Xây thư viện, thắp sáng tương lai cho học trò nghèo vùng khó

Cách Hà Nội hơn 700km, xã Nậm Chà (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) là một trong những xã vùng cao còn nhiều khó khăn, đặc biệt là việc gieo con chữ trên mảnh đất của bà con dân tộc thiểu số. Vượt qua những thiếu thốn về vật chất, nhờ sự kiên trì nỗ lực và tâm huyết của các thầy cô, học sinh yêu thích đến trường đã nhiều hơn. Thư viện mới mang tên The morning VIII vừa được xây dựng và khánh thành đã góp phần hỗ trợ phát triển văn hóa đọc và thực sự trở thành trái tim tri thức giữa miền cao Nậm Chà.

“Thư viện The Morning” là hành trình dự án phát triển cộng đồng với mục đích thắp sáng tình yêu đọc sách cho trẻ em các vùng miền khó khăn trên mọi miền của Tổ quốc. Được ra đời từ ý tưởng của Ban lãnh đạo Hệ thống Giáo dục Ban Mai (quận Hà Đông, Hà Nội), đến nay hoạt động xây dựng thư viện The Morning đã thực sự trở thành một truyền thống tốt đẹp, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của quý cha mẹ, thầy cô và các em học sinh trong toàn trường.

Theo đó, The Morning đã góp phần gieo mầm niềm tin, ước mơ trong lòng mỗi đứa trẻ - là những chủ nhân tương lai của chính mảnh đất các em đang sinh sống, đã thực sự trở thành “trái tim tri thức” trên mọi vùng miền nơi Thư viện dừng chân.

Trong năm học 2018 - 2019, Ban Phát triển Cộng đồng Hệ thống Giáo dục Ban Mai đã phát động nhiều phong trào gây quỹ thiện nguyện như: Làm đồ Handmade chào Giáng sinh 2019, Hội chợ Tết 2019, Nuôi lợn đất siêu tốc. Trung thu yêu thương.... để góp một phần kinh phí, chung tay xây dựng thư viện.

Với diện tích xây dựng trên 60m², thư viện The Morning VIII được trang bị đầy đủ bàn ghế, hệ thống giá sách, máy tính, máy in, biển bảng, cùng với hơn 2.500 đầu sách, tổng trị giá hơn 250 triệu đồng. Đây là kết quả của sự chung tay đóng góp của tập thể giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh của Hệ thống Giáo dục Ban Mai cùng các đơn vị, tổ chức hảo tâm với mục đích chung tay chia sẻ khó khăn với học sinh vùng khó.

Từ thị trấn Nậm Nhùn vào đến xã Nậm Chà, phải vượt qua cung đường đèo dốc gần 60 km và đầy nguy hiểm. Ngày nắng là đối diện với chênh vênh vực thẳm đầy mây phủ. Ngày mưa, thêm mối nguy hiểm đất đá dễ dàng sạt lở, mặt đường lầy lội khó phương tiện giao thông nào có thể vượt qua.

Từ thị trấn Nậm Nhùn vào đến xã Nậm Chà, phải vượt qua cung đường đèo dốc gần 60 km và đầy nguy hiểm. Ngày nắng là đối diện với chênh vênh vực thẳm đầy mây phủ. Ngày mưa, thêm mối nguy hiểm đất đá dễ dàng sạt lở, mặt đường lầy lội khó phương tiện giao thông nào có thể vượt qua.

Học sinh nơi đây chủ yếu thuộc các dân tộc: Cống, Dao, H’Mông. Ở đây phụ nữ đa phần không biết nói tiếng phổ thông, nên các thầy cô thuyết phục cho trẻ đến trường không hề dễ. Và để dạy cho trẻ, các thầy cô giáo từ dưới xuôi lên phải học tiếng của trẻ - tiếng Mông, tiếng Dao rồi mới dạy được tiếng Kinh.

Học sinh nơi đây chủ yếu thuộc các dân tộc: Cống, Dao, H’Mông. Ở đây phụ nữ đa phần không biết nói tiếng phổ thông, nên các thầy cô thuyết phục cho trẻ đến trường không hề dễ. Và để dạy cho trẻ, các thầy cô giáo từ dưới xuôi lên phải học tiếng của trẻ - tiếng Mông, tiếng Dao rồi mới dạy được tiếng Kinh.

Không chỉ gặp khó khăn bởi địa hình, địa bàn xã hiểm trở, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Tiểu học Nậm Chà còn phải đối mặt với những khó khăn do cơ sở vật chất thiếu thốn, buộc các em phải chơi đùa với những trò nguy hiểm và kém vệ sinh như: Chơi với phế liệu trên bãi rác ngay cổng trường sát lòng suối, trèo leo lên cột và trượt xuống, chơi bi trên nền đất bẩn, hoặc tụm lại bắt chấy cho nhau.

