Xu thế ngoại giao hiện đại trước những biến chuyển của thế giới

Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học nhằm tìm hiểu, đánh giá những xu hướng ngoại giao mới và kinh nghiệm quốc tế, từ đó gợi mở, rút ra các hàm ý cho Việt Nam trong quá trình xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Trong khuôn khổ Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp bộ “Xây dựng ngành ngoại giao toàn diện, hiện đại trong thời đại mới”, ngày 12/12, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Xu thế ngoại giao hiện đại trước những biến chuyển của thế giới”.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình tham dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình tham dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình tham dự và phát biểu khai mạc Hội thảo. Tham dự Hội thảo còn có TS. Nguyễn Hùng Sơn, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, Đại sứ Trịnh Minh Mạnh, Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao, cùng hơn 100 đại biểu là các Đại sứ, Đại biện, đại diện các tổ chức quốc tế, đại diện các đơn vị của Bộ Ngoại giao, các chuyên gia, học giả đến từ một số Bộ, ngành và các đơn vị, viện nghiên cứu.

Đặc biệt, Hội thảo đã được nghe 11 tham luận của các Đại sứ, Phó Đại sứ, đại diện cho các trường phái ngoại giao lớn trên thế giới.

Hội thảo đã được nghe các tham luận của các Đại sứ, nhà ngoại giao đại diện cho các trường phái ngoại giao lớn trên thế giới.

Hội thảo đã được nghe các tham luận của các Đại sứ, nhà ngoại giao đại diện cho các trường phái ngoại giao lớn trên thế giới.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình nhấn mạnh tình hình thế giới, khu vực, quan hệ quốc tế đứng trước những thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ, sâu sắc. Những xu thế mới, đặc biệt là cách mạng công nghệ - thông tin đang tác động đến mọi khía cạnh đời sống xã hội và quan hệ giữa các quốc gia.

Khái niệm ngoại giao và liên tục phát triển và được bổ sung nhiều nội hàm mới, đó là sự gia tăng về chủ thể, mở rộng về nhiệm vụ, đa dạng về hình thức triển khai, phong phú về công cụ… Bối cảnh mới đòi hỏi các nhà ngoại giao phải luôn “tự làm mới mình” để thích ứng với sự thay đổi này.

Các nhà ngoại giao, đại biểu tham dự Hội thảo tham luận tại Hội thảo.

Các nhà ngoại giao, đại biểu tham dự Hội thảo tham luận tại Hội thảo.

Phiên thứ nhất của Hội thảo tập trung thảo luận về các xu hướng mới và sự phát triển của các quy tắc, chuẩn mực, công cụ và thể chế ngoại giao trước những yêu cầu đặt ra của thời đại. Các diễn giả nhấn mạnh tác động to lớn của mạng xã hội, tiến bộ công nghệ và các vấn đề toàn cầu, đòi hỏi ngoại giao phải đổi mới trong cách tiếp cận.

Trong thế giới đang nhiễu loạn thông tin do công nghệ và hệ quả của trí tuệ nhân tạo, Các nhà ngoại giao không chỉ đơn thuần là người truyền tải thông điệp mà cần trở thành những nhà truyền thông thực thụ, định hướng thông tin chuẩn mực, chống thông tin sai trái, góp phần tạo dựng sự ổn định trong dư luận và xây dựng lòng tin.

Các diễn giả nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng thích ứng, thành thạo công nghệ và hiểu biết nhiều kiến thức chuyên ngành để giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Các diễn giả nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng thích ứng, thành thạo công nghệ và hiểu biết nhiều kiến thức chuyên ngành để giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Hình mẫu nhà ngoại giao hiện đại là chủ đề chính của Phiên thứ hai. Các diễn giả nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng thích ứng, thành thạo công nghệ và hiểu biết nhiều kiến thức chuyên ngành để giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Nhà ngoại giao thời đại mới cần hội tụ phẩm chất vừa hiện đại vừa truyền thống, thành thạo các công cụ mới như trí tuệ nhân tạo và mạng xã hội, nhưng vẫn giữ được các giá trị ngoại giao cốt lõi như khả năng thấu cảm, kết nối con người, tôn trọng sự đa dạng văn hóa…

Các đại biểu nhất trí cho rằng khó có một định nghĩa chung về “ngoại giao toàn diện, hiện đại” có thể áp dụng cho tất cả các nước.

Các đại biểu nhất trí cho rằng khó có một định nghĩa chung về “ngoại giao toàn diện, hiện đại” có thể áp dụng cho tất cả các nước.

Sau hơn 3 giờ thảo luận sôi nổi, các đại biểu nhất trí cho rằng khó có một định nghĩa chung về “ngoại giao toàn diện, hiện đại” có thể áp dụng cho tất cả các nước.

Tuy nhiên, thông qua chia sẻ tri thức và học hỏi lẫn nhau, mỗi quốc gia có thể tìm được cho mình một mô hình lý tưởng, phù hợp điều kiện thực tế và phục vụ tốt nhất cho lợi ích quốc gia - dân tộc.

Trần Trà My

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/xu-the-ngoai-giao-hien-dai-truoc-nhung-bien-chuyen-cua-the-gioi-297254.html