Xe tăng hạng nhẹ trang bị pháo 'khủng' của Nga trong cơn lận đận

Xe tăng hạng nhẹ lội nước Sprut-SDM1 Nga đã trải qua cuộc thử nghiệm cấp nhà nước. Tuy mang trong mình sức mạnh hỏa lực đáng nể, nhưng điều đó không đủ để dòng vũ khí này 'lọt mắt xanh' quân đội Nga cũng như khách hàng xuất khẩu.

Xe tăng hạng nhẹ có khả năng lội nước 2S25M Sprut-SDM1 được trang bị hỏa lực vượt xa phiên bản trước đó với khả năng tiêu diệt đối phương ở cự ly đến 6km.

Xe tăng 2S25M Sprut-SDM1 được trang bị hệ thống hỏa lực vượt trội so với 2S25 Sprut-SD. Theo đó, nó được lắp một pháo chính chính 2A75M, cỡ nòng 125 mm cùng hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số cho phép tác chiến bất kể ngày/đêm.

Xe tăng 2S25M Sprut-SDM1 được trang bị hệ thống hỏa lực vượt trội so với 2S25 Sprut-SD. Theo đó, nó được lắp một pháo chính chính 2A75M, cỡ nòng 125 mm cùng hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số cho phép tác chiến bất kể ngày/đêm.

Pháo 2A75M có hiệu suất tác chiến tương tự pháo 2A46M5 trang bị trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, T-90.

Pháo 2A75M có hiệu suất tác chiến tương tự pháo 2A46M5 trang bị trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, T-90.

Pháo sử dụng hệ thống nạp đạn tự động với cơ số 40 viên, trong đó có 22 viên nằm sẵn trong hệ thống nạp tự động, 18 viên dự trữ ở khoang phía sau.

Pháo sử dụng hệ thống nạp đạn tự động với cơ số 40 viên, trong đó có 22 viên nằm sẵn trong hệ thống nạp tự động, 18 viên dự trữ ở khoang phía sau.

Xạ thủ được trang bị thiết bị ảnh nhiệt và hệ thống theo dõi mục tiêu tự động. Pháo tăng còn có thể bắn tên lửa chống tăng có điều khiển 9M119M1 "Invar-M". Việc tích hợp tên lửa Invar-M giúp xe tăng có tầm bắn hiệu quả khoảng 6.000 m.

Xạ thủ được trang bị thiết bị ảnh nhiệt và hệ thống theo dõi mục tiêu tự động. Pháo tăng còn có thể bắn tên lửa chống tăng có điều khiển 9M119M1 "Invar-M". Việc tích hợp tên lửa Invar-M giúp xe tăng có tầm bắn hiệu quả khoảng 6.000 m.

Tên lửa mới được trang bị đầu đạn kép, trong đó đầu đạn phía mũi dùng để phá giáp phản ứng nổ, đầu đạn phía sau sẽ phá giáp chính của xe tăng. Ngoài ra, tên lửa có thể lắp đầu đạn nổ trên không để tiêu diệt bộ binh.

Tên lửa mới được trang bị đầu đạn kép, trong đó đầu đạn phía mũi dùng để phá giáp phản ứng nổ, đầu đạn phía sau sẽ phá giáp chính của xe tăng. Ngoài ra, tên lửa có thể lắp đầu đạn nổ trên không để tiêu diệt bộ binh.

Cơ số đạn mang theo gồm có 20 đạn nổ phân mãnh diệt bộ binh, 14 đạn xuyên giáp động năng APFSDS và 6 tên lửa chống tăng có điều khiển, hoặc 6 đạn HEAT.

Cơ số đạn mang theo gồm có 20 đạn nổ phân mãnh diệt bộ binh, 14 đạn xuyên giáp động năng APFSDS và 6 tên lửa chống tăng có điều khiển, hoặc 6 đạn HEAT.

Pháo chính được hỗ trợ bởi súng máy đồng trục và một đại liên điều khiển từ xa. Hai bên hông tháp pháo được lắp cụm phóng lựu đạn khói 902V Tucha để đối phó với vũ khí chống tăng dẫn đường của đối phương.

Pháo chính được hỗ trợ bởi súng máy đồng trục và một đại liên điều khiển từ xa. Hai bên hông tháp pháo được lắp cụm phóng lựu đạn khói 902V Tucha để đối phó với vũ khí chống tăng dẫn đường của đối phương.

Sprut-SDM1 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số đa kênh Sosna-U cho phép tấn công cả mục tiêu như trực thăng, máy bay không người lái bay thấp.

Sprut-SDM1 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số đa kênh Sosna-U cho phép tấn công cả mục tiêu như trực thăng, máy bay không người lái bay thấp.

Trọng lượng của Sprut-SDM1 là 18 tấn. Nhờ động cơ 450 mã lực, tốc độ tối đa của xe trên đường cao tốc là 70 km/h.

Trọng lượng của Sprut-SDM1 là 18 tấn. Nhờ động cơ 450 mã lực, tốc độ tối đa của xe trên đường cao tốc là 70 km/h.

Xe tăng không cần tiếp nhiên liệu, có thể hành quân trên quãng đường 500 km, xe tăng cùng với thủy thủ đoàn thường được vận chuyển bằng tàu đổ bộ và máy bay vận tải quân sự.

Xe tăng không cần tiếp nhiên liệu, có thể hành quân trên quãng đường 500 km, xe tăng cùng với thủy thủ đoàn thường được vận chuyển bằng tàu đổ bộ và máy bay vận tải quân sự.

Tuy là một dòng vũ khí được truyền thông Nga coi là bước nhảy công nghệ chế tạo vũ khí nhưng Sprut-SDM1 lại không được giới chuyên gia phân tích vũ khí đánh giá cao.

Tuy là một dòng vũ khí được truyền thông Nga coi là bước nhảy công nghệ chế tạo vũ khí nhưng Sprut-SDM1 lại không được giới chuyên gia phân tích vũ khí đánh giá cao.

Nói về xe tăng Sprut-SDM1, các chuyên gia trong lĩnh vực xe bọc thép của nước ngoài cho rằng, xe tăng Sprut-SDM1 thua kém các xe tăng hạng nhẹ của phương Tây về nhiều khía cạnh, đặc biệt là hệ thống giáp bảo vệ, hệ thống điều khiển hỏa lực.

Nói về xe tăng Sprut-SDM1, các chuyên gia trong lĩnh vực xe bọc thép của nước ngoài cho rằng, xe tăng Sprut-SDM1 thua kém các xe tăng hạng nhẹ của phương Tây về nhiều khía cạnh, đặc biệt là hệ thống giáp bảo vệ, hệ thống điều khiển hỏa lực.

Nhưng nhà phát triển dòng xe tăng hạnh nhẹ này lại cho rằng, họ đơn giản là ưu tiên phát triển một xe tăng cần thiết và có lợi cho quân đội Nga.

Nhưng nhà phát triển dòng xe tăng hạnh nhẹ này lại cho rằng, họ đơn giản là ưu tiên phát triển một xe tăng cần thiết và có lợi cho quân đội Nga.

Dù Sprut-SDM1 được phát triển và sản xuât thành công bởi Tractor Plants vào tháng 6-2015, nhưng cho đến nay loại xe tăng hạng nhẹ này vẫn chưa được quân đội Nga đưa vào biên chế.

Dù Sprut-SDM1 được phát triển và sản xuât thành công bởi Tractor Plants vào tháng 6-2015, nhưng cho đến nay loại xe tăng hạng nhẹ này vẫn chưa được quân đội Nga đưa vào biên chế.

Ngay cả khách hàng truyền thống lớn là Ấn Độ cũng từ chối loại xe tăng này dù họ đang rất cần một dòng xe tăng hạng nhẹ đủ mạnh để tăng cường cho các miền sơn cước giáp biên với Trung Quốc.

Ngay cả khách hàng truyền thống lớn là Ấn Độ cũng từ chối loại xe tăng này dù họ đang rất cần một dòng xe tăng hạng nhẹ đủ mạnh để tăng cường cho các miền sơn cước giáp biên với Trung Quốc.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-xe-tang-hang-nhe-trang-bi-phao-khung-cua-nga-trong-con-lan-dan-post453296.antd