Không chỉ gặp khó khăn bởi địa hình, địa bàn xã hiểm trở, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Tiểu học Nậm Chà còn phải đối mặt với những khó khăn do cơ sở vật chất thiếu thốn, buộc các em phải chơi đùa với những trò nguy hiểm và kém vệ sinh như: Chơi với phế liệu trên bãi rác ngay cổng trường sát lòng suối, trèo leo lên cột và trượt xuống, chơi bi trên nền đất bẩn, hoặc tụm lại bắt chấy cho nhau.

Giữa tháng 9/2019, giấc mơ về một “thiên đường” chăm sóc đời sống tinh thần cho học sinh nơi đây của các thầy cô giáo nhà trường đã trở thành hiện thực. Một thư viện mới, khang trang nhất xã vừa được xây dựng và hoàn thiện trên bãi đất trống ngay sát cổng trường, có tên gọi là Thư viện The morning VIII do các thầy cô giáo của Hệ thống Giáo dục Ban Mai phối hợp cùng một số đơn vị hảo tâm thực hiện, trị giá 253 triệu đồng

Giữa tháng 9/2019, giấc mơ về một “thiên đường” chăm sóc đời sống tinh thần cho học sinh nơi đây của các thầy cô giáo nhà trường đã trở thành hiện thực. Một thư viện mới, khang trang nhất xã vừa được xây dựng và hoàn thiện trên bãi đất trống ngay sát cổng trường, có tên gọi là Thư viện The morning VIII do các thầy cô giáo của Hệ thống Giáo dục Ban Mai phối hợp cùng một số đơn vị hảo tâm thực hiện, trị giá 253 triệu đồng

Nhà Giáo Mai Thị Lan Anh (Chủ tịch Hệ thống Giáo dục Ban Mai) cho biết: “Thư viện The Morning VIII là cầu nối để các con học sinh có nhiều cơ hội để tiếp cận với cuộc sống xung quanh. Đây là một hành trình mang yêu thương, sự sẻ chia đến với học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các thầy cô giáo Ban Mai không chỉ mong muốn gieo thêm con chữ mà còn muốn truyền lửa, truyền năng lượng tích cực để học sinh nơi đây viết tiếp câu chuyện của mình trên con đường đến nơi kiến thức, đến với những điều tươi đẹp trong cuộc đời”.

Nhà Giáo Mai Thị Lan Anh (Chủ tịch Hệ thống Giáo dục Ban Mai) cho biết: “Thư viện The Morning VIII là cầu nối để các con học sinh có nhiều cơ hội để tiếp cận với cuộc sống xung quanh. Đây là một hành trình mang yêu thương, sự sẻ chia đến với học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các thầy cô giáo Ban Mai không chỉ mong muốn gieo thêm con chữ mà còn muốn truyền lửa, truyền năng lượng tích cực để học sinh nơi đây viết tiếp câu chuyện của mình trên con đường đến nơi kiến thức, đến với những điều tươi đẹp trong cuộc đời”.

Hơn 2.500 đầu sách mới đã có mặt trên các giá sách của thư viện, gồm các loại: Sách truyện thiếu nhi, sách kỹ năng và sách tham khảo do Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tài trợ. Niềm vui được mở ra theo từng trang sách mới, thắp lên ngọn lửa tri thức để các em tự khám phá, thắp sáng cho tương lai.

Hơn 2.500 đầu sách mới đã có mặt trên các giá sách của thư viện, gồm các loại: Sách truyện thiếu nhi, sách kỹ năng và sách tham khảo do Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tài trợ. Niềm vui được mở ra theo từng trang sách mới, thắp lên ngọn lửa tri thức để các em tự khám phá, thắp sáng cho tương lai.

Không gian thư viện được các thầy cô trang trí với những mảng màu tươi sáng của hy vọng, những bức tranh ấm áp về hoa và làng quê.

Không gian thư viện được các thầy cô trang trí với những mảng màu tươi sáng của hy vọng, những bức tranh ấm áp về hoa và làng quê.

Thầy Phạm Văn Ninh (Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Tiểu học Nậm Chà) chia sẻ: “Thư viện được xây trên bãi đất đầy đá sỏi của trường, là một niềm vui mừng khôn xiết cho học trò vùng cao khó khăn như Nậm Chà, tiếp thêm động lực để các thầy cô bám bản bám trường vì các em. Tuy nhiên, một trở ngại lớn trong học tập tại các trường ở Nậm Chà là vấn đề về sách giáo khoa, đặc biệt ở các trường cấp 2 và cấp 3. Phần lớn là từ 6 - 8 em chung nhau một quyển. Vì thiếu thốn phương tiện học tập nên vấn đề chất lượng đào tạo luôn là bài toán nan giải với cả thầy và trò nơi vùng cao này”.

