Xót xa nhìn hàng nghìn ha lúa, chuối đổ gục vì bão số 3

Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng cho tỉnh Thái Bình, đặc biệt với sản xuất nông nghiệp. Nhiều cánh đồng lúa bị ảnh hưởng, nhiều héc ta chuối mất trắng.

Video: Thái Bình: Hàng nghìn héc ta lúa, chuối bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Từ trên đê sông Hồng nhìn ra những vạt chuối thuộc địa phận xã Hồng An (huyện Hưng Hà, Thái Bình) nằm rạp xuống đất.

Từ trên đê sông Hồng nhìn ra những vạt chuối thuộc địa phận xã Hồng An (huyện Hưng Hà, Thái Bình) nằm rạp xuống đất.

Những cây chuối mới trổ bông, những buồng non gẫy gập sau bão số 3.

Những cây chuối mới trổ bông, những buồng non gẫy gập sau bão số 3.

Anh Trần Quang Thúy (thôn Bắc Sơn) trồng 3 mẫu chuối. Dù đã chằng buộc kỹ càng nhưng những cây chuối vừa đậu quả non đã gẫy gục khi cơn bão đi qua. “Chuối trồng để đúng vụ Tết đang trổ bông. Giờ bão vào đổ nằm hết, mất hết. Đợt này gia đình tôi thiệt hại cả trăm triệu. Còn sau lưng tôi đây là nhà anh Hưng, anh ấy trồng diện tích lớn nhất ở đây, thiệt hại chưa đếm xuể”, anh Thúy nói.

Anh Trần Quang Thúy (thôn Bắc Sơn) trồng 3 mẫu chuối. Dù đã chằng buộc kỹ càng nhưng những cây chuối vừa đậu quả non đã gẫy gục khi cơn bão đi qua. “Chuối trồng để đúng vụ Tết đang trổ bông. Giờ bão vào đổ nằm hết, mất hết. Đợt này gia đình tôi thiệt hại cả trăm triệu. Còn sau lưng tôi đây là nhà anh Hưng, anh ấy trồng diện tích lớn nhất ở đây, thiệt hại chưa đếm xuể”, anh Thúy nói.

Sau bão số 3, tại xã Đông Lâm, Nam Chính, Nam Thắng... những mẫu lúa non cũng chìm nghỉm trong biển nước.

Sau bão số 3, tại xã Đông Lâm, Nam Chính, Nam Thắng... những mẫu lúa non cũng chìm nghỉm trong biển nước.

 Bên cạnh đó, nhiều diện tích lúa đã trổ bông tại huyện Hưng Hà cũng đổ rạp.

Bên cạnh đó, nhiều diện tích lúa đã trổ bông tại huyện Hưng Hà cũng đổ rạp.

Bà Lưu Thị Sang (57 tuổi, thôn Việt Thắng, xã Hồng An) đang tranh thủ buộc lúa vừa đổ. Gia đình bà Sang có 8 sào thì có quá nửa bị đổ. “Tranh thủ trời ngớt mưa, tôi ra buộc không nay mai nắng nóng lúa thối hết. Anh nhìn xem, lúa đã trổ bông, còn khoảng 20 ngày nữa thì thu hoạch. Bao công chăm bẵm, phân bón, giờ chỉ mong được 20-30% thôi”, bà Sang nghẹn ngào.

Bà Lưu Thị Sang (57 tuổi, thôn Việt Thắng, xã Hồng An) đang tranh thủ buộc lúa vừa đổ. Gia đình bà Sang có 8 sào thì có quá nửa bị đổ. “Tranh thủ trời ngớt mưa, tôi ra buộc không nay mai nắng nóng lúa thối hết. Anh nhìn xem, lúa đã trổ bông, còn khoảng 20 ngày nữa thì thu hoạch. Bao công chăm bẵm, phân bón, giờ chỉ mong được 20-30% thôi”, bà Sang nghẹn ngào.

Ông Phạm Cao Quân, Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà cho biết, hiện nay, huyện đang thống kê thiệt hại. Thống kê ban đầu tại huyện Hưng Hà thiệt hại nhiều về lúa và chuối (khu vực ngoài đê thuộc các xã Hồng An, Tiến Đức).

Ông Phạm Cao Quân, Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà cho biết, hiện nay, huyện đang thống kê thiệt hại. Thống kê ban đầu tại huyện Hưng Hà thiệt hại nhiều về lúa và chuối (khu vực ngoài đê thuộc các xã Hồng An, Tiến Đức).

Cụ thể, tại xã Hồng An, Tiến Đức có 385ha chuối bị đổ ước tính thiệt hại khoảng 1 triệu buồng. Toàn huyện có hơn 8.000ha lúa trổ bị đổ; 2.200ha lúa chưa trổ bị dập; 1.215 cây ăn quả bị thiệt hại nặng nề; tập trung ở các bãi bồi ven sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có trên 1.000ha rau màu bị ngập úng; nhiều công trình, nhà ở, trang trại bị lật mái tôn…

Cụ thể, tại xã Hồng An, Tiến Đức có 385ha chuối bị đổ ước tính thiệt hại khoảng 1 triệu buồng. Toàn huyện có hơn 8.000ha lúa trổ bị đổ; 2.200ha lúa chưa trổ bị dập; 1.215 cây ăn quả bị thiệt hại nặng nề; tập trung ở các bãi bồi ven sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có trên 1.000ha rau màu bị ngập úng; nhiều công trình, nhà ở, trang trại bị lật mái tôn…

Đức Anh - Nguyễn Hải

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/xot-xa-nhin-hang-nghin-ha-lua-chuoi-do-guc-vi-bao-so-3-post1670990.tpo