnbh yb6gy706 - CTr/TU của Thành ủy và Kế hoạch số 176/KH - UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố năm 2022 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021-2025 (chương trình 06), Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 22/02/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về “phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Nghị quyết số 09) và gặt hái được nhiều kết quả.
Qua hơn 3 năm thực hiện chương trình số 06, hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 09, được sự quan tâm, chỉ đạo Thành ủy, UBND Thành phố, các sở, ban, ngành của thành phố, Ban Thường vụ Huyện ủy đã có nhiều giải pháp lãnh đạo UBND huyện triển khai thực hiện có hiệu quả “nhiệm vụ kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa quyết liệt, triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện hiệu quả Chương trình 06, Nghị quyết số 09 của Thành ủy gắn với Chương trình số 04-CTr/HU của Huyện ủy.
Các chương trình, nghị quyết, kế hoạch về phát triển văn hóa, công nghiệp văn hóa được triển khai đồng bộ, đạt kết quả tốt; các chỉ tiêu Chương trình thực hiện đảm bảo tiến độ, trong đó có 4 chỉ tiêu vượt, 10 chỉ tiêu đạt, 1 chỉ tiêu chưa đạt, các chỉ tiêu còn lại đảm bảo tiến độ, phấn đấu hoàn thành đạt và vượt kế hoạch.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trang trí, tuyên truyền đổi mới, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của Thành phố và huyện, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong các tầng lớp Nhân dân; các phong trào thể dục, thể thao phát triển rộng khắp, thành công của 2 sự kiện thể thao là Sea Games 31 trên địa bàn huyện và Đại hội Thể dục thể thao các cấp được Trung ương, Thành phố ghi nhận, đánh giá cao, có 03 vận động viên người Thường Tín đạt huy chương tại Seagames 31: Phạm Hải Yến (Nghiêm Xuyên), Nguyễn Thị Thanh Nhã (Dũng Tiến) đạt HCV môn bóng đá nữ; Hoàng Lan Anh (Ninh Sở) đạt HCV môn bóng ném.
Bên cạnh đó, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa được triển khai quyết liệt, đạt kết quả tích cực. Triển khai và thực hiện tốt việc thu hút các nguồn lực cho phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa, tập trung triển khai tổng số 59 dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử với kinh phí dự kiến là 740 tỷ đồng.
Song song với đó, huyện tích cực tham gia xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu “Thành phố sáng tạo của UNESCO”. Quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề truyền thống, đề xuất công nhận nghệ nhân các làng nghề, khuyến khích các nghệ nhân trên địa bàn huyện tham gia các cuộc thi thiết kế sản phẩm mẫu do Trung ương và Thành phố tổ chức, với nhiều nghệ nhân làng nghề sơn mài, lược sừng, gỗ… tham gia thường xuyên và đạt giải cao.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động (nhất là lao động tại các làng nghề), nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được quan tâm. Chất lượng giáo dục đào tạo được duy trì và phát triển, cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư, 71/89 trường công lập đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 79,77%.
Phong trào xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh ngày càng đạt nhiều kết quả, nhận thức của nhân dân từng bước được nâng cao.
Việc phát huy sức mạnh hệ thống chính trị, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được triển khai thực hiện nghiêm túc, qua đó phát hiện các nhân tố mới, mô hình mới trong phát triển văn hóa, công nghiệp văn hóa.
Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được triển khai thực hiện sâu rộng, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia; nhiều di tích, công trình văn hóa được bảo tồn, tôn tạo và phát huy; văn hóa làng được chú trọng; phát triển công nghiệp văn hóa được xác định là nhiệm vụ trọng tâm tạo ra những chuyển biến quan trọng trong nhận thức và hành động, tạo không khí phấn khởi trong đời sống nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Ngoài ra, việc duy trì và khôi phục các môn nghệ thuật dân gian cổ truyền và các tích trò trong lễ hội truyền thống có giá trị được chú trọng, thành lập câu lạc bộ tiêu biểu: Hát trống quân xã Khánh Hà. Việc học tập, trao đổi kinh nghiệm với các địa phương trong nước và các nước có nền công nghiệp văn hóa phát triển được quan tâm.
Đẩy mạnh xây dựng người Thường tín thanh lịch, văn minh
Thời gian tới, huyện Thường Tín sẽ tiếp tục thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ của chương trình 06-CTr/TU, Chương trình 04-CTr/HU, Kế hoạch 259/KH-UBND huyện về “Thực hiện Chương trình 04-CTr/HU của huyện ủy Thường Tín về phát triển văn hóa xã hội trên nền tảng văn hiến truyền thống; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng người Thường tín thanh lịch, văn minh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện giai đoạn 2021-2025”.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các Đề án, các kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp theo từng lĩnh vực của Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” gắn với thực hiện Chương trình số 04-CTr/HU ngày 22/8/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về “Phát triển văn hóa xã hội trên nền tảng văn hiến truyền thống; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng người Thường Tín thanh lịch, văn minh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện giai đoạn 2020-2025”; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Chương trình đã được cụ thể hóa. Trong đó, trọng tâm là:
Thứ nhất, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hôi XVII Đảng bộ Đảng bộ Thành phố, Nghị quyết Đại hội XXIV Đảng bộ huyện và Chương trình 06-CTr/TU gắn với thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô theo Nghị quyết 09-NQ/TU thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa giai đoạn 2021 - 2025 đúng định hướng; trong đó tập trung đẩy mạnh thực hiện Đề án “Tu bổ, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Thường Tín giai đoạn 2021 - 2025”; huy động mọi nguồn lực bảo tồn, phát huy các giá trị di tích, lịch sử, cách mạng, các giá trị văn hóa phi vật thể, phu vật thể. Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa cơ sở, hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu với 3 xã, 9 xã nông thôn mới nâng cao của các xã và huyện nông thôn mới nâng cao vào năm 2025.
Thứ hai, thực hiện tốt công tác phát triển du lịch, phát huy tiềm năng lợi thế trong phát triển công nghiệp văn hóa, đó là: du lịch văn hóa với di tích lịch sử, công trình văn hóa; du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp nông thôn với các làng nghề truyền thống cuat huyện. Đẩy mạnh thiết kế sáng tạo, nhất là sáng tạo các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề truyền thống.
Tăng cường quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm OCOP của huyện tới các huyện bạn, các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước; Tiếp tục đề xuất thành phố quan tâm xây dựng trung tâm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại huyện.
Thứ ba, tập trung đẩy mạnh các phong trào thể dục thể thao quần chúng, phát triển các môn thể thao thành tích cao, thế mạnh của huyện; các hoạt động văn hóa, văn nghệ... Thường xuyên đổi mới, tổ chức tốt các hoạt động trang trí, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin từ huyện đến cơ sở, trên không gian mạng, theo hướng ngày càng văn minh, hiện đại, thẩm mỹ, góp phần cải thiện diện mạo cảnh quan chung của huyện và Thủ đô, chào mừng các ngày kỷ niệm, các sự kiện chính trị của Thủ đô và đất nước.
Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thực hiện tốt 2 Bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn Thành phố.