Thầy Phạm Văn Ninh (Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Tiểu học Nậm Chà) chia sẻ: “Thư viện được xây trên bãi đất đầy đá sỏi của trường, là một niềm vui mừng khôn xiết cho học trò vùng cao khó khăn như Nậm Chà, tiếp thêm động lực để các thầy cô bám bản bám trường vì các em. Tuy nhiên, một trở ngại lớn trong học tập tại các trường ở Nậm Chà là vấn đề về sách giáo khoa, đặc biệt ở các trường cấp 2 và cấp 3. Phần lớn là từ 6 - 8 em chung nhau một quyển. Vì thiếu thốn phương tiện học tập nên vấn đề chất lượng đào tạo luôn là bài toán nan giải với cả thầy và trò nơi vùng cao này”.

Em Lò Thị Thư (9 tuổi, dân tộc Cống - áo trắng) được một cô giáo Ban Mai tranh thủ dạy một số câu chào bằng tiếng Anh. Thư tiếp thu rất nhanh, phát âm khá chuẩn, được cô khen, ánh mắt em lấp lánh niềm vui. “Con rất thích được đi học. Thư viện nhiều sách thế này, con sẽ đọc mỗi tuần 1 - 2 quyển để hiểu biết về cuộc sống bên ngoài nhiều hơn nữa” - Thư hào hứng chia sẻ.

Em Lò Thị Thư (9 tuổi, dân tộc Cống - áo trắng) được một cô giáo Ban Mai tranh thủ dạy một số câu chào bằng tiếng Anh. Thư tiếp thu rất nhanh, phát âm khá chuẩn, được cô khen, ánh mắt em lấp lánh niềm vui. “Con rất thích được đi học. Thư viện nhiều sách thế này, con sẽ đọc mỗi tuần 1 - 2 quyển để hiểu biết về cuộc sống bên ngoài nhiều hơn nữa” - Thư hào hứng chia sẻ.

Là một người con của Lai Châu đến từ huyện Mường Mô, về công tác và gắn bó với Nậm Chà từ năm 2010, thầy Lò Văn Lượng hiện đang là giáo viên thể dục và phụ trách công tác Đội ở trường. Thầy bày tỏ niềm vui khi trường có thư viện mới khang trang nhất cả huyện Nậm Nhùn. Tuy nhiên, thầy và trò nơi đây vẫn trăn trở với nhiều khó khăn cần phải vượt qua.

Là một người con của Lai Châu đến từ huyện Mường Mô, về công tác và gắn bó với Nậm Chà từ năm 2010, thầy Lò Văn Lượng hiện đang là giáo viên thể dục và phụ trách công tác Đội ở trường. Thầy bày tỏ niềm vui khi trường có thư viện mới khang trang nhất cả huyện Nậm Nhùn. Tuy nhiên, thầy và trò nơi đây vẫn trăn trở với nhiều khó khăn cần phải vượt qua.

Hiện tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Chà có 239 học sinh nội trú trong tổng số gần 523 học sinh toàn trường.

Hiện tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Chà có 239 học sinh nội trú trong tổng số gần 523 học sinh toàn trường.

Xác định rõ trẻ em Nậm Chà là tương lai của Nậm Nhùn, và chỉ có giáo dục mới thay đổi được cuộc đời của chính các em nên trong nhiều năm qua, các thầy cô giáo miền xuôi lên công tác tại Nậm Nhùn không ngừng cố gắng trong công tác xóa mù chữ, phổ cập các chương trình giáo dục phổ thông, kết nối với những đơn vị thiện nguyện để chăm sóc và giáo dục con em dân bản được tốt hơn. Tuy nhiên, để thực sự có kết quả về lâu dài, học sinh Nậm Nhùn vẫn rất cần sự quan tâm hơn nữa để phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, cũng như những cây cầu an toàn đến trường trong mùa lũ.

Xác định rõ trẻ em Nậm Chà là tương lai của Nậm Nhùn, và chỉ có giáo dục mới thay đổi được cuộc đời của chính các em nên trong nhiều năm qua, các thầy cô giáo miền xuôi lên công tác tại Nậm Nhùn không ngừng cố gắng trong công tác xóa mù chữ, phổ cập các chương trình giáo dục phổ thông, kết nối với những đơn vị thiện nguyện để chăm sóc và giáo dục con em dân bản được tốt hơn. Tuy nhiên, để thực sự có kết quả về lâu dài, học sinh Nậm Nhùn vẫn rất cần sự quan tâm hơn nữa để phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, cũng như những cây cầu an toàn đến trường trong mùa lũ.

P.V

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/xay-thu-vien-thap-sang-tuong-lai-cho-hoc-tro-ngheo-vung-kho-96811.html