Trước đây, việc phòng thủ, bảo vệ biển đảo bằng chiến thuật chôn xe tăng với loại xe tăng được sử dụng là T-34-85. Tuy nhiên những hình ảnh mới đây nhất cho thấy Quân đội Việt Nam còn sử dụng cả xe tăng lội nước PT-76 cho nhiệm vụ này. Nguồn ảnh: TL.
Chiến thuật chôn xe tăng để cung cấp hỏa lực bảo vệ biển đảo đã được chúng ta sử dụng từ cách đây nhiều chục năm với loại xe tăng phổ biến khi đó là T-34-85. Nguồn ảnh: TL.
Cùng thời kỳ này, xe tăng lội nước PT-76 cũng được sử dụng vào nhiệm vụ "ẩn mình" để bảo vệ biển đảo nhưng rất ít được biết tới. Ảnh: Tháp pháo xe tăng PT-76 đang làm nhiệm vụ trên đảo Trường Sa. Nguồn ảnh: TL.
Việc chôn xe tăng trong công sự sẽ đánh đổ khả năng cơ động của xe nhưng bù lại, sẽ giúp che đi phần giáp thân của xe tăng - vốn dĩ là khu vực được bọc giáp mỏng hơn giáp tháp pháo. Nguồn ảnh: TL.
Chôn xe tăng cũng sẽ khiến phần tháp pháo hiện hữu trên mặt đất trở thành một mục tiêu rất nhỏ, rất khó có thể tấn công được bằng hỏa lực từ tàu chiến, đặc biệt là khi biển động mạnh. Nguồn ảnh: TL.
Đây là một chiến thuật được Hải quân Nhân dân Việt Nam áp dụng từ rất lâu trong quá khứ và cũng là chiến thuật cổ điển, từng được nhiều quốc gia sử dụng trong lịch sử. Nguồn ảnh: TL.
Tháp pháo của xe tăng được tháo rời khỏi thân để vận chuyển ra đảo. Nguồn ảnh: TL.
PT-76 là loại xe tăng lội nước hạng nhẹ, được ra đời từ năm 1952 nhưng tới nay vẫn còn được phục vụ với số lượng khá nhiều trong quân đội Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.
Loại xe tăng này có trọng lượng rất nhẹ, chỉ 14 tấn với giáp được làm mỏng hết mức có thể. Trọng lượng nhẹ cho phép PT-76 lội nước tốt nhưng bù lại giáp của nó lại có phần khá dễ bị tổn thương. Nguồn ảnh: QPVN.
Xe được trang bị một khẩu pháo 76,2mm với cơ số đạn dự trữ là 40 viên. Việc chôn PT-76 xuống đất sẽ giúp khắc phục được điểm yếu lớn nhất của loại xe tăng này đó là có giáp quá mỏng. Nguồn ảnh: Danviet.
Xe tăng lội nước PT-76 của Quân đội Việt Nam tham chiến trên chiến trường Campuchia với số lượng rất lớn. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức