Xe tăng Ấn Độ rơi xuống chiến hào, đè chết một binh lính

Truyền thông Ấn Độ vừa cho biết, một xe tăng của nước này đã rơi xuống chiến hào và đè chết một binh lính; chuyên gia nhận định rằng vụ việc có nguyên nhân do 'xe tăng bị quá cân'.

Tờ Times of India vừa tiết lộ về vụ tai nạn trong Quân đội Ấn Độ hôm 27/2 vừa rồi. Vụ tai nạn xảy ra trong một cuộc diễn tập ở gần khu vực Kashmir đã khiến một binh lính bị thiệt mạng.

Tờ Times of India vừa tiết lộ về vụ tai nạn trong Quân đội Ấn Độ hôm 27/2 vừa rồi. Vụ tai nạn xảy ra trong một cuộc diễn tập ở gần khu vực Kashmir đã khiến một binh lính bị thiệt mạng.

Theo đó, một chiếc xe tăng chủ lực Arjun Mk-1A của quân đội Ấn Độ đã bị mất lái, phi thẳng xuống chiến hào và đè chết một người lính Ấn Độ.

Theo đó, một chiếc xe tăng chủ lực Arjun Mk-1A của quân đội Ấn Độ đã bị mất lái, phi thẳng xuống chiến hào và đè chết một người lính Ấn Độ.

Theo tiết lộ, người lính thiệt mạng trong vụ việc mang tên Vikram Singh - một lính thợ trong lực lượng thiết giáp của quân đội Ấn Độ.

Theo tiết lộ, người lính thiệt mạng trong vụ việc mang tên Vikram Singh - một lính thợ trong lực lượng thiết giáp của quân đội Ấn Độ.

Khi vụ việc xảy ra, người lính xấu số này đang đứng trên nóc chiếc xe tăng gặp nạn. Sau khi chiếc xe tăng Arjun phi xuống chiến hào, anh đã không may bị đè chết và thiệt mạng tại chỗ.

Khi vụ việc xảy ra, người lính xấu số này đang đứng trên nóc chiếc xe tăng gặp nạn. Sau khi chiếc xe tăng Arjun phi xuống chiến hào, anh đã không may bị đè chết và thiệt mạng tại chỗ.

Quân đội Ấn Độ sau đó đã phải dừng cuộc diễn tập quy mô lớn để xem xét lại quy trình an toàn, cấm toàn bộ binh lính được phép ngồi bên ngoài xe tăng khi xe đang di chuyển.

Quân đội Ấn Độ sau đó đã phải dừng cuộc diễn tập quy mô lớn để xem xét lại quy trình an toàn, cấm toàn bộ binh lính được phép ngồi bên ngoài xe tăng khi xe đang di chuyển.

Một trong những nguyên nhân khiến cho chiếc xe tăng Arjun của Ấn Độ rất khó điều khiển và dễ bị mất lái đó là vì nó quá nặng. Trọng lượng của chiếc xe này nặng quá 60 tấn - khiến cho hệ thống hộp số của nó bị quá tải.

Một trong những nguyên nhân khiến cho chiếc xe tăng Arjun của Ấn Độ rất khó điều khiển và dễ bị mất lái đó là vì nó quá nặng. Trọng lượng của chiếc xe này nặng quá 60 tấn - khiến cho hệ thống hộp số của nó bị quá tải.

Nhiều chuyên gia cho biết, rất có thể trong vụ tai nạn vừa rồi, hộp số của xe đã gặp sự cố khiến người lái không thể giảm tốc độ của chiếc xe tăng này, khiến nó mất lái và lao xuống chiến hào.

Nhiều chuyên gia cho biết, rất có thể trong vụ tai nạn vừa rồi, hộp số của xe đã gặp sự cố khiến người lái không thể giảm tốc độ của chiếc xe tăng này, khiến nó mất lái và lao xuống chiến hào.

Một nguyên nhân khác cũng góp phần dẫn tới vụ tai nạn kể trên đó là xe tăng chủ lực Arjun không được trang bị điều hòa. Với khí hậu nắng nóng của Ấn Độ, việc xe tăng không có điều hòa nhiệt độ rõ ràng là cực hình với mọi thành viên kíp lái.

Một nguyên nhân khác cũng góp phần dẫn tới vụ tai nạn kể trên đó là xe tăng chủ lực Arjun không được trang bị điều hòa. Với khí hậu nắng nóng của Ấn Độ, việc xe tăng không có điều hòa nhiệt độ rõ ràng là cực hình với mọi thành viên kíp lái.

Thông thường trong các cuộc tập trận, trưởng xa và cả pháo thủ sẽ trèo ra ngoài tháp pháo ngồi... cho mát, chỉ có lái xe phải chịu đựng cái nóng lên tới hơn 60 độ bên trong xe tăng.

Thông thường trong các cuộc tập trận, trưởng xa và cả pháo thủ sẽ trèo ra ngoài tháp pháo ngồi... cho mát, chỉ có lái xe phải chịu đựng cái nóng lên tới hơn 60 độ bên trong xe tăng.

Nhiều khả năng, nạn nhân vừa thiệt mạng trong vụ tai nạn xe tăng nói trên cũng đang ngồi trên nóc xe vì đơn giản là do bên trong xe tăng quá nóng.

Nhiều khả năng, nạn nhân vừa thiệt mạng trong vụ tai nạn xe tăng nói trên cũng đang ngồi trên nóc xe vì đơn giản là do bên trong xe tăng quá nóng.

Được thiết kế từ năm 1972 cho tới năm 1996, xe tăng Arjun do quân đội Ấn Độ phát minh được coi là loại xe tăng tồi tệ nhất lịch sử, khi mà nó có giá đắt đỏ, nhưng lại rất dễ hỏng, và đã hỏng là hỏng nặng chứ không mấy khi hỏng vặt.

Được thiết kế từ năm 1972 cho tới năm 1996, xe tăng Arjun do quân đội Ấn Độ phát minh được coi là loại xe tăng tồi tệ nhất lịch sử, khi mà nó có giá đắt đỏ, nhưng lại rất dễ hỏng, và đã hỏng là hỏng nặng chứ không mấy khi hỏng vặt.

Tới nay, Ấn Độ vẫn cố gắng cải tiến loại xe tăng chủ lực này để khắc phục những nhược điểm còn tồn đọng. Tuy nhiên sau ba phiên bản xe tăng chủ lực Arjun, các vấn đề liên quan tới khả năng hoạt động của loại xe tăng này thường chỉ nhiều lên chứ chưa thấy được khắc phục hoàn toàn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tới nay, Ấn Độ vẫn cố gắng cải tiến loại xe tăng chủ lực này để khắc phục những nhược điểm còn tồn đọng. Tuy nhiên sau ba phiên bản xe tăng chủ lực Arjun, các vấn đề liên quan tới khả năng hoạt động của loại xe tăng này thường chỉ nhiều lên chứ chưa thấy được khắc phục hoàn toàn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Sức mạnh của xe tăng Arjun cho Ấn Độ tự phát triển, liệu mang danh "xe tăng tệ nhất thế giới" có hơi quá đáng?

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/xe-tang-an-do-roi-xuong-chien-hao-de-chet-mot-binh-linh-1506762.html