Xót xa di tích Phật viện Đồng Dương

Là di tích quốc gia đặc biệt, nhưng Phật viện Đồng Dương (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) hiện chỉ còn lại cổng Tháp Sáng, đang xuống cấp trầm trọng. Gạch vữa rơi rớt và có nguy cơ sụp đổ nếu không có giải pháp bảo vệ kịp thời.

Phật viện Đồng Dương nằm tại xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam và được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2499/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Phật viện Đồng Dương nằm tại xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam và được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2499/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Dù được coi là phế tích, Phật viện Đồng Dương vẫn được đánh giá là một phức hợp chứa đựng các yếu tố lịch sử, văn hóa, tôn giáo, kiến trúc đô thị, tín ngưỡng và điêu khắc. Theo tài liệu, Phật viện Đồng Dương được vua Indravarman II xây dựng vào năm 875 để thờ vị Bồ Tát bảo hộ cho vương triều là Laksmindra-Lokesvara. Đây là một trong những tu viện Phật giáo của vương quốc Chămpa, thuộc vào hàng lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.

Dù được coi là phế tích, Phật viện Đồng Dương vẫn được đánh giá là một phức hợp chứa đựng các yếu tố lịch sử, văn hóa, tôn giáo, kiến trúc đô thị, tín ngưỡng và điêu khắc. Theo tài liệu, Phật viện Đồng Dương được vua Indravarman II xây dựng vào năm 875 để thờ vị Bồ Tát bảo hộ cho vương triều là Laksmindra-Lokesvara. Đây là một trong những tu viện Phật giáo của vương quốc Chămpa, thuộc vào hàng lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.

Tháng 12/2019, Phật viện Đồng Dương được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Đáng tiếc, khu di tích đã bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, hiện nay chỉ còn lại phần tường tháp - được Nhân dân gọi là Tháp Sáng - cùng với nền móng của các công trình kiến trúc khác.

Tháng 12/2019, Phật viện Đồng Dương được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Đáng tiếc, khu di tích đã bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, hiện nay chỉ còn lại phần tường tháp - được Nhân dân gọi là Tháp Sáng - cùng với nền móng của các công trình kiến trúc khác.

Theo lối đi nhỏ và đường bê tông, PV Báo Kinh tế & Đô thị đã đến khu vực di tích. Tuy nhiên, nơi đây khá vắng vẻ, một đoạn đường còn bị nước đọng. Biểu tượng Tháp Sáng nằm giữa một không gian rừng keo, bao quanh là cây cối và cỏ dại um tùm. Các cơ quan chức năng chỉ mới thực hiện việc chống đỡ bằng hệ thống sắt thép, nhưng hệ thống này đã có dấu hiệu rỉ sét.

Theo lối đi nhỏ và đường bê tông, PV Báo Kinh tế & Đô thị đã đến khu vực di tích. Tuy nhiên, nơi đây khá vắng vẻ, một đoạn đường còn bị nước đọng. Biểu tượng Tháp Sáng nằm giữa một không gian rừng keo, bao quanh là cây cối và cỏ dại um tùm. Các cơ quan chức năng chỉ mới thực hiện việc chống đỡ bằng hệ thống sắt thép, nhưng hệ thống này đã có dấu hiệu rỉ sét.

Hiện tại, cổng Tháp Sáng đã xuống cấp nghiêm trọng; gạch vữa rơi rớt, có nguy cơ sụp đổ nếu không có giải pháp bảo vệ tiếp theo. Hệ thống dàn chống dựng bằng thép chỉ nhằm gia cố khẩn cấp. Ông Trà Thơm (60 tuổi, người Chămpa tại xã Bình Định Bắc) cho biết người dân cảm thấy buồn và chạnh lòng khi chứng kiến Phật viện Đồng Dương ngày càng xuống cấp, dù có nhiều đoàn chuyên gia đến nghiên cứu. Trước đây, Phật viện Đồng Dương từng là một địa danh huy hoàng với cảnh sắc tuyệt đẹp và giá trị văn hóa ngàn đời.

Hiện tại, cổng Tháp Sáng đã xuống cấp nghiêm trọng; gạch vữa rơi rớt, có nguy cơ sụp đổ nếu không có giải pháp bảo vệ tiếp theo. Hệ thống dàn chống dựng bằng thép chỉ nhằm gia cố khẩn cấp. Ông Trà Thơm (60 tuổi, người Chămpa tại xã Bình Định Bắc) cho biết người dân cảm thấy buồn và chạnh lòng khi chứng kiến Phật viện Đồng Dương ngày càng xuống cấp, dù có nhiều đoàn chuyên gia đến nghiên cứu. Trước đây, Phật viện Đồng Dương từng là một địa danh huy hoàng với cảnh sắc tuyệt đẹp và giá trị văn hóa ngàn đời.

Ông Trương Công Hùng - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thăng Bình - thừa nhận di tích Phật viện Đồng Dương hiện chỉ còn là địa danh mọi người nhắc đến, vì thực tế công trình chỉ còn lại cổng Tháp Sáng, có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. "Mỗi khi nhắc đến di tích này, tôi rất xúc động và tâm huyết. Nếu được đầu tư đúng và bài bản, Phật viện Đồng Dương hoàn toàn có thể trở thành một di tích mang tầm thế giới. Rất mong các ngành chức năng sớm chỉ đạo, bố trí kinh phí để bảo vệ di tích"- ông Hùng chia sẻ.

Ông Trương Công Hùng - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thăng Bình - thừa nhận di tích Phật viện Đồng Dương hiện chỉ còn là địa danh mọi người nhắc đến, vì thực tế công trình chỉ còn lại cổng Tháp Sáng, có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. "Mỗi khi nhắc đến di tích này, tôi rất xúc động và tâm huyết. Nếu được đầu tư đúng và bài bản, Phật viện Đồng Dương hoàn toàn có thể trở thành một di tích mang tầm thế giới. Rất mong các ngành chức năng sớm chỉ đạo, bố trí kinh phí để bảo vệ di tích"- ông Hùng chia sẻ.

Cũng theo ông Trương Công Hùng, địa phương đã dành nhiều thời gian và công sức phối hợp với các đoàn chuyên gia nghiên cứu về di tích, và đã có những kết quả sát thực tế. Tuy nhiên, tất cả chỉ mới dừng lại trên sách báo và văn bản, chưa được triển khai thực tế. Hiện địa phương chủ yếu gìn giữ bằng cách cắm mốc, phát quang cỏ dại và tuyên truyền để người dân cùng nhau bảo vệ di tích, đặc biệt là Tháp Sáng.

Cũng theo ông Trương Công Hùng, địa phương đã dành nhiều thời gian và công sức phối hợp với các đoàn chuyên gia nghiên cứu về di tích, và đã có những kết quả sát thực tế. Tuy nhiên, tất cả chỉ mới dừng lại trên sách báo và văn bản, chưa được triển khai thực tế. Hiện địa phương chủ yếu gìn giữ bằng cách cắm mốc, phát quang cỏ dại và tuyên truyền để người dân cùng nhau bảo vệ di tích, đặc biệt là Tháp Sáng.

Bà Phan Thị Hiệp - Chủ tịch UBND xã Bình Định Bắc - cho biết di tích đã được khoanh vùng bảo vệ với diện tích khoảng 5,3 ha. Tuy nhiên, hiện vẫn còn khoảng 11 hộ dân, 112 ngôi mộ và hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp chưa thể đền bù, giải phóng mặt bằng. Mỗi năm, UBND huyện Thăng Bình chi khoảng 20 triệu đồng để phát quang khu vực di tích. Ngoài giá trị tâm linh và di sản văn hóa, Phật viện Đồng Dương cũng nằm trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội - du lịch của địa phương. Đã có một nhà đầu tư đồng ý phát triển khu du lịch gắn với di tích trên diện tích 32,6 ha và hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Bà Phan Thị Hiệp - Chủ tịch UBND xã Bình Định Bắc - cho biết di tích đã được khoanh vùng bảo vệ với diện tích khoảng 5,3 ha. Tuy nhiên, hiện vẫn còn khoảng 11 hộ dân, 112 ngôi mộ và hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp chưa thể đền bù, giải phóng mặt bằng. Mỗi năm, UBND huyện Thăng Bình chi khoảng 20 triệu đồng để phát quang khu vực di tích. Ngoài giá trị tâm linh và di sản văn hóa, Phật viện Đồng Dương cũng nằm trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội - du lịch của địa phương. Đã có một nhà đầu tư đồng ý phát triển khu du lịch gắn với di tích trên diện tích 32,6 ha và hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Gần đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu đã ký văn bản gửi Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch kiến nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án tu bổ, gia cố, phục hồi và phát huy giá trị Tháp Sáng thuộc di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương. Dự án sẽ do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư.

Gần đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu đã ký văn bản gửi Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch kiến nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án tu bổ, gia cố, phục hồi và phát huy giá trị Tháp Sáng thuộc di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương. Dự án sẽ do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư.

Dự án có tổng mức đầu tư 12 tỷ đồng, được trích từ ngân sách tỉnh, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Mục tiêu của dự án là bảo tồn và tu bổ Tháp Sáng nhằm phục hồi và ổn định lâu dài cho cấu trúc kiến trúc, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương. Quy mô đầu tư bao gồm khảo sát, đánh giá hiện trạng; khai quật và nghiên cứu khảo cổ khu vực chân tháp với diện tích khoảng 500 m²; và thực hiện các can thiệp bảo tồn trên diện tích khoảng 225 m². Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng cũng đã ký quyết định thành lập Ban Tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Phật viện Đồng Dương”.

Dự án có tổng mức đầu tư 12 tỷ đồng, được trích từ ngân sách tỉnh, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Mục tiêu của dự án là bảo tồn và tu bổ Tháp Sáng nhằm phục hồi và ổn định lâu dài cho cấu trúc kiến trúc, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương. Quy mô đầu tư bao gồm khảo sát, đánh giá hiện trạng; khai quật và nghiên cứu khảo cổ khu vực chân tháp với diện tích khoảng 500 m²; và thực hiện các can thiệp bảo tồn trên diện tích khoảng 225 m². Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng cũng đã ký quyết định thành lập Ban Tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Phật viện Đồng Dương”.

Tấn Việt

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/xot-xa-di-tich-phat-vien-dong-duong.html