Xử lý nghiêm người đi bộ, đi xe thô sơ không chấp hành Luật Giao thông đường bộ

Hiện nay, tình trạng các phương tiện xe thô sơ và người đi bộ đi sai làn đường, đi vào đường cấm diễn ra khá phổ biến, không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông đối với bản thân mà còn gây nguy hiểm đối với những phương tiện cùng tham gia giao thông.

Học sinh được gia đình trang bị các phương tiện để đến trường. Ảnh: PV

Người dân băng qua đường không đúngvạch sơn dành cho người đi bộ và cả hiệu lệnh đèn giao thông vẫn thường xuyênxuất hiện trên các tuyến đường. Nhiều bạn trẻ vì muốn qua đường nhanh, bất chấpnhững chiếc xe tải lao nhanh vun vút, cố leo qua dải phân cách để qua bên kiađường. ở nông thôn, tình trạng người đi bộ, đi xe thô sơ vi phạm quy định vềTTATGT càng phổ biến vì không có đèn tín hiệu giao thông và vạch sơn.

Người tham gia giaothông chủ quan là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.Nhiều trường hợp xe tải, xe container lưu thông trên đường lao lên vỉa hè, tôngvào hàng loạt nhà dân, chỉ vì xe tải, xe container đang đi trên đường, bất ngờmột người đi bộ, hoặc xe đạp băng ngang qua, tài xế không thể phanh gấp mà phảiđánh lái sang bên đường.

Ngay trên địa bàn tỉnh ta cũng đã có nhiều vụ TNGT xảyra mà nguyên nhân là do người đi bộ, đi xe thô sơ không tuân thủ Luật Giaothông đường bộ, qua đường không đúng nơi quy định làm người điều khiển phươngtiện khác không xử lý kịp, dẫn đến va chạm trực tiếp với người đi bộ hoặc dotránh người đi bộ mà gây tai nạn giao thông với các phương tiện khác. Nhiêùngười đi bộ vẫn có suy nghĩ mình là nhóm đối tượng ưu tiên, không bị xử phạtnên không cần tuân thủ quy định.

Theo Điều 32, LuậtGiao thông đường bộ, người đi bộ phải tuân thủ các quy tắc như: Người đi bộphải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thìngười đi bộ phải đi sát mép đường. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơicó đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ vàphải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạchkẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát cácxe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảman toàn khi qua đường.

Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đubám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảođảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thôngđường bộ. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xecơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ emdưới 7 tuổi khi đi qua đường.

Tại Điều 9, Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy địnhxử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ/đường sắt: Cảnh cáo hoặcphạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm bKhoản 2 Điều này; Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biểnbáo hiệu, vạch kẻ đường; Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giaothông, người kiểm soát giao thông.

Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đôívới một trong các hành vi vi phạm: Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giaothông; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc khôngbảo đảm an toàn; đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy. Phạt tiền từ80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừngười phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Quy định mới của Bộ luậtHình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2018),người tham gia giao thông nếu đi bộ sai luật, gây hậu quả nghiêm trọng, có thểbị tù từ 7 năm đến 15 năm. Tại Khoản 5, Điều 8, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quyđịnh trường hợp người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác có hành viđi vào đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 400 đến 600 nghìn đồng; trường hợpngười điều khiển xe đạp, xe đạp máy hoặc xe thô sơ khác vượt đèn đỏ sẽ bị xửphạt từ 60-80 nghìn đồng.

Trong thực tiễn, việc xử lý các hành vi vi phạm này còn chưanghiêm túc và chưa hiệu quả; do vậy nhiều hành vi vi phạm xảy ra nhưng không xửlý. Điều này một phần làm giảm tính nghiêm khắc, răn đe của các quy định phápluật cũng như làm giảm hiệu quả trong việc tuyên truyền, giáo dục cho ngươìdân. Pháp luật đã có những quy định khá đầy đủ về việc xử lý các hành vi viphạm về trật tự an toàn giao thông cho tất cả các phương tiện.

Vì thế, khi cùng tham gia giao thông trên một tuyến đường,bất kỳ người điều khiển phương tiện nào cũng đều phải tuân thủ các quy địnhnghiêm túc để đảm bảo an toàn cho những người cùng tham gia giao thông. Cácban, ngành chức năng cần kiên quyết trong xử lý, răn đe nhằm thay đổi nhận thứccho người đi bộ, đi xe thô sơ khi tham gia giao thông.

Trần MạnhDũng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/xu-ly-nghiem-nguoi-di-bo-di-xe-tho-so-khong-chap-hanh-luat-giao-thong-duong-bo-20191106080229751p5c34.